Bài dự thi: Hà Lan tại Euro 2020 - Tìm lại “cơn lốc” năm nào!

Đối với những người hâm mộ, việc Euro 2020 bị dời lịch đến năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 có thể chỉ đơn thuần là phải dành thêm một năm nữa để chờ đợi đến thời điểm được chào đón ngày hội bóng đá hấp dẫn nhất châu Âu. Nhưng với riêng những người yêu mến Hà Lan, một năm ấy dường như dài đằng đẵng, bởi tất cả đều đang thấp thỏm chờ mong giây phút được nhìn thấy đội bóng con cưng trở lại sân chơi đ

 
ĐT Hà Lan

ĐT Hà Lan góp mặt tại Euro 2020 sau nhiều năm vắng bóng. (Ảnh: Getty Images)

 
Kể từ sau kỳ World Cup 2014 trên đất Brazil, bóng đá Hà Lan bắt đầu có những dấu hiệu chệch nhịp. Không còn là Cơn lốc màu da cam với lối chơi tấn công tổng lực có thể “cuốn bay” bất kỳ kẻ ngáng đường nào, đội bóng này chìm trong khủng hoảng kéo dài suốt nhiều năm và rồi lần lượt lỡ hẹn với cả Euro 2016 lẫn World Cup 2018.
 
Vẻ mặt thẫn thờ của Arjen Robben trong trận đấu cuối cùng tại vòng loại World Cup 2018, nơi mà Hà Lan đã giành chiến thắng 2-0 trước Thụy Điển nhưng lại chẳng thể giành tấm vé đi tiếp do thua về chỉ số phụ, như hàng trăm lưỡi dao sắc lẹm cứa sâu vào trái tim thổn thức chờ mong của những người đã trót đem hết tình cảm đặt lên màu áo cam.

Càng đau lòng hơn khi đây cũng là lần cuối cùng ngôi sao với chiếc chân trái ma thuật góp mặt trong màu áo đội tuyển quốc gia. Nếu đối với các cầu thủ, đó là nỗi buồn, nỗi thất vọng khôn nguôi, thì với những người hâm mộ, chẳng gì có thể xoa dịu cảm giác tủi thân khi phải chứng kiến đội bóng của mình đứng ngoài các cuộc so tài đỉnh cao. Tất cả những gì tươi đẹp nhất của một đất nước sản sinh ra thứ bóng đá tổng lực đầy quyến rũ chỉ còn lại trong ký ức về một thời dĩ vãng vàng son với những “người Hà Lan bay” trong truyền thuyết.
 
 
Robben

Robben chia tay ĐTQG sau khi Hà Lan không thể giành vé tham dự VCK World Cup 2018. (Ảnh: Getty Images)

 
Đã 7 năm rồi, chính xác là 7 năm trôi qua Hà Lan mới có cơ hội góp mặt tại một giải đấu với đẳng cấp cao như Euro. Cảm giác được trở lại sân chơi này, sống trọn niềm đam mê với trái bóng tròn trên khắp lục địa già trở nên thật thiêng liêng. Thời khắc Hà Lan có điểm trong trận đấu với Bắc Ireland hồi năm 2019 và giành quyền tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu chắc hẳn là một đêm mất ngủ đối với những người hâm mộ nhiệt thành của Cơn lốc màu da cam. 
 
“Euro 2020, chúng tôi đến đây!”, đó là thông điệp mà Georginio Wijnaldum đã truyền đi sau đêm hôm ấy, với niềm vui và sự vỡ òa trong hạnh phúc.
 
Đúng, từ 2014 đến 2020 là quãng thời gian quá dài để chờ đợi một thứ gì đó. Nhưng với tất cả niềm tin yêu, những cổ động viên vẫn ở đấy, chờ đợi vào khoảnh khắc tuyệt hảo. Đó chưa phải là chiếc cúp danh giá, mà thực tế hơn ở thời điểm bấy giờ là một cơ hội để góp mặt tại các sân chơi lớn. Dường như điều đó đã đủ để làm những người hâm mộ hài lòng, trước khi mơ về một viễn cảnh xa xôi hơn, thứ mà thậm chí Oranje mới chỉ một lần làm được trong suốt những năm tháng đỉnh cao.
 
Nhưng điều kiện ngoại cảnh vẫn tiếp tục muốn thử thách lòng kiên nhẫn của những người Hà Lan. Dịch bệnh COVID-19 hoành hành, gần như các sự kiện bóng đá trên thế giới đều rơi vào cảnh đóng băng, Euro 2020 bị dời sang năm 2021. Xét trên thực tế, lúc đó, tất cả chỉ là dự kiến chứ chẳng ai dám khẳng định rằng, liệu sau một năm “kẻ phá hoại” mang tên virus corona có buông tha cho cho nhân loại, buông tha cho nền bóng đá thế giới hay không. 
 
