"Nếu thắng cậu là người Anh, khi thua cậu chỉ là thằng da màu"

Vào mùa hè năm 2018, Mesut Ozil tuyên bố giã từ sự nghiệp khoác áo đội tuyển quốc gia ở tuổi 29. Tôi nhớ khi đó mình đã đọc đi đọc lại tâm thư dài của anh. Trong bức thư, lời chia tay viết lên đầy nghiệt ngã: “Khi chiến thắng, tôi là người Đức, còn lúc thất bại, tôi chỉ là một gã nhập cư…”

Đúng vậy, tiền vệ người Đức từ giã sự nghiệp quốc tế vì anh cảm thấy mình bị phân biệt chủng tộc và thiếu tôn trọng. Ozil nói rằng anh đã từng tự hào khi khoác áo Die Mannschaft, như kể từ giây phút này cảm xúc đó đã không còn nữa.

Sỡ dĩ nhắc lại chuyện cũ, bởi vì sáng nay tôi đọc không ít thông tin về việc cầu thủ trẻ Bukayo Saka bị chính cổ động viên đất nước mình sỉ nhục. Không chỉ Saka mà 2 người đồng đội với anh là Marcus Rashford và Jadon Sancho cũng chịu chung số phận tương tự. 
 
Saka, cậu ấy chưa từng thực hiện một cú sút 11m nào trong sự nghiệp thi đấu cho Tam sư. Ngay khi đá hỏng, cậu đã ôm mặt khóc ngay trên sân vận động Wembley. Ánh mắt đầy tội lỗi ám ảnh người xem không dứt. 
 
Vậy mà chỉ chưa đầy ít phút sau, hàng nghìn người quá khích đã tràn vào trang cá nhân của cầu thủ này để chửi bới bằng thứ ngôn từ đầy bẩn thỉu. Họ lăng mạ màu da cậu, họ đuổi cậu ra khỏi đất nước, họ bảo cậu về Nigeria đi.
 
Saka chỉ mới 19 tuổi thôi mà!
Bukayo Saka
 
Bukayo Saka, Marcus Rashford và Jadon Sancho là nạn nhân của việc đá hỏng luân lưu. Cả 3 người trở thành “tội đồ” trong mắt các cổ động viên quá khích và đều bị phân biệt chủng tộc trên Twitter và Instagram.
 
Tự dưng tôi bỗng nhớ đến câu nói của tiền vệ người Đức. Ở trường hợp của Bukayo Saka nó giống như kiểu “Nếu thắng cậu là người Anh, khi thua cậu chỉ là thằng da màu?” Phải chăng khi thua tất cả mọi tội lỗi đều là do Bukayo Saka? Phải chăng khi thua, màu da, gốc gác của cậu đều sẽ trở thành lý do?
 
Hồi tháng 11 năm ngoái, báo chí đã viết về Bukayo Saka vui sướng và hạnh phúc thế nào khi được khoác áo Tam sư. Cho dù cậu có nhiều kinh nghiệm thi đấu cho Arsenal đi nữa, nhưng về với Anh, tất cả chỉ mới bắt đầu. Giờ đây cậu đang phải hứng chịu sự cay nghiệt đến từ chính cổ động viên đất nước mình. 
 
Thực ra chúng ta điều hiểu rằng, không chỉ có cổ động viên, bản thân Saka hay Rashford và Sancho đều cũng sẽ thất vọng và nuối tiếc rất nhiều. Bởi có mặt trong một trận cầu quyết định và sút quả luân lưu định mệnh là áp lực lớn đè nặng lên vai họ. Nếu Saka thực hiện thành công, thế trận sẽ cân bằng. Ngược lại nếu sút hỏng, có thể cậu sẽ trở thành “tội nhân” trong mắt bộ phận quá khích. 
 
Kết quả thì tất cả chúng ta đều biết. Bukayo Saka trở thành nạn nhân đầu tiên của nạn phân biệt chủng tộc lần này.
Nhưng Saka may mắn hơn Ozil rất nhiều. Ozil cô đơn ngay chính trên đất nước mình còn Saka lại được quốc gia che chở. Đơn cử như Hiệp hội bóng đá Anh (FA) tuyên bố đanh thép sẽ làm tất cả những gì để bảo vệ cầu thủ của họ. Không chỉ vậy, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp - những người luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ và ủng hộ cậu. Vì thế tôi tin rằng sẽ chẳng có thêm một “Ozil thứ 2” nào khác trong bóng đá nữa.
 
Ở tuổi 19, Saka còn rất nhiều cơ hội để cống hiến cho bóng đá, để tìm lại giấc mơ vô địch châu Âu cùng Tam sư. Hơn nữa, phía trước cậu còn cả một chặng đường dài. Vấp ngã lần này chỉ là một bước khởi đầu cho sự nghiệp về sau. 
Một đời người dài như thế, tôi tin cậu không chỉ đi đến đây mà thôi!
 
Tác giả dự thi: Nguyễn Phạm Hải Dương
                                           
Bài dự thi nằm trong khuôn khổ cuộc thi "Cảm xúc Euro 2020" do Bongda24h.vn tổ chức với nhiều phần thưởng hấp dẫn. Bạn đọc gửi bài tham dự về email: gocbandoc@bongda24h.vn. Chi tiết thể lệ cuộc thi xem TẠI ĐÂY!

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Trong một tập san học thuật vào năm 1986 của trường đại học British Columbia, Canada, Ian Franks và Gary Miller đã kiểm tra các huấn luyện viên mới vào nghề về khả năng nhớ lại những khoảnh khắc quan trọng trong một hiệp đấu của một trận bóng đá quốc tế. Trung bình, chỉ có 42% đối tượng được test ghi nhớ chính xác chúng. Các nghiên cứu tiếp theo đã càng củng cố cho phát hiện này.

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho Làn gió đổi thay Tây Ban Nha - De La Fuente

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho "Làn gió đổi thay" Tây Ban Nha - De La Fuente

Tây Ban Nha đã vô địch Euro 2024, trở thành đội đầu tiên 4 lần đăng quang châu Âu. Tiền vệ Rodri nhận giải Quả bóng Vàng VCK - một sự thừa nhận quan trọng đối với 1 trong những tiền vệ trung tâm giỏi nhất của thời đại này. Sao mai 17 tuổi Lamine Yamal tất nhiên cũng hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất.

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Euro 2024 là sân khấu trình diễn tài năng của Lamine Yamal và Nico Williams – những màn trình diễn rực sáng của hai chàng trai có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ này tại đây sẽ thay đổi cuộc đời họ mãi mãi. Là lời tái khẳng định đẳng cấp của Rodri, một ứng cử viên nặng ký trong cuộc đua Quả Bóng Vàng. Nhưng trên hết, đây là thành tựu của đội bóng toàn diện nhất cuộc chơi.

Dani Carvajal: Quả bóng vàng 2024 - Tại sao không?

Dani Carvajal: Quả bóng vàng 2024 - Tại sao không?

Dani Carvajal có thể không phải cầu thủ xứng đáng giành Quả Bóng Vàng 2024 theo quan điểm của những người bầu chọn, nhưng nhiều điều thú vị sẽ diễn ra nếu điều này trở thành hiện thực.