Bài dự thi: Bảng tử thần - "vẻ đẹp bóng đá đích thực" chợt đến và vội đi!

Như vậy là 44 trận đấu của Euro 2020 đã qua, mang đến mọi cung bậc cảm xúc mà một tín đồ "túc cầu giáo" có thể trải qua. Từ tận cùng tuyệt vọng đến vỡ òa sung sướng, từ con mắt xem thường đến cái nhìn trầm trồ. Quả thật, các trận đấu đã qua khiến cho Euro 2020 ẩn chứa đầy bất ngờ và điên rồ nhất trong lịch sử của giải đấu.

Nếu xem Euro năm nay là một bộ phim nhiều tập thì 8 tập phim vừa qua xứng đáng gói gọn trong 2 từ "kịch tính". Còn nếu so sánh Euro như một vở kịch, thì nó đã đạt được mức cao trào của một vở kịch kinh điển. Và nếu như được mô tả những trận đấu của vòng 1/8 vừa qua thì chỉ xin tóm tắt bằng 2 dòng thơ trong bài Giục giã của thi sĩ Xuân Diệu.
 
"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm".
 
Nhìn lại 8 đội tuyển lọt vào vòng tứ kết, không ít người cảm thấy chạnh lòng và xót xa cho những tên tuổi của "bảng đấu tử thần" sớm rời cuộc chơi. Một bảng đấu mà nhiều người đã đặt nhiều kì vọng, nhưng đổi lại chỉ là nỗi thất vọng ê chề. Bồ Đào Nha bất lực trước Bỉ. Pháp chịu khuất phục trước tinh thần quả cảm của Thụy Sĩ. Đức phải buông súng trước lối thi đấu hiệu quả của người Anh. Nỗi buồn tiếp nối buồn đau! Chắc có lẽ, với những ai trót hâm mộ các đội tuyển trên thì Euro với họ đã kết thúc ngay từ lúc này.
 
Với những ai khó tính, trước khi buông ra những lời chê trách, mỉa mai thì cũng nên thừa nhận là chính nhờ những đội tuyển này mà vòng bảng vốn kịch tính lại thêm phần hấp dẫn. Một trận Đức - Bồ với sự khó hiểu với 2 pha phản lưới nhà liên tiếp của Ruben Dias lẫn Raphael Guerreiro khi nỗ lực ngăn cản các cơ hội dứt điểm cận thành của “Cỗ xe tăng Đức”. Lượt cuối vòng bảng lại chứng kiến màn "cò kè bớt một thêm hai" giữa Pháp - Bồ và Đức - Hungary. Kẻ đi tiếp, người bị loại chỉ định đoạt sau mỗi bàn thắng. Để cuối cùng, chính người Hungary ngậm ngùi rời giải.
Nỗi buồn của cầu thủ Đức và HLV Joachim Low
Nỗi buồn của cầu thủ Đức và HLV Joachim Low
Ronaldo thất vọng sau trận thua Bỉ
Ronaldo thất vọng sau trận thua Bỉ
Dường như, bao thái cực, vẻ đẹp đỉnh cao của bóng đá hiện đại đã được các đội bóng phô diễn hết ở vòng bảng. Bao lời tán dương, khen ngợi cũng đã dùng hết vốn từ cuối cùng trong khả năng hạn hữu của chính nó. Để khi họ phải đụng độ với các đội bóng đánh giá ngang ngửa và thấp hơn lại bật bãi, không còn giữ được phong độ vốn có.
 