Và thật may mắn, sau hơn 12 tháng mòn mỏi chờ đợi, trái bóng Uniforia của mùa Euro kỳ lạ cuối cùng cũng được lăn trên các thảm cỏ châu Âu. Càng đặc biệt hơn, khác với những sân chơi ở cấp độ câu lạc bộ trong thời gian vừa qua, Euro này khán giả đã được phép vào sân để trực tiếp hòa mình vào bầu không khí cuồng nhiệt ấy. Giải đấu cấp cao nhất lục địa già đã hấp dẫn lại càng thêm phần sôi động bởi rõ ràng, “bóng đá không có khán giả là bóng đá chết”.
 
Chắc chắn rằng, sau thời gian chờ đợi, kỳ Euro này còn ý nghĩa hơn gấp bội lần, vì theo quán tính của con người, thứ gì khó có thể đạt được lại càng khiến chúng ta trân trọng nhiều hơn. Đặc biệt trong hoàn cảnh của cổ động viên Hà Lan – những người đã mất tới 7 năm trời ròng rã để được sống lại phút giây ngập tràn cảm xúc. Đúng vậy, Oranje là một đội bóng lớn, và không có lý do gì để họ tiếp tục vắng mặt tại những sân chơi đẳng cấp.
 
Đội tuyển Hà Lan tại Euro 2020

ĐTQG Hà Lan trong trận đầu ra quân tại VCK Euro 2020. Ảnh: Getty Images

 
Cơn lốc màu da cam dần ổn định và đi vào đúng với quỹ đạo vốn có cho tới khi HLV Ronald Koeman rời đi. Người ta vẫn hay nói rằng, cuộc chia ly này là sai lầm và gây đau khổ cho cả hai. Bởi trên thực tế, Hà Lan dưới trướng của người kế nhiệm Frank de Boer lại tiếp tục mang đến những nỗi lo âu, thất vọng. Suốt sự nghiệp cầm quân của mình, vị chiến lược gia sinh năm 1970 chẳng bao giờ được đánh giá cao, đi đến đâu cũng nhanh chóng bị sa thải vì những thành tích kém cỏi. Trong khi đó, ở phía bên kia, Koeman cũng chẳng thể vui vẻ khi ngồi trên ghế nóng tại Barcelona.
 
Những tưởng sẽ lại là một mùa bóng thất bại của đội tuyển xứ sở hoa tulip với sự thiếu ổn định mang theo nhiều nghi ngại trước thềm giải đấu. Thế nhưng, người Hà Lan lại khởi đầu kỳ Euro đặc biệt này với bộ mặt xa lạ theo hướng tích cực, khác hẳn những gì họ đã làm kể từ khi chia tay HLV Ronald Koeman. Có vẻ như đội bóng này đang cố gắng tìm lại hình hài của một “cơn lốc” với lối tấn công áp đảo và những màn trình diễn đầy mãn nhãn.
 
Rõ ràng kể từ ngày Frank de Boer lên nắm quyền, những cổ động viên của Oranje chẳng mấy ai hài lòng với màn thể hiện của ông. Thậm chí, một tấm biểu ngữ yêu cầu vị thuyền trưởng này xây dựng lại lối chơi với sơ đồ 4-3-3 thay vì 5-3-2 thiên về phòng ngự phản công – trái ngược hoàn toàn với phong cách đã làm lên thương hiệu của Hà Lan - còn được chuyên cơ hạng nhẹ kéo ngang bầu trời Amsterdam. Những người đã trao trọn con tim cho Hà Lan chắc chắn không muốn nhìn thấy đội bóng của mình đánh mất bản sắc theo cách lãng xẹt như vậy.
 
Nhưng rồi sau hai trận đấu với Ukraine và Áo tại VCK Euro 2020, các tín đồ của làng túc cầu đều phải nhìn nhận lại. Bằng một cách đặc biệt nào đó, Hà Lan của Frank de Boer phá bỏ lớp vỏ bọc phòng ngự, thay vào đó là lối chơi tấn công như vũ bão vô cùng đa dạng. Hà Lan không ngại dâng cao tấn công, kéo giãn đội hình và áp đặt thế trận chủ động. Sơ đồ 3-5-2 mà De Boer áp dụng dường như đang cho thấy sự hiệu quả với lối tấn công trực diện, đồng thời có thể tạo ra những sự đột biến ở hai cánh trong bất kỳ thời điểm nào. 
 
Đội hình Hà Lan bây giờ là sự kết hợp giữa kinh nghiệm và sức trẻ, sự già rơ của Memphis Depay, Wijnaldum, Daley Blind, ... và khát khao thể hiện bản thân của những Frenkie de Jong, Matthijs de Ligt và Jurrien Timber,... Tất cả đã tạo nên hai chiến thắng thuyết phục trước Ukraine và Áo ở vòng bảng, đưa đội bóng này vào vòng 1/8 khi trận đấu cuối cùng còn chưa diễn ra.
 
