Thứ Sáu, 15/11/2024Mới nhất
Zalo

Mảng "hậu cần" của 4 đội bóng dự vòng bán kết: Tương phản

Thứ Ba 26/06/2012 14:00(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) – Cả Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức và Italia đều giành vé vào bán kết một cách rất xứng đáng. Nhưng đằng sau những thành công đó thì lại là những hoàn cảnh hết sức khác nhau về nơi ăn chốn ở, về sự đầu tư từ nước nhà.

Tây Ban Nha là đương kim vô địch nhưng không có nghĩa rằng họ được đầu tư, được chăm chút chu đáo. Thái độ từ LĐBĐ xứ bò tót với thầy trò Vicente Del Bosque cũng hết sức hời hợt. Bằng chứng là năm nay nếu vô địch, TBN chỉ được thưởng 300.000 euro mỗi thành viên, ít hơn rất nhiều so với EURO 2008 (500.000 euro) và World Cup 2010 (600.000 euro). Bên cạnh đó là chi phí sinh hoạt đi lại dành cho La Roja tại Ba Lan & Ukraine rất hạn chế khi mỗi siêu sao như Xavi, Iniesta, Torres, những người kiếm được hàng trăm ngàn euro mỗi tuần chỉ được gói gọn trong vẻn vẹn 4.000 euro chi phí sinh hoạt đi lại hằng ngày.

Lý do được hiểu cũng bởi một phần vì nền kinh tế TBN đang suy thoái trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ lên đến ngưỡng 50%. Nợ công của nền kinh tế TBN cũng đang leo thang. Vì lý do đó, sự đầu tư dành cho bóng đá cũng giảm hẳn, nhất là khi vinh quang thì La Roja đã có đủ.

Người ta không thấy sự khác biệt về cuộc sống tại EURO 2012 của Bồ Đào Nha và TBN qua màn trình diễn của cả hai
Người ta không thấy sự khác biệt về cuộc sống tại EURO 2012 của Bồ Đào Nha và TBN qua màn trình diễn của cả hai

Trái ngược hoàn toàn là sự ăn chơi của tuyển Bồ Đào Nha. Dù GDP bình quân đầu người chỉ bằng 2/3 người láng giềng xứ Iberia (22.000 euro so với 32.600 euro) nhưng Bồ Đào Nha vẫn hết sức hào phóng vì đội tuyển của mình. Minh chứng là mỗi thành viên của Seleccao được tiêu đến 30.000 euro mỗi ngày, gồm dịch vụ khách sạn 5 sao, đoàn xe riêng đi lại, những vệ sĩ theo sát 24/24.

4.000 euro so với 30.000 euro, đó chính là sự khác biệt lớn nhất về mức ưu đãi mà TBN và BĐN nhận được. Trong cuộc đối đầu tới, hãy chờ xem bên được ưu ái hơn hay bên sống “kham khổ” hơn sẽ thắng?

Tương tự là trường hợp của Đức và Italia. Khi là một nền kinh tế lớn nhất châu Âu, người Đức cũng luôn biết cách phô trương sức mạnh kim tiền của họ. Khi thầy trò Joachim Loew hội quân, ngay lập tức một đội vệ sĩ từ nước nhà được phái đến đảm bảo sự riêng tư cho các tuyển thủ. Chỉ những phóng viên có thẻ tác nghiệp của UEFA mới được vào trong.

Đại bản doanh của Mannschaft thực sự nổi bật với những thương hiệu lớn độc quyền tài trợ cho ĐTQG như Mercedes, Adidas,… Các phóng viên tác nghiệp được bao ăn toàn bộ thời gian lưu lại nơi đóng quân của thầy trò Joachim Loew. ĐT Đức sống như những vương giả, bà thủ tướng Angela Merkel thì thăm hỏi thường xuyên.

Trong khi với người Italia thì sao, cuộc khủng hoảng kinh tế quốc nội khiến LĐBĐ nước này không có nhiều ngân sách để chi cho các tuyển thủ nên chỉ khi nào vào đến bán kết, Azