Hungary - Điệu dân vũ dưới ánh hoàng hôn

Tác giả Phương GP - Thứ Sáu 24/06/2016 11:51(GMT+7)

Zalo
Đất nước Hungary vẫn thường làm say đắm lòng người bởi những điệu nhảy dân gian tuyệt hảo. Thậm chí nhà soạn nhạc thiên tài Johannes Brahms đã soạn hẳn một loạt bản giao hưởng với đề tựa Hungary Dance. Và trên sân cỏ nước Pháp năm nay, những người vũ công từ đất nước Đông Âu đã mang đến một màn trình diễn mê hoặc những con tim túc cầu giáo. Họ đã khiến cả thể giới biết đến sự trở về của một ông hoàng lạc lối, khi những bước nhảy đã không còn đượm buồn bởi những ảnh hưởng của thời cuộc.
Hungary
 
NHỮNG NĂM THÁNG ẤY
 
 Nửa đầu thế kỷ 20, Hungary khi ấy là một thế lực rất mạnh của bóng đá lục địa già. Người ta bắt đầu chú ý đến đội bóng Đông Âu khi họ về ngôi á quân của World Cup năm 1938. Và sau đó là sự phát triển vượt trội so với phần còn lại vào những năm tháng chiến tranh. Thậm chí, có thời kỳ, những huấn luyện viên người Hungary trở thành những người nước ngoài tiên phong làm việc cho bóng đá Italia. Rồi cứ như thế, bóng đá đất nước này đi lên đến đỉnh điểm vào những năm 1950.
 
Giải quốc nội lúc bấy giờ đang được thống trị bởi câu lạc bộ Honved, một thế lực ảnh hưởng đến tận bên ngoài biên giới, thậm chí người dân Hungary tin rằng nếu không có biến cố năm 1956 thì có lẽ Real Madrid đã không phải là nhà vô địch đầu tiên của C1. Với bộ tứ nguyên tử Ferenc Puskás, Sándor Kocsis, József Bozsik và Zoltán Czibor, Honved dễ dàng đè bẹp những đối thủ trên đường đi của mình. Họ trở thành những ngôi sao sáng nhất, được gọi bằng cái tên là “Magyars kỳ diệu”. Và bằng những đôi chân ma thuật trên đội tuyển Hungary cũng gieo rắc bao nỗi đau đớn cho những đối thủ của mình trên khắp châu lục.
Doi bong Honved da tung thong tri giai quoc noi Hungary
Đội bóng Honved đã từng thống trị giải quốc nội Hungary
Họ tiến thẳng đến chức vô địch Olympic năm 1952 sau khi hạ Nam Tư, với thành tích bất bại kéo dài từ ngày 14-5-1950. Bằng một hàng công tuyệt vời, với lối chơi “Tổng lực”, trong giai đoạn từ 6-1950 đến 11-1955, Hungary đốt lưới đối thủ đến tận 220 bàn thắng sau 51 trận đấu, hiệu suất tương đương hơn 4 bàn một trận. Một con số khủng khiếp. Nhưng điểm nhấn đặc biệt nhất trong giai đoạn này, là đêm nhấn chìm tuyển Anh trên thánh địa Wembley vào năm 1953. Với hàng công gồm bộ ba Nandor Hidegkuti, Sandor Kocsis và Ferenc Puskas, đội bóng Đông Âu đã khiến cho hàng phòng thủ của Tam Sư có một ngày làm việc không thể tồi tệ hơn với 6 lần bị chọc thủng lưới, những gì đội bóng chủ nhà làm được chỉ là ba bàn thắng để gỡ gạc danh dự. Và dĩ nhiên, với bản tính quý tộc, người Anh đâu dễ nuốt trôi cục tức này, họ hẹn ngày tái đấu với chính những người vũ công ở Budapest. Nhưng trên sàn diễn Nep (sân vận động quốc gia Hungary), một lần nữa những gã Ăng-lê lại ôm hận, lần này đau đớn hơn gấp bội với trận thua 7-1. Để vào mùa hè 1954, Hungary tiến vào vòng chung kết World Cup trên đất Thụy Sỹ với sự dự đoán về ngôi vô địch gần như là “đương nhiên”. Với lối đá quyến rũ và rất hiệu quả, họ tiến thẳng đến trận chung kết với những chiến thắng hủy diệt, thậm chí hai ông lớn Nam Mỹ là Brazil và Uruguay cũng bị “Aranycsapat” chinh phục . Nhưng tiếc thay, nước Đức đã cho thấy thế nào là bản lĩnh của mình, khi phục hận thành công trận thua 8-3 tại vòng bảng. Puskas và Czibor chỉ còn biết khóc hận trước ngưỡng cửa thiên đường. Và đó cũng là sự kết thúc của “Golden team” cũng như điểm bắt đầu cho cơn lao dốc không phanh của bóng đá Hungary.
 
