Trên đường pitch tại Allianz Arena mỗi khi ĐT Đức được thi đấu sân nhà, người ta vẫn thấy dáng hình thân quen của Joachim Low – như một thói quen - suốt gần hai thập kỷ, kể cả khi làm trợ lý hay huấn luyện viên trưởng. Nhưng chỉ ít ngày nữa thôi, hình ảnh ấy sẽ chỉ còn là quá khứ, một quá khứ đẹp đẽ nhất trong mỗi trái tim những người yêu ĐT Đức. Khi Euro 2020 kết thúc, cuộc chuyển giao quyền lực của Die Mannschaft sẽ chính thức có hiệu lực.
Euro 2020 là giải đấu lớn cuối cùng của Joachim Low với ĐT Đức
Cũng trên băng ghế chỉ đạo của Allianz Arena vài ngày trước đó, Fernando Santos đã đứng dậy và bỏ đi trong nỗi thất vọng, tất nhiên là kèm theo cả sự giận dữ. Các cầu thủ Bồ Đào Nha đã không làm được những gì như ông mong đợi. Cristiano Ronaldo – niềm hi vọng lớn nhất trên hàng công của “Selecao” vẫn ghi bàn nhưng đội bóng đến từ bán đảo Iberia phải nhận thất bại muối mặt 2-4 trước người Đức. Fernando Santos năm nay đã 66 tuổi, tức là trong tương lai gần, cuộc chuyển giao quyền lực tại Bồ Đào Nha cũng sẽ xảy đến.
Hai vị chiến lược gia đại tài đã đối đầu với nhau trong một trận cầu được coi là hấp dẫn nhất vòng bảng Euro 2020. So với những đồng nghiệp khác, cả hai cũng là những người giàu kinh nghiệm và thành tích hơn cả. Trong khi Bồ Đào Nha của Fernando Santos là đương kim vô địch Euro 2016, thì cách đây 7 năm Joachim Low và các học trò của ông cũng rời Brazil với chiếc cúp vàng World Cup trên tay.
Thế nhưng giữa Joachim Low và Fernando Santos không có nhiều điểm giống nhau. Joachim Low có phong thái lịch lãm, mái tóc bồng bềnh, nụ cười hiền hòa và gương mặt khắc khoải, đặc biệt là đôi mắt chứa đựng nhiều lo âu. Trong khi đó đôi mắt của Fernando Santos lại chảy xệ vì tuổi tác, khi cười cũng chưa bao giờ che hết được vẻ lọc lõi của mình. Họ không hề giống nhau, từ vẻ ngoài cho đến tính cách, phong cách chiến thuật. Thế nhưng cả hai lại có chung một điểm, đấy là tình cảm rất đỗi chân thành mà họ dành cho đội bóng thân yêu. Fernando Santos yêu ĐT Bồ Đào Nha bằng thứ tình yêu vụng dại chẳng toan tính. Còn Joachim Low đã luôn ở đây từ rất lâu, sống và đấu tranh cho tình yêu, cho sự hưng thịnh của ĐT Đức chứ không phải vì bất điều gì khác.
Mesut Ozil là một trong những cầu thủ phải chia tay ĐT Đức sau kỳ World Cup 2018 thất bại
Cách đây 3 năm, khi những “cỗ xe tăng Đức” nhận thất bại 0-2 trước người Hàn Quốc và bị loại ngay từ vòng bảng World Cup 2018, rất nhiều CĐV Đức đã nổi giận, liên tiếp tấn công các cầu thủ trên mạng xã hội. Sức ép lớn đến mức công thần một thời Mesut Ozil phải tuyên bố chia tay ĐTQG trong cay đắng với lời tuyên bố khiến nhiều người phải suy ngẫm: “Khi giành chiến thắng, tôi là người Đức. Còn khi thất bại, trong mắt họ tôi chỉ là một thằng nhập cư”.
Ngay cả HLV Joachim Low cũng không phải một ngoại lệ. Hàng loạt những biểu ngữ, hashtag truyền tải thông điệp rất rõ ràng: “Joachim Low, cút đi!”. Giờ thì ông sắp đi, sắp rời Allianz Arena thực sự. Nhưng sao lúc này những người yêu mến bóng đá Đức lại cảm thấy tiếc nuối, thấy hụt hẫng. Phải chăng bởi vì người đàn ông ấy đã đồng hành cùng họ quá lâu, hay vì Allianz Arena đã nuôi dưỡng một chữ “tình” quá trọn vẹn?
