Chủ Nhật, 22/12/2024Mới nhất
Zalo

UEFA Europa League là gì, giải đấu diễn ra khi nào?

Thứ Sáu 25/08/2023 15:00(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Bên cạnh UEFA Champions League, UEFA Europa League cũng là một giải đấu nhận được nhiều sự quan tâm của người hâm mộ bóng đá thế giới. Và hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ về giải đấu này.

Khái niệm UEFA Europa League 

UEFA Europa League (viết tắt là UEL), trước đây là Cúp UEFA, là một giải đấu bóng đá cấp câu lạc bộ thường niên được tổ chức từ năm 1971 bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) cho các câu lạc bộ bóng đá châu Âu đủ điều kiện. 

Đây là giải đấu hạng hai của bóng đá cấp câu lạc bộ châu Âu, xếp dưới UEFA Champions League và trên UEFA Europa Conference League. Cúp UEFA là giải đấu hạng ba từ năm 1971 đến 1999 trước khi UEFA Cup Winners' Cup ngừng tổ chức. Các câu lạc bộ lọt vào giải đấu dựa trên thành tích của họ tại các giải vô địch quốc gia và cúp quốc gia.

europa-league-la-gi
UEFA Europa League là giải đấu xếp sau Champions League.

Giải đấu xuất hiện lần đầu vào năm 1971 với tên gọi Cúp UEFA nhằm thay thế cho Inter-Cities Fairs Cup. Vào năm 1999, UEFA Cup Winners' Cup được hợp nhất với Cúp UEFA và ngừng tổ chức. Từ mùa giải 2004/05, một vòng bảng đã được thêm vào trước vòng đấu loại trực tiếp. Giải đấu có tên gọi mới là Europa League kể từ mùa giải 2009/10 sau khi thay đổi thể thức.

Việc tái xây dựng thương hiệu năm 2009 bao gồm việc hợp nhất với UEFA Intertoto Cup, tạo ra một thể thức thi đấu lớn hơn với một vòng bảng mở rộng và thay đổi tiêu chí vòng loại. Đội vô địch của UEFA Europa League giành quyền tham dự UEFA Super Cup, và kể từ mùa giải 2014–15, lọt vào vòng bảng UEFA Champions League mùa giải tiếp theo.

Ý tưởng thành lập giải đấu này của 3 người gồm Sir Stanlay Rous (người Anh), Ernst Thornmen (người Thụy Sĩ) và Ottorino Barrasi (người Ý). Ngày 18/4/1955, Cúp các hội chợ liên thành phố (Inter-Cities Fairs Cup) chính thức được tổ chức với 10 đội bóng của 10 thành phố: Barcelona (Tây Ban Nha), Basel và Lausanne (Thụy Sĩ), London và Birmingham (Anh), Copenhagen (Đan Mạch), Frankfurt (Tây Đức), Leipzig (Đông Đức), Milan (Ý) và Zagreb (Croatia). 

Giải đầu tiên kéo dài trong 3 năm (1955 - 1958) và đội đoạt cúp là câu lạc bộ Barcelona. Giải lần thứ 2 kéo dài trong 2 năm (1958–1960) với 16 câu lạc bộ chứ không phải là đội tuyển các thành phố. Các giải sau được tổ chức đều đặn hàng năm. Đến mùa bóng 1971/72, giải đổi tên thành Cúp UEFA.

Từ mùa bóng 1999/2000, cúp C2 (Tên gọi tắt của UEFA Cup Winners' Cup) bị khai tử và sáp nhập vào cúp C3 làm một và vẫn giữ tên là Cúp UEFA, khi đó, đội đoạt các cúp trong nước sẽ giành quyền tham dự giải đấu này. 

Thể thức của giải cũng được thay đổi như áp dụng thể thức đấu bảng (từ năm 2004); các đội bị loại ở vòng loại thứ ba và 8 đội xếp thứ 3 ở vòng đấu bảng UEFA Champions League được chuyển sang thi đấu; các đội bóng giành cúp Liên đoàn cũng giành quyền tham dự.