NỐT LẠC ĐIỆU CỦA THỜI CUỘC
 
Năm 1956, những chiếc xe tăng từ Liên Bang Xô Viết tiến vào Budapest, Puskas cùng những người đồng đội quyết định ra đi khi tư tưởng chính trị là không đồng nhất. Anh tìm kiếm niềm hy vọng ở Tây Ban Nha và cùng Di Stefano đem những chiếc cúp liên tiếp về Real Madrid. Nhưng đó cũng là lúc nền bóng đá quê hương tuột dốc.
Puskas va vinh quang tai Real Madrid
Puskas và vinh quang tại Real Madrid
Thật ra, bóng đá Hungary những năm sau đó không phải là quá tệ, với thế hệ ngôi sao tiếp theo như Ferenc Bene và Florian Albert, họ đã từng khiến cho Brazil của Pele ôm hận trên đất Anh vào World Cup 1966, và chỉ chịu thua Liên Xô của “Sư tử” Lev Yashin. Mọi chuyện chỉ trở nên khó khăn vào những năm 1980, khi Liên Bang Xô Viết cùng khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu đi vào những ngày tàn. Nguyên nhân thật khó nói, chỉ xin đưa ra nhận định của nhà báo Neil Fredrik Jensen. Theo ông, Hungary như những nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa khác, họ thi đấu một cách máu lửa và nhiệt huyết, và sự thành công đến từ tinh thần đoàn kết khi họ được tập trung cho một câu lạc bộ duy nhất của nhân dân, ví dụ là Honved. Khi khối Liên Xô sụp đổ, kéo theo Đông Âu. Thì nền bóng đá Hungary cũng như Bulgaria, Romania, Nam Tư hay chính bản thân nước Nga trở nên lạc hậu so với thế giới. Sự hồi phục của kinh tế Tây Âu sau chiến tranh cũng như một thị trường tự do mở cửa, những thiên đường mới mở ra choáng ngợp các cầu thủ, cùng đó là sự hấp dẫn mới từ truyền thông phương Tây là chiếc búa đập nát nền bóng đá này.
 
Cầu thủ mơ đến những chân trời mới, người dân cũng yêu thích hơn những giải đấu Anh hay Đức. Tình yêu nước trong bóng đá dần bị thay thế bởi những thứ khác. Đã từng có lúc bóng đá Hungary tưởng chừng như trở lại đỉnh cao khi họ tiến đến trận Play-off với Nam Tư trong chiến dịch vòng loại France 98, nhưng tiếc thay thất bại nặng nề sau đó chỉ khiến niềm tin của người hâm mộ thêm chán chường.
 
ĐIỆU DÂN VŨ DƯỚI ÁNH HOÀNG HÔN
 
Thất bại của bóng đá Hungary là do tinh thần ái quốc dần lạc lõng trong nền kinh tế thế giới. Và để giải quyết điều này, một người con yêu nước, tài năng, một nhà điều hành vĩ mô xuất sắc đã xuất hiện. Năm 1998, Viktor Orban trúng cử Thủ tướng Chính phủ cũng là lúc nền bóng đá Hungary bước sang trang mới. 
 
