Bài dự thi: Duyên nợ Anh vs Đức - Nối dài nỗi đau hay viết trang sử mới?

11 năm đã qua sau thất bại tủi hổ 1-4 trên đất Nam Phi, liệu lần này, Tam sư có thể phục hận sòng phẳng hay tiếp tục nối dài nỗi đau khi chạm trán người Đức?

 
Khi biết Anh là đổi thủ của Đức ở vòng l/8 Euro 2020, nhiều người hâm mộ Die mannschaft đã mừng thầm. Dễ hiểu thôi, vì trong những lần đụng độ nhau gần nhất ở các giải đấu lớn, Tam sư luôn là “miếng mồi ngon” mà Đức có thể dễ dàng vượt qua. Cảm giác thất bại với người Anh tủi hổ đến nỗi, họ chỉ có thể mang những trận đấu từ xa lắc xa lơ (thắng 4-2 chung kết World Cup 1966) hay trận thắng 5-1 không mấy quan trọng (vòng loại World Cup 2002) để “ăn mày dĩ vãng”.
Lampard ăn mừng hụt bàn thắng trong trận thua 1-4 trước Đức
Lampard ăn mừng hụt bàn thắng trong trận thua 1-4 trước Đức
 
Lần gần nhất hai đội nhau, Đức đã nghiền nát Anh 4-1 năm 2010. Trận đấu mà nhiều người Anh tin rằng, nếu bàn thắng của Lampard được công nhận, mọi thứ có thể đã khác. Thế hệ vàng của họ với những Gerrard, Lampard, Terry, Cole.. sẽ không thua tức tưởi, bạc nhược đến vậy. “Nếu có thể nhét Paris vào cả 1 cái chai” nhưng thực tế dù có nếu hay không, Đức là đội chơi hay hơn và xứng đáng thắng. 
 
Lịch sử, rõ ràng đang không đứng về phía Tam Sư. Chính HLV hiện tại của họ, Gareth Southgate cũng là nhân chứng sống cho sự thất bại trong quá khứ của Anh trước người Đức ngay tại Old Trafford năm 1996, khi là người duy nhất gục ngã trong loạt luân lưu. Còn nếu cay đắng hơn, xin trích dẫn phát biểu đầy cam chịu của huyền thoại Gary Lineker: “Bóng đá là trò chơi của 22 cầu thủ với 1 quả bóng, nhưng kết quả chung cuộc chỉ có một: người Đức là đội chiến thắng.”
 
Vậy nếu không thể lấy quá khứ làm điểm tựa, thì người Anh dựa vào điều gì để tự tin? Giá trị đội hình, chất lượng cầu thủ, hệ thống chiến thuật hay tâm lý thi đấu?
 
Giá trị đội hình của Tam sư được Transfermarkt định giá cao nhất Euro 2020 với 1.27 tỷ euro. Đội tuyển Đức đứng thứ 3 với tổng giá trị 936.5 triệu euro. Những con số không biết nói dối nhưng đừng nhận định sai lầm từ những con số. Do ảnh hưởng của luật home-growth mà cầu thủ Anh, dù chỉ có năng lực ở mức khá, cũng được đội giá lên rất nhiều. Nhưng cần nhớ rằng, giá trị chuyển nhượng của một cầu thủ không tỷ lệ thuận với những gì họ đóng góp. Cứ nhìn Sterling có giá 90 triệu với Gosens có giá 35 triệu thì rõ. 
Gosens có giá trị thấp hơn Sterling nhưng đang có màn trình diễn thuyết phục hơn
Gosens có giá trị thấp hơn Sterling nhưng đang có màn trình diễn thuyết phục hơn
 