Bóng đá vốn dĩ cũng giống như một thứ tôn giáo. Khi bạn yêu thích một đội bóng nào đấy, bạn sẽ bảo vệ hình ảnh, danh dự của đội như bảo vệ chính bản thân mình. Điều đấy chẳng khác gì các tín đồ bảo vệ vị Chúa của riêng mình trước Chúa của tín đồ tôn giáo khác. Nhưng nên nhớ, bóng đá khác tôn giáo ở chỗ, trong khi người ta tiến hành những cuộc thánh chiến gây bao đau thương và đổ máu, thì bóng đá xét cho cùng cũng chỉ nên là một cuộc chơi, một niềm vui lớn.
ĐT Đức đang bước vào giai đoạn khó khăn. Kể từ sau cú sốc tại World Cup 2018, Đức luôn mang một diện mạo khiến NHM phải lo lắng như vậy. Chỉ cách đây hai tháng, thầy trò Joachim Low thua sốc Bắc Macedonia ngay trên sân nhà ở vòng loại World Cup 2022, trong cái ngày mà khoảnh khắc Timo Werner sút bóng ra ngoài ở cự ly chưa đầy 5m chiếm sóng trên khắp các mặt báo. Timo Werner tất nhiên đáng trách, thế nhưng tiền đạo thuộc biên chế Chelsea chỉ là một trong nhiều nhân tố của Đức gặp vấn đề về phong độ.
Tập thể ấy tiếp tục khiến người ta phải lo lắng, bất an tại vòng bảng Euro 2020. Họ thua Pháp trong thế trận cầm bóng đến 62%, tung ra tổng cộng 11 cú dứt điểm, nhiều gấp đôi đối thủ. Tuy vậy, chỉ 1 trong số những cú dứt điểm đó đi trúng đích và tất nhiên chẳng có bàn thắng nào được ghi. Trận đấu cuối cùng vòng bảng gặp Hungary, Đức không thua. Đức hòa, nhưng lại hòa theo tư thế chán chường và tuyệt vọng nhất. Lần đầu tiên cảm thấy niềm hi vọng bị phản bội một cách khủng khiếp và đau đớn đến vậy. Đức sát muối vào trái tim NHM. Nó đau đớn trong sự mỉa mai và chua chát. Hungary đâu phải một đối thủ xứng tầm, thế nhưng…
Thomas Muller và các đồng đội vượt trội hoàn toàn ở tất cả các thông số, từ cầm bóng (75%) cho đến dứt điểm (20 cú sút), vậy mà nếu không có khoảnh khắc xuất thần của tiền vệ vào sân thay người Leon Goretzka, rất có thể Đức đã sớm trở thành khán giả của giải đấu. Những cỗ xe tăng Đức chật vật lách vượt qua vòng bảng theo một kịch bản ít người nghĩ đến. Rõ ràng chẳng thể nói những mũi tấn công như Thomas Muller, Serge Gnabry, Leroy Sane hay Kai Havertz, đang chơi tốt.
Nếu không có khoảnh khắc tỏa sáng của Leon Goretzka, rất có thể ĐT Đức đã bị loại
Thầy trò Joachim Low bây giờ cần lắm sự trỗi dậy của thứ được gọi là “tinh thần Đức”. Nhưng những thứ gọi là “quốc hồn quốc túy” ấy lại chưa thể nào xuất hiện nếu như nó không được khơi dậy từ chính những con người hội tụ đủ bản lĩnh. Không còn Miroslav Klose, không còn Philipp Lahm, đã vắng bóng Bastian Schweinsteiger, Mesut Ozil cũng nói lời chia tay đội tuyển trong một ngày giông bão. Một thế hệ cầu thủ đã rời đi và họ cũng đem theo linh hồn tuyển Đức rời Allianz Arena. Không có người nắm giữ trái tim, chưa có người mang theo tinh thần Đức trong từng bước chạy, cái chân giá trị - cái gọi là sự chảy trôi của truyền thống theo thời gian, phải chăng nó đã đứt đoạn ở người Đức từ bao giờ?
Nói như vậy không có nghĩa ĐT Đức thiếu những nhân tố giàu kinh nghiệm. Họ vẫn còn đó trục chiến thắng từ chiến tích lịch sử tại Brazil 7 năm về trước. Một Manuel Neuer hoàn toàn an tâm trong khung gỗ, một Mats Hummels giàu kinh nghiệm, một Toni Kroos vẫn luôn biết cách tạo đột biến bởi những đường chuyền ma thuật, một Thomas Muller đầy bản lĩnh và tinh quái trên hàng công. Và cũng đừng quên rằng, đầu tàu của người Đức - Joachim Low sẵn sàng cháy hết mình cho lần cuối cùng ngồi trên băng ghế chỉ đạo của Die Mannschaft.