Orban trong nhiều năm đã sử dụng hết quyền lực của mình để phục hồi lại nền bóng đá nước nhà. Ông xem bóng đá tương xứng với những dự án phúc lợi xã hội. Với lần tái đắc cử năm 2010, một lần nữa những kế hoạch của Orban tiếp tục được thực hiện. Các sân vận động mới được xây dựng khang trang hơn để thu hút người hâm mộ. Những học viện bóng đá mọc lên để đào tạo cầu thủ. Tăng cường quảng bá hình ảnh bằng việc tranh cử đăng cai các giải bóng đá ở mọi cấp độ. Thậm chí ông là người có công khai sinh ra giải thưởng Pukas của FIFA. Đó là những bước đi cho giấc mơ phục sinh lại niềm tự hào dân tộc. Vai trò của ông như George Hemingway-chủ tịch hiện thời của câu lạc bộ Honved- nhận định: “Bóng đá Hungary sẽ chết nếu không có Orban”.
Hungary va thanh tich dung dau bang tai Euro 2016
Hungary và thành tích đứng đầu bảng tại Euro 2016
Dù đã xuất hiện nhiều câu chuyện buồn cười xung quanh về sự nghiệp dư trong cách điều hành của Liên đoàn bóng đá Hungary (MLSZ). Họ thuê huấn luyện viên mà không biết gì về ông ta. Họ cho Szalai trở lại khoác áo sau khi anh này công kích và từ chối khoác áo đội tuyển. Thì, đội tuyển nước nhà vẫn đã đạt được những thành công nhất định. Đoàn quân của Bernd Storck vẫn đang trình diễn thứ bóng đá tuyệt đẹp trên thảm cỏ nước Pháp. Dù không có ngôi sao nào, nhưng với tinh thần tập thể, suýt chút nữa, Bồ Đào Nha của Ronaldo phải ôm hận trước đội bóng Đông Âu. Hiên ngang tiến vào vòng 16 đội với ngôi nhất bảng F, những vũ công Hungary được kỳ vọng sẽ tiếp bước cha anh để làm say lòng người hâm mộ, như những điệu nhảy say đắm dưới ánh hoàng hôn.

Dữ liệu tham khảo: Four Four Two

PHƯƠNG GP (TTVN)
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại sao World Cup chỉ nên diễn ra theo chu kỳ 4 năm/lần?

Ý tưởng rút ngắn chu kỳ tổ chức World Cup xuống còn 2 năm/lần đang được FIFA đề xuất và kêu gọi ủng hộ mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng vấp phải rất nhiều tranh cãi và phản đối vì nhiều lý do khác nhau. Video sau đây sẽ giải thích tại sao giải đấu bóng đá danh giá nhất thế giới này vẫn chỉ nên giữ nguyên tần suất như trong lịch sử từ trước tới giờ.

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Từ Fatima đến Paris: Cuối cùng thì Đức Mẹ đã mỉm cười với người Bồ

Trải qua 120 phút so tài nghẹt thở trên sân Stade de France, cuối cùng thì chặng hành trình kỳ diệu và hoang đường nhất của thầy trò HLV Fernando Santos tại VCK EURO 2016 mùa Hè năm nay đã khép lại một cách mỹ mãn. Ngay trên mảnh đất Pháp đầy mộng mơ và lãng mạn, một tập thể bao gồm những con người Bồ Đào Nha bình dị đã viết nên câu chuyện lịch sử cho riêng mình.

Paul Pogba: Khi Bạch tuộc Paul thỏa sức tung hoành

Trong một cuộc phỏng vấn với ESPN, Paul Pogba chia sẻ “Ronaldo, Ronaldinho, Messi và những người khác nữa, tôi không nói quá. Nhưng tôi muốn hội tụ những gì hay nhất của họ ở trong tôi.” Câu nói đầy ngạo nghễ của chàng trai này có đáng nhận gạch từ dư luận không?

X
top-arrow