Họa chăng, trong trận gặp Thụy Sĩ, tuyển Pháp vẫn cho thấy được sự mạnh mẽ của mình từ đầu trận đến phút 80. Vị thế của một nhà đương kim vô địch thế giới. Vẫn là sự sắc bén của Karim Benzema và đẳng cấp của Paul Pogba. Nhưng 2 pha ghi bàn phút cuối của Seferovic, Gavranovic kéo trận đấu vào hiệp phụ và loạt đá luân lưu. Và Mbappe đã thất bại trong lượt sút của mình. Tiễn Pháp về nước! Vẫn là một trận đấu hay, vẫn là trận cầu có bàn thắng đẹp. Nhưng chỉ tiếc, chiến thắng không gọi tên Les Bleus.
Sự thất vọng của tuyển Pháp sau khi thua Thụy Sĩ
Sự thất vọng của tuyển Pháp sau khi thua Thụy Sĩ
Chẳng hẹn mà gặp, chuyến bay rời các sân vận động lại có những con người mới đây còn phải giành giật nhau cho tấm vé vào vòng trong. Nay lại đồng cảnh ngộ! Đón tiếp họ sẽ chẳng có lời ca tụng, pháo hoa, vòng hoa hay vòi phun nước 2 bên để chúc mừng nhà vô địch. Mà thay vào đó là sự im lặng và những "cơn sóng ngầm" của truyền thông trong nước.

Bảng đấu tử thần đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bảng đấu lấy đi nước mắt của tuyển Hungary, niềm vui của tuyển Pháp, nụ cười của tuyển Đức và “ngai vàng” của tuyển Bồ Đào Nha. “Vẻ đẹp của bóng đá” đã phô diễn một cách rực rỡ tại vòng bảng, nhưng lại thiếu sức sống ở trận đấu mà đúng ra phải tỏa sáng hơn nữa. Đúng thật! Cái gì đẹp cũng chợt đến và vội đi, để lại nhiều tiếc nuối cho người xem.
 
Thôi thì..."thua keo này ta bày keo khác". Tất cả sẽ làm lại ở giải đấu World Cup 2022 trong năm sau. Còn thực tại, bức tranh Euro 2020 vẫn đẹp dù thiếu đi những gam màu sặc sỡ như sắc cam của Hà Lan, sắc vàng của Thụy Điển, sắc lam của Pháp, sắc bã trầu của Bồ Đào Nha... Nó vẫn tươi mới nhờ có những gam màu đỏ của Bỉ với quyết tâm chinh phục chiếc cúp lần đầu tiên, sắc xanh của Italia muốn hồi sinh một đế chế hùng mạnh trong quá khứ. Và cả sắc màu cổ tích đến từ cựu vương Đan Mạch. Euro 2020 vẫn đáng xem và đáng chờ đợi!
 
Tác giả dự thi: Phan Minh Nhật
                                           
Bài dự thi nằm trong khuôn khổ cuộc thi "Cảm xúc Euro 2020" do Bongda24h.vn tổ chức với nhiều phần thưởng hấp dẫn. Bạn đọc gửi bài tham dự về email: gocbandoc@bongda24h.vn. Chi tiết thể lệ cuộc thi xem TẠI ĐÂY!

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Trong một tập san học thuật vào năm 1986 của trường đại học British Columbia, Canada, Ian Franks và Gary Miller đã kiểm tra các huấn luyện viên mới vào nghề về khả năng nhớ lại những khoảnh khắc quan trọng trong một hiệp đấu của một trận bóng đá quốc tế. Trung bình, chỉ có 42% đối tượng được test ghi nhớ chính xác chúng. Các nghiên cứu tiếp theo đã càng củng cố cho phát hiện này.

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho Làn gió đổi thay Tây Ban Nha - De La Fuente

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho "Làn gió đổi thay" Tây Ban Nha - De La Fuente

Tây Ban Nha đã vô địch Euro 2024, trở thành đội đầu tiên 4 lần đăng quang châu Âu. Tiền vệ Rodri nhận giải Quả bóng Vàng VCK - một sự thừa nhận quan trọng đối với 1 trong những tiền vệ trung tâm giỏi nhất của thời đại này. Sao mai 17 tuổi Lamine Yamal tất nhiên cũng hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất.

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Euro 2024 là sân khấu trình diễn tài năng của Lamine Yamal và Nico Williams – những màn trình diễn rực sáng của hai chàng trai có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ này tại đây sẽ thay đổi cuộc đời họ mãi mãi. Là lời tái khẳng định đẳng cấp của Rodri, một ứng cử viên nặng ký trong cuộc đua Quả Bóng Vàng. Nhưng trên hết, đây là thành tựu của đội bóng toàn diện nhất cuộc chơi.