Ba năm, đó chính là quãng thời gian Joachim Low chuẩn bị cho giải đấu cuối cùng của ông. Ông từng gạt bỏ một loạt các công thần để trao cơ hội phát triển cho lứa kế cận sau thất bại tại World Cup 2018. Trong đó có cả Hummels và cả Muller. Cả hai cầu thủ này cũng chỉ được triệu tập lại không lâu trước thềm giải đấu. Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến thay đổi của loài đại bàng. Cụ thể, để sinh tồn trong tự nhiên, loài đại bàng phải tự nhổ lông, tự đập vỡ mỏ của mình, để tránh việc cơ thể bị lão hóa cũng như tăng cường sức mạnh. Điều này đòi hỏi cả một sự dũng cảm lớn lao.
Joachim Low và các học trò cần thay đổi để hướng đến thành công tại Euro 2020
Loài vật đã vậy, con người muốn vươn đến thành công, càng cần lòng dũng cảm. Muốn có khát vọng đổi thay, lòng dũng cảm thậm chí phải mãnh liệt hơn. Suy cho cùng, ĐT Đức muốn có một kỉ nguyên thành công mới, dũng cảm thanh lọc chính là điều tất yếu. Và giống như trôn ốc của sự phát triển, khi hoàng kim bước vào thoái trào cũng chính là điểm khởi đầu cho một hoàng kim mới. Việc của những người yêu bóng đá Đức đơn giản là hi vọng, tin tưởng và chờ đợi một thời kỳ hoàng kim sẽ đến trong tương lai gần.
Nhưng sẽ thật buồn nếu từng nấy sự đánh đổi là vô ích. Sẽ thật buồn nếu kỳ Euro lần này các cầu thủ Đức không thể dành tặng người thầy của mình một sự chia tay ngọt ngào. Và sẽ thật buồn sau nhiều thử nghiệm, đội hình Đức vẫn là mớ hỗn độn, thiếu sự gắn kết cần thiết. ĐT Đức trong trận đấu với Hungary là vậy đó. Liệu sẽ là bộ mặt nào cho họ trong trận cầu sinh tử tại Wembley trước ĐT Anh sau đây ít ngày. Hãy làm gì đó thay đổi ngay lúc này! Vì ĐT Đức, vì ông và vì cả tất cả chúng ta, Joachim Low!
Tác giả dự thi: Nguyễn Hồng Linh
Bài dự thi nằm trong khuôn khổ cuộc thi "Cảm xúc Euro 2020" do Bongda24h.vn tổ chức với nhiều phần thưởng hấp dẫn. Bạn đọc gửi bài tham dự về email: gocbandoc@bongda24h.vn. Chi tiết thể lệ cuộc thi xem TẠI ĐÂY!
Bài dự thi: Đứng thẳng, ngẩng cao đầu và trở về thôi! “Bạn đi tìm hành khúc kẻ chiến thắng, tôi đi tìm nước mắt trên môi kẻ chiến bại” (Nhà báo Anh Ngọc). Phải, nụ cười chỉ dành cho người chiến thắng, còn nước...
Thần đồng Lamine Yamal đã ngay lập tức hủy theo dõi bạn gái Alex Padilla trên mạng xã hội sau khi đoạn clip cô nàng có hành động thân thiết với một người đàn ông khác lan truyền.
Trong một tập san học thuật vào năm 1986 của trường đại học British Columbia, Canada, Ian Franks và Gary Miller đã kiểm tra các huấn luyện viên mới vào nghề về khả năng nhớ lại những khoảnh khắc quan trọng trong một hiệp đấu của một trận bóng đá quốc tế. Trung bình, chỉ có 42% đối tượng được test ghi nhớ chính xác chúng. Các nghiên cứu tiếp theo đã càng củng cố cho phát hiện này.
Huấn luyện viên đội tuyển nữ Anh, Sarina Wiegman được đánh là một trong những ứng viên có thể thay thế Gareth Southgate làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển nam.
Tây Ban Nha đã vô địch Euro 2024, trở thành đội đầu tiên 4 lần đăng quang châu Âu. Tiền vệ Rodri nhận giải Quả bóng Vàng VCK - một sự thừa nhận quan trọng đối với 1 trong những tiền vệ trung tâm giỏi nhất của thời đại này. Sao mai 17 tuổi Lamine Yamal tất nhiên cũng hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất.
Mason Greenwood từng tới Getafe, nhưng đây chỉ là nơi tạm bợ với anh; giờ đây, tiền đạo sinh năm 2001 coi Marseille là ngôi nhà mới, sau khi phải rời xa Manchester United.
Euro 2024 là sân khấu trình diễn tài năng của Lamine Yamal và Nico Williams – những màn trình diễn rực sáng của hai chàng trai có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ này tại đây sẽ thay đổi cuộc đời họ mãi mãi. Là lời tái khẳng định đẳng cấp của Rodri, một ứng cử viên nặng ký trong cuộc đua Quả Bóng Vàng. Nhưng trên hết, đây là thành tựu của đội bóng toàn diện nhất cuộc chơi.