Từ năm 1958 đến 1997, các trận chung kết được tổ chức 2 lượt đi và về (trừ các năm 1964 và 1965). Từ mùa giải 1997/98, trận tranh cúp vô địch chỉ diễn ra một lượt trên sân vận động đã chọn trước. Từ mùa bóng 2009–2010, UEFA tăng số lượng câu lạc bộ tham dự vòng bảng lên 48 đội và đổi tên giải đấu thành UEFA Europa League.

Cách thức tổ chức

Vòng loại

 Các đội tham dự 

Các đội tham dự sau khi chiến thắng ở vòng trước 

 

Các đội chuyển xuống từ UEFA  Champions League

Vòng sơ loại

(16 đội)

  • 6 nhà vô địch cúp quốc nội ở các liên đoàn bóng đá xếp hạng 50–55 châu Âu
  • 7 á quân giải quốc nội từ các liên đoàn xếp hạng 49–55
  • 3 đội hạng ba giải quốc nội từ các liên đoàn xếp hạng 48–50
  
Vòng loại thứ nhất

(94 đội)

  • 25 nhà vô địch cúp quốc nội từ các liên đoàn hạng 25–49
  • 30 á quân giải quốc nội từ các các liên đoàn hạng 18–48 (trừ Liechtenstein)
  • 31 đội hạng ba giải quốc nội từ các các liên đoàn hạng 16–47 (trừ Liechtenstein)
  • 8 đội chiến thắng từ vòng sơ loại
 
Vòng loại thứ haiĐội vô địch

(20 đội)

 

  
  • 17 đội thua ở vòng sơ loại đầu tiên Champions League
  • 3 đội thua từ vòng sơ loại Champions League
Đội không vô địch

(74 đội)

  • 7 nhà vô địch cúp quốc nội từ các liên đoàn xếp hạng 18–24
  • 2 á quân giải quốc nội từ các liên đoàn xếp hạng 16–17
  • 3 đội hạng ba ở giải quốc nội từ liên đoàn xếp hạng 13–15
  • 9 đội hạng tư ở giải quốc nội từ các liên đoàn xếp hạng 7–15
  • 2 đội xếp thứ năm tại giải quốc nội từ liên đoàn xếp hạng 5–6 (đội bóng vô địch League Cup của Pháp)
  • 4 đội xếp thứ sáu giải tại quốc nội từ liên đoàn xếp hạng 1–4 (Đội vô địch League Cup của Anh)
  • 47 đội bóng đã giành chiến thắng từ vòng loại đầu tiên
 
Vòng loại thứ baĐội vô địch

(20 đội)

 
  • 10 đội đã giành chiến thắng từ vòng loại thứ hai cho nhà vô địch
  • 10 đội thất bại từ vòng sơ loại thứ hai Champions League cho nhà vô địch
Đội không vô địch

(52 đội)

  • 5 nhà vô địch cúp quốc nội từ các liên đoàn xếp hạng 13–17
  • 6 đội hạng ba giải quốc nội từ các liên đoàn xếp hạng 7–12
  • 1 đội hạng tư giải quốc nội từ liên đoàn xếp hạng 6
  • 37 đội thắng từ vòng loại thứ hai cho nhóm đội không vô địch
  • 3 trận thua từ vòng loại thứ hai Champions League cho đội không vô địch
Vòng Play-offĐội vô địch

(12 đội)

 
  • 10 đội giành chiến thắng từ vòng loại thứ ba cho nhóm các nhà vô địch
  • 6 đội thất bại từ vòng sơ loại thứ ba Champions League cho nhóm các đội vô địch.
Đội không vô địch

(26 đội)

 
  • 26 đội chiến thắng từ vòng loại thứ ba cho nhóm những đội bóng không vô địch
 
Vòng bảng

(48 đội)