Vậy còn chất lượng cầu thủ, Anh có gì để tự tin với Đức? Căn bệnh cố hữu của người Anh là thường coi truyền thông là thước đo để đánh giá chất lượng cầu thủ. Họ chỉ biết mình mạnh mà không biết các đối thủ khác cũng không hề kém cạnh. Thế hệ vàng trước kia cũng vậy mà bây giờ cũng thế. Những Sancho, Folden, Kane,... đã được kỳ vọng ra sao và đã thể hiện được gì? Họ nào có khác những người tiền bối trước kia như Gerrard, Lampard, Scholes,… khi lên tuyển chỉ thể hiện được 50 - 60%  khả năng ở câu lạc bộ? Dĩ nhiên, yếu tố con người trong bóng đá chỉ một chuyện. Bạn giỏi, nhưng nếu ở vị trí không phù hợp, đồng đội không hỗ trợ ăn ý, hệ thống không phát huy được khả năng thì cũng không có tác dụng gì nhiều.
 
Thế nhưng về hệ thống vận hành và sơ đồ chiến thuật, Southgate không được đánh giá cao như Joachim Loew - người đã dày dạn kinh qua ở nhiều giải đấu tầm cỡ và đạt được danh hiệu để khẳng định năng lực. Đội tuyển Đức, dù có nhiều đồn đoán và không được đánh giá cao như những giải đấu  trước, nhưng cũng đã phần nào thể hiện được sự tích cực ở vòng bảng với mảng miếng rõ ràng. Còn Southgate, ông làm được gì ngoài việc khiến người ta hoài nghi khi vẫn loay hoay, thử nghiệm lắp ghép cầu thủ để tìm ra bộ khung của mình? Nên nhớ, một đội bóng chỉ có thể vận hành trơn tru và đạt đến đỉnh cao khi có một bộ khung ổn định. Đó là cách mà Tây Ban Nha lên đỉnh với tiki-taka, Đức vô định năm 2014 với “khung cốt” của Bayern.
Southgate vẫn đang loay hoay định hình bộ khung cho tuyển Anh
Southgate vẫn đang loay hoay định hình bộ khung cho tuyển Anh
 
Đành rằng, người Anh vẫn kỳ vọng những Sterling, Folden có thể gây nguy hiểm cho hàng phòng ngự già cỗi, thiếu ổn định của Đức với Hummels, Rüdiger như cách mà Hungary đã làm. Nhưng bài toán đặt ra là ai sẽ là người chia bài và làm sao để kéo quả bóng tới vòng 16m50 cho 2 cánh phát huy thế mạnh? Nếu cứ ru ngủ như vòng bảng, nỗi đau nối dài với người Anh là điều có thể dự đoán trước.
 
Còn tâm lý thi đấu, chắc chắn không phải là thứ mà Tam sự tự tin trước kia, khi họ thiếu đi sự lì lợm, đặc biệt là trong các loạt sút luân lưu. Từ năm 2004, qua 2006 tới Euro 2012, họ đều bị loại sau loạt đấu súng may rủi. Năm 2004, Beck sút hỏng quả đầu tiên, khiến các cầu thủ sau bị áp lực nặng nề. Năm 2006, cả Gerrard và Lampard đều sút hỏng trong trận đấu với Bồ Đào Nha, năm 2012 đến lượt Ashley Young, Asley Cole sút bay hy vọng của Anh trước Italia. Chưa kể ở những thời khắc mà không ai lường trước, cầu thủ Anh vì tâm lý không ổn định, rất dễ mắc sai lầm trí mạng có thể định đoạt cả trận đấu, như Gerrard chuyền về tai hại cho Henry (vs Pháp Euro 2004) hay Robert Green lọt bóng tai hại gián tiếp khiến Anh mất ngôi đầu bảng (vs Mỹ World Cup 2010).
 
