Roy Keane – Khi Gangster khóc cho cả dân tộc

Tác giả Phương GP - Thứ Hai 27/06/2016 14:46(GMT+7)

Zalo
“Lạy thánh Michael hãy che chở chúng con khi ra trận. Bảo vệ chúng con khỏi những cạm bẫy và sự hung hăng của quỷ dữ” - Mục sư Vallon cầu nguyện cùng người con trai. Ông dắt đứa con qua căn hầm trong khu ổ chuột của người Ireland, tiếng trống bắt đầu dồn dập cùng với giai điệu sáo với làn điệu Celtic. Băng Dead Rabbits làm lễ ăn bánh thánh trước khi bước vào cuộc chiến sinh tử với băng Natives ngay khu Ngã Năm trong một ngày mùa đông lạnh giá.
 
Đoạn mở đầu mà những ai hâm mộ dòng phim Gangster hẳn chẳng lạ gì, trong bộ phim của tài tử Leonardo DiCaprio - “Gangs of New York”. Bộ phim kể về xung đột của những băng đảng ở khu Ngã năm với hai nửa tiêu biểu là những băng người bản xứ, và băng đảng di cư từ Ireland. Trong đó, đáng chú ý là người đứng đầu băng Ireland, mục sư Vallon, với vũ khí là cây thánh giá bằng sắt, giết đối thủ bằng những đòn lạnh lùng. Chiến đấu nhằm mục đích đem đến nơi ở yên ổn cho người dân di cư đến. Trong bóng đá, cũng tồn tại một gã giang hồ sẵn sàng khoác lên mình chiếc áo của đức tin, và làm ngược với tinh thần thể thao mã thượng để bảo vệ đội bóng trong tim mình.

Thứ tư, ngày 22/6, Roy Keane đã hùng hồn phát biểu trước báo giới: “Nếu muốn thắng được Italia, chúng tôi phải chơi theo kiểu đường phố. Chúng tôi đến đây không phải kết bạn. Cổ động viên đã làm rất tốt điều đó rồi.” Anh vẫn vậy, vẫn một phát biểu ngông cuồng và đầy máu lửa. Nhưng đó chỉ là cảm giác của những ai yêu mến Keane khi còn những ngày trong màu áo đỏ của thành Manchester. Trong tâm trí phần còn lại, họ tưởng tượng đến hình ảnh anh lạnh lùng đạp gãy chân của Haaland. Lại nữa sao, sau bao nhiêu năm mà cái tính hung hăng đó vẫn chưa từ bỏ. Một tên đồ tể máu lạnh trong giới bóng đá, nổi tiếng với những pha triệt hạ rùng rợn, cùng một cái đầu nóng điên rồ sẵn sàng lao vào những cuộc tranh cãi.
Roy Keane – Khi Gangster khoc cho ca dan toc hinh anh
Roy Keane sau pha triệt hạ Haaland
Mà nhắc đến cái đầu điên của Roy Keane thì mọi người lại càng không hiểu cho quyết định của Martin O’Neil. Một ông thầy nổi tiếng với cá tính làm việc độc lập, không phải quá hiền lành nhưng lại thảnh thơi nuôi một con quái vật ngay trong lòng đội tuyển nước nhà khi xuất quân sang Pháp. Con quái vật đã nhiều lần làm rối tung lên cả mọi chuyện, khi nội bộ của đội bóng Ireland đã thường xuyên lên mặt báo với những hình ảnh không được làm hay ho cho lắm. Còn nhớ bóng ma Saipan ngày nào trên đất Nhật Bản, với vụ lùm xùm đầy tai tiếng với huấn luyện viên Mick McCarthy. Và bóng ma ấy lại hiện lên sau những lần kêu ca phàn nàn của Keane lên toàn thể từ ban huấn luyện cho đến cầu thủ. Ấy thế mà không hiểu với tài cán nào, ông O’Neil có thể “trị gia” một cách yên ổn, và thậm chí giúp cho đội tuyển Ireland làm nên lịch sử khi lần đầu tiên vượt qua vòng bảng một kỳ Euro.
Roy Keane – Khi Gangster khoc cho ca dan toc hinh anh 3
Roy Keane và O'Neil
Phút thứ 86 trong trận chiến với Italia ở loạt cuối vòng bảng, Brady với pha đánh đầu dũng mãnh đã đem đến khoảnh khắc không thể tuyệt vời hơn cho bóng đá Ireland. Họ đã chết đi sống lại giấc mơ tiến vào vòng 1/8. Xuất sắc cầm hòa Thụy Điển nhưng lại chịu thất bại bạc nhược khi đối đầu với Bỉ. Những gì người ta chuẩn bị tinh thần cho trận đấu sinh tử với Italia chỉ là sự nghi ngờ. Thế nhưng, trang sử mới đã mở ra đối với bóng đá đất nước này. Và trong một thời khắc trọng đại như thế, những người con của đất nước Ireland đã không thể kìm nén được cảm xúc. Trên khán đài những giọt nước mắt đang tuôn trào ở những cổ động viên khoác lên mình màu áo xanh lá cây. Nhưng người ta càng ngỡ ngàng hơn khi chứng kiến hòa trong dòng cảm xúc ấy lại có Roy Keane, những giọt nước mắt từ gã đồ tể mà người ta tưởng chừng như trong anh không có một mảng màu nào dành cho sự yếu đuối.
Roy Keane – Khi Gangster khoc cho ca dan toc hinh anh 3
Roy Keane ôm chầm lấy O'Neil sau chiến thắng của Ireland trước Italia
 “Mục sư” Vallon đã gục chết khi những dòng lệ đang còn tuôn trào trên khóe mắt. Ông khóc cho số phận mồ côi của người con trai. Ông khóc cho số phận của người dân Ireland hàng ngày phải chịu sự chèn ép từ người dân bản địa, khi những tiếng nói của người di cư nào đâu được lắng nghe tại xứ sở của những giấc mơ này. Roy Keane cũng đã khóc trên giấc mơ của dân tộc. Nhưng may thay đó lại là những giọt nước mắt hạnh phúc, của một nét yếu mềm bên trong tâm hồn sắt đá. Hạnh phúc khi những người đàn em của mình đã làm nên lịch sử cho bóng đá quê hương. Là niềm hạnh phúc khi chính bản thân cũng được đóng góp cho thành quả hôm nay. Cuối cùng thì đội tuyển của người dân Ireland cũng đã làm được một dấu ấn gì đó sau bao năm tham gia như một kẻ lót đường, nhận lấy những thất bại tủi hổ.