  • 12 nhà vô địch cúp quốc gia từ các liên đoàn xếp hạng 1–12
  • 1 đội hạng tư giải quốc nội từ liên đoàn xếp hạng 5
  • 4 đội xếp thứ năm giải quốc nội từ liên đoàn xếp hạng 1–4
  • 21 đội thắng từ vòng play-off
  • 6 đội thua từ vòng play-off Champions League
  • 4 đội thua từ vòng sơ loại thứ ba Champions League cho đội không vô địch
Giai đoạn đấu loại trực tiếp

(32 đội)

 
  • 12 đội nhất bảng từ vòng bảng
  • 12 đội nhì bảng từ vòng bảng
  • 8 đội xếp hạng ba ở vòng bảng Champions League

 

Vòng bảng

Giải đấu UEFA Europa League được bắt đầu với vòng bảng gồm 48 đội, chia thành 12 bảng, mỗi bảng có 4 đội. Khi bốc thăm chia bảng, UEFA sẽ phân các đội ra thành các nhóm hạt giống, cùng với đó các đội tới từ cùng một quốc gia sẽ không được nằm cùng bảng đấu với nhau. Vòng bảng bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12.

Ở vòng đấu bảng được tổ chức theo thể thức vòng tròn đi và về, mỗi đội sẽ thi đấu 6 trận, gặp 3 đội còn lại ở sân nhà và sân khách. Đội đầu bảng và nhì bảng từ mỗi bảng sẽ được đi tiếp vào vòng loại trực tiếp, còn hai đội cuối bảng hiển nhiên bị loại. Sau đó sẽ có 24 đội từ vòng bảng tiến vào vòng loại trực tiếp.

 

Vòng loại trực tiếp

Sau khi xác định 12 đội đầu bảng và 12 đội nhì bảng, vòng đấu loại sẽ có thêm 8 đội xếp hạng 3 từ vòng đấu bảng Champions League tham dự, tổng cộng là 32 đội. Từ đây UEFA sẽ bốc thăm để tìm ra các cặp đấu.

Vòng đấu loại này sẽ diễn ra lượt đi và lượt về, ngoại trừ trận chung kết. Luật bàn thắng trên sân khách cũng sẽ được áp dụng khi kết quả hòa. Trận chung kết thường diễn ra vào tháng 5, trước trận chung kết Champions League 10 ngày.

 

Cúp vô địch UEFA Europa League

UEFA Cup, còn được gọi là Coupe UEFA, là chiếc cúp được UEFA trao hàng năm cho câu lạc bộ bóng đá giành chức vô địch UEFA Europa League. Trước mùa giải 2010–11, cả giải đấu và cúp đều được gọi là 'Cúp UEFA'.

Chiếc cúp được thiết kế và chế tác bởi Silvio Gazzaniga, đồng tác giả của chiếc cúp FIFA World Cup, làm việc cho Bertoni, cho trận Chung kết UEFA Cup 1972. Nó nặng 15 kg (33 lb) và có màu bạc trên một cột đá cẩm thạch màu vàng. Cao 67 cm (26 in), cúp được tạo thành bởi một đế có hai đĩa mã não, trong đó có một dải có cờ của các quốc gia có liên đoàn là thành viên của UEFA. Phần dưới của tác phẩm điêu khắc tượng trưng cho các cầu thủ cách điệu và được bao phủ bởi một phiến chạm nổi bằng tay.

UEFA Europa League là gì, giải đấu diễn ra khi nào 1
 

Trước khi giải đấu được đổi tên thành UEFA Europa League trong mùa giải 2009/10, các quy định của UEFA quy định rằng một câu lạc bộ có thể giữ chiếc cúp ban đầu trong một năm trước khi trả lại cho UEFA. Sau khi trở lại, câu lạc bộ có thể giữ một bản sao tỷ lệ 4/5 của chiếc cúp ban đầu. Sau chiến thắng thứ ba liên tiếp hoặc chiến thắng thứ năm chung cuộc, một câu lạc bộ có thể giữ lại danh hiệu vĩnh viễn. 