Hà Lan chơi tấn công ấn tượng

Hà Lan lột xác với lối chơi tấn công ấn tượng tại Euro 2020. Ảnh: Getty Images

 
Thế nhưng thực tế cho thấy rằng, bên cạnh những mặt tích cực, hàng công của Oranje vẫn để lộ ra hàng loạt điểm yếu. Nhìn vào những tình huống bỏ lỡ cơ hội một cách đáng tiếc của Denzel Dumfries hay Wout Weghorst, người hâm mộ Hà Lan chỉ ước những Robin van Persie, Arjen Robben và cả Wesley Sneijder vẫn còn trẻ và sung sức để tiếp tục cống hiến cho màu áo ĐTQG.
 
Quay ngược lại Euro 2012 – mùa bóng gần nhất mà Hà Lan tham dự, mấy ai có thể tin được một Cơn lốc màu da cam vừa khuynh đảo làng túc cầu thế giới tại đất Nam Phi lại có thể bạc nhược đến thế. Lần đầu tiên sau 24 năm, Hà Lan mới dừng bước tại vòng bảng một kỳ Euro, thậm chí còn chẳng có lấy một điểm trước khi ra về. Những đóa hoa tulip tàn tạ, héo mòn chẳng khác nào những vết cứa hằn sâu vào trái tim thổn thức của người hâm mộ.
 
Hà Lan lúc này đang thực sự hồi sinh với hình hài của một “cơn lốc” đúng nghĩa?! Không, có lẽ là còn quá sớm để nói về điều đó. Nhưng cựu HLV Ronald Koeman đã từng khẳng định, ông và các cầu thủ đều rất tự hào khi khoác lên mình màu áo cam và luôn nỗ lực chiến đấu vì màu cờ sắc áo của tổ quốc. Và với những người hâm mộ, chắc chắn rằng tất cả cũng đều đem lòng tự hào khi là một phần của đội bóng có biệt danh Cơn lốc màu da cam, được theo dõi và ủng hộ họ qua bao cung bậc, từ thăng hoa tới khủng hoảng và giờ đây là hồi sinh.
 
Những sự chờ đợi, hy vọng và hơn hết là niềm tin nơi “hậu phương” sẽ là liều thuốc tinh thần hiệu nghiệm nhất cho những quyết tâm tìm lại ánh hào quang rực rỡ của các cầu thủ, những người không ngại mệt mỏi cống hiến hết mình trên sân cỏ. Hà Lan sẽ làm được gì ở Euro năm nay, thậm chí là xa hơn nữa? Chắc chắn rằng chỉ thời gian mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
-------
Tác giả dự thi: Dương
                                          
Bài dự thi nằm trong khuôn khổ cuộc thi "Cảm xúc Euro 2020" do Bongda24h.vn tổ chức với nhiều phần thưởng hấp dẫn. Bạn đọc gửi bài tham dự về email: gocbandoc@bongda24h.vn. Chi tiết thể lệ cuộc thi xem TẠI ĐÂY!
Bài dự thi: La Roja - hãy tỉnh giấc đi chứ!Bài dự thi: La Roja - hãy tỉnh giấc đi chứ!
2 lượt trận vòng bảng của vòng chung kết Euro 2020 đã trôi qua. Với 24 trận đấu diễn ra, mỗi trận đã để lại dư vị và cảm xúc riêng trong lòng người hâm mộ....
Bài dự thi: Denzel Dumfries - Cơn cuồng phong đen trong sắc cam Hà LanBài dự thi: Denzel Dumfries - Cơn cuồng phong đen trong sắc cam Hà Lan
Denzel Dumfries với thể hình cao to 1m,89 cùng lối đá hừng hực sức mạnh vừa có tốc độ, kỹ thuật, vừa sở hữu nhãn quan tinh tế, phối hợp cùng các đồng đội thật...

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Trong một tập san học thuật vào năm 1986 của trường đại học British Columbia, Canada, Ian Franks và Gary Miller đã kiểm tra các huấn luyện viên mới vào nghề về khả năng nhớ lại những khoảnh khắc quan trọng trong một hiệp đấu của một trận bóng đá quốc tế. Trung bình, chỉ có 42% đối tượng được test ghi nhớ chính xác chúng. Các nghiên cứu tiếp theo đã càng củng cố cho phát hiện này.

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho Làn gió đổi thay Tây Ban Nha - De La Fuente

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho "Làn gió đổi thay" Tây Ban Nha - De La Fuente

Tây Ban Nha đã vô địch Euro 2024, trở thành đội đầu tiên 4 lần đăng quang châu Âu. Tiền vệ Rodri nhận giải Quả bóng Vàng VCK - một sự thừa nhận quan trọng đối với 1 trong những tiền vệ trung tâm giỏi nhất của thời đại này. Sao mai 17 tuổi Lamine Yamal tất nhiên cũng hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất.

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Euro 2024 là sân khấu trình diễn tài năng của Lamine Yamal và Nico Williams – những màn trình diễn rực sáng của hai chàng trai có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ này tại đây sẽ thay đổi cuộc đời họ mãi mãi. Là lời tái khẳng định đẳng cấp của Rodri, một ứng cử viên nặng ký trong cuộc đua Quả Bóng Vàng. Nhưng trên hết, đây là thành tựu của đội bóng toàn diện nhất cuộc chơi.