Kinh nghiệm chiến thắng và tâm lý thi đấu là điều mà thế hệ trước truyền cho thế hệ sau. Nhưng nhìn vào thành tích của thế hệ trước, người Anh lấy gì để tự tin đây. Dù rằng dưới thời Southgate, họ cũng đã biết thắng luân lưu, đã lì lợm hơn, nhưng đừng quên rằng, đối thủ của họ là cỗ xe tăng Đức siêu “chì”, sự lì lợm vốn là truyền thống từ trong hồn cốt, chỉ có hơn chứ không có kém.
Đội tuyển Anh giờ đã đoàn kết hơn trước rất nhiều
Đội tuyển Anh giờ đã đoàn kết hơn trước rất nhiều
 
Điều tích cực duy nhất mà người Anh có thể tự tin cho đến lúc này, không gì khác ngoài nội bộ đoàn kết. Nếu như trước đây, sự thù địch tồn tại giữa các cầu thủ ở các câu lạc bộ khi lên tuyển là điều dễ thấy khi họ ngồi theo bàn, ăn cơm theo nhóm thì hiện tại, cứ nhìn cách mà Maguire ôm John Stones thì biết nó đã không còn. Đây là mặt tích cực của việc đội hình tuyển Anh không có nhiều những thủ lĩnh ở các câu lạc bộ kình địch như trước. Sức mạnh từ sự đồng lòng, cộng với chút ít lợi thế sân nhà, có lẽ là điểm tựa hiếm hoi mà Tam sư có thể dựa vào để đòi nợ với Đức, để viết lên trang sử mới.
 
Cay đắng của thất bại, lại là thất bại trước đối thủ kỵ dơ ngay trên sân nhà là điều khó chấp nhận với bất kỳ đội bóng hay cá nhân nào. Tư vị đó, Southgate đã nếm trải và chắc chắn, ông không muốn nó diễn ra thêm bất kỳ một lần nào nữa. Xét rộng ra, làm gì có người hâm mộ Tam sư nào muốn đau mãi khi nhắc đến Đức đâu. Chiến thắng để vào vòng trong cố nhiên đáng trọng, nhưng chiến thắng trước chính người Đức, sẽ còn quý giá hơn gấp vạn phần.
 
Vì thế, dù có yếu thế hơn, bị đánh giá thấp hơn, người Anh chỉ có thể tự lực, tự cường vào những gì đang có để xua tan bóng mây ám ảnh vẫn đang lởn vởn đâu đó trên bầu trời Wembley mà thôi! 
 
Tác giả dự thi: Tequila158
                                           
Bài dự thi nằm trong khuôn khổ cuộc thi "Cảm xúc Euro 2020" do Bongda24h.vn tổ chức với nhiều phần thưởng hấp dẫn. Bạn đọc gửi bài tham dự về email: gocbandoc@bongda24h.vn. Chi tiết thể lệ cuộc thi xem TẠI ĐÂY!

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Trong một tập san học thuật vào năm 1986 của trường đại học British Columbia, Canada, Ian Franks và Gary Miller đã kiểm tra các huấn luyện viên mới vào nghề về khả năng nhớ lại những khoảnh khắc quan trọng trong một hiệp đấu của một trận bóng đá quốc tế. Trung bình, chỉ có 42% đối tượng được test ghi nhớ chính xác chúng. Các nghiên cứu tiếp theo đã càng củng cố cho phát hiện này.

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho Làn gió đổi thay Tây Ban Nha - De La Fuente

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho "Làn gió đổi thay" Tây Ban Nha - De La Fuente

Tây Ban Nha đã vô địch Euro 2024, trở thành đội đầu tiên 4 lần đăng quang châu Âu. Tiền vệ Rodri nhận giải Quả bóng Vàng VCK - một sự thừa nhận quan trọng đối với 1 trong những tiền vệ trung tâm giỏi nhất của thời đại này. Sao mai 17 tuổi Lamine Yamal tất nhiên cũng hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất.

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Euro 2024 là sân khấu trình diễn tài năng của Lamine Yamal và Nico Williams – những màn trình diễn rực sáng của hai chàng trai có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ này tại đây sẽ thay đổi cuộc đời họ mãi mãi. Là lời tái khẳng định đẳng cấp của Rodri, một ứng cử viên nặng ký trong cuộc đua Quả Bóng Vàng. Nhưng trên hết, đây là thành tựu của đội bóng toàn diện nhất cuộc chơi.