Để rồi hôm nay, mọi người hiểu được quyết định của huấn luyện viên Martin O’Neil. Roy Keane không những chỉ biết sử dụng chiếc đầu nóng của mình cho những việc quậy phá, mà nó còn là ngọn lửa bất tử thổi vào lòng quyết tâm của những cầu thủ trẻ. Và họ đã khiến cho người Pháp một phen hết vía. Sự tiếp cận trận đấu đầy máu lửa khiến cho những hậu vệ đội bóng áo lam mắc sai lầm tạo nên cơ hội cho Ireland dẫn trước, và người hâm mộ dần tưởng tượng đến viễn cảnh người Pháp phải gục ngã ngay trên sân nhà trước những kẻ tí hon khi hiệp 1 kết thúc.
Roy Keane – Khi Gangster khoc cho ca dan toc hinh anh 4
Thất bại trước Pháp ở vòng Knock Out
Nhưng lực bất tòng tâm, những chiếc bóng áo trắng không thể cầm cự được ở 45 phút tiếp theo. Các cầu thủ tức tưởi trước thất bại. Lần này người đàn ông đó lại dang đôi tay cứng cỏi để an ủi những đứa em của mình. Lần này anh không khóc, bởi giá trị của những giọt nước mắt của anh không phải dành cho riêng mình, mà nó dành cho dân tộc. Và giờ đây, những người Ireland cần sự cứng rắn để dựa vào đó trút đi nỗi buồn, chứ không cần thêm sự yếu mềm để thất bại thêm ê chề.

 Ai bảo gangster là xấu. Ai bảo những gã giang hồ chỉ mang một bức tranh toàn máu me và bạo lực. Bên cạnh những màu sắc tối om ấy vẫn có những đường nét làm lay động lòng người. Đẹp lắm chứ những giọt nước mắt của Gangster.

► Xem thêm thông tin KQ bóng đá Anh và thứ tự trên bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh.

PHƯƠNG GP
 (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại sao World Cup chỉ nên diễn ra theo chu kỳ 4 năm/lần?

Ý tưởng rút ngắn chu kỳ tổ chức World Cup xuống còn 2 năm/lần đang được FIFA đề xuất và kêu gọi ủng hộ mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng vấp phải rất nhiều tranh cãi và phản đối vì nhiều lý do khác nhau. Video sau đây sẽ giải thích tại sao giải đấu bóng đá danh giá nhất thế giới này vẫn chỉ nên giữ nguyên tần suất như trong lịch sử từ trước tới giờ.

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Từ Fatima đến Paris: Cuối cùng thì Đức Mẹ đã mỉm cười với người Bồ

Trải qua 120 phút so tài nghẹt thở trên sân Stade de France, cuối cùng thì chặng hành trình kỳ diệu và hoang đường nhất của thầy trò HLV Fernando Santos tại VCK EURO 2016 mùa Hè năm nay đã khép lại một cách mỹ mãn. Ngay trên mảnh đất Pháp đầy mộng mơ và lãng mạn, một tập thể bao gồm những con người Bồ Đào Nha bình dị đã viết nên câu chuyện lịch sử cho riêng mình.

Paul Pogba: Khi Bạch tuộc Paul thỏa sức tung hoành

Trong một cuộc phỏng vấn với ESPN, Paul Pogba chia sẻ “Ronaldo, Ronaldinho, Messi và những người khác nữa, tôi không nói quá. Nhưng tôi muốn hội tụ những gì hay nhất của họ ở trong tôi.” Câu nói đầy ngạo nghễ của chàng trai này có đáng nhận gạch từ dư luận không?

X
top-arrow