Tuy nhiên, theo các quy định mới, chiếc cúp vẫn được UEFA lưu giữ tại mọi thời điểm. Mỗi đội vô địch sẽ được trao một chiếc cúp mô phỏng kích thước đầy đủ. Hơn nữa, một câu lạc bộ vô địch ba lần liên tiếp hoặc tổng cộng năm lần sẽ nhận được huy hiệu lưu niệm. Kể từ mùa bóng 2016/17, chỉ có Sevilla có vinh dự được đeo huy hiệu lưu niệm, sau khi đạt được cả hai thành tích yêu cầu tiên quyết vào năm 2016.

 

Tiền thưởng tại UEFA Europa League 

Giống như UEFA Champions League, tiền thưởng mà các đội bóng nhận được chia thành từng khoản cố định, số tiền thay đổi phụ thuộc vào giá trị bản quyền truyền hình.

Ở mùa giải 2019/2020, mỗi đội bóng tham gia vòng bảng Cúp Europa League sẽ được nhận một khoản cơ bản là 2.920.000 euro. Mỗi trận thắng ở vòng bảng sẽ nhận được 570.000 euro và trận hòa sẽ được nhận 190.000 euro.

Đội đầu bảng sẽ có 1.000.000 euro và đội nhì bảng có 500.000 euro. Càng tiến vào vòng sau, mức thưởng càng tăng lên. 

Cụ thể như sau:

  • Đủ điều kiện vào vòng bảng: €3,630,000
  • Thắng trận trong vòng bảng: €630,000
  • Hòa trận trong vòng bảng: €210,000
  • Đầu bảng: €1,100,000
  • Nhì bảng: €550,000
  • Vòng play-off loại trực tiếp: €500,000
  • Vòng 16 đội: €1,200,000
  • Tứ kết: €1,800,000
  • Bán kết: €2,800,000
  • Á quân: €4,600,000
  • Vô địch: €8,600,000

Ngoài ra đội vô địch UEFA Europa League còn được UEFA đặc cách cho tham dự đấu trường UEFA Champions League từ vòng bảng ở mùa giải kế tiếp.

 

Thành tích thi đấu của các CLB tại UEFA Europa League 

Tính tới hết mùa giải UEFA Europa League 2022/23, đã có tổng cộng 52 lần giải đấu được tổ chức. Bóng đá Tây Ban Nha cho thấy sự vượt trội với 14 lần vô địch, tiếp đến là Anh (9 lần), Ý (9 lần), Đức (7 lần), Hà Lan (4 lần), BĐN (2 lần),...

Đội bóng giàu thành tích nhất giải đấu chính là CLB Sevilla với 7 lần vô địch. Đây cũng chính là câu lạc bộ hiện đang giữ chiếc cúp sau khi vượt qua AS Roma ở trận chung kết UEFA Europa League 2022/23.

Câu lạc bộ Số lần vô địch Năm vô địch
Sevilla72006, 2007, 2014, 2015, 2016, 2020, 2023
Inter Milan31991, 1994, 1998
Liverpool31973, 1976, 2001
Juventus31977, 1990, 1993
Atlético Madrid32010, 2012, 2018
Borussia Mönchengladbach21975, 1979 
Tottenham Hotspur21972, 1984
Feyenoord21974, 2002
IFK Göteborg21982, 1987
Real Madrid21985, 1986
Parma21995, 1999
Porto22003, 2011
Chelsea22013, 2019
Eintracht Frankfurt21980, 2022
Anderlecht11983
Ajax 11992
Manchester United12017
PSV Eindhoven 11978
Ipswich Town11981
Bayer Leverkusen11988
Napoli11989
Bayern Munich11996
Schalke 0411997
Galatasaray12000
Valencia12004
CSKA Moscow12005
Zenit Saint Petersburg12008
Shakhtar Donetsk12009
Villarreal12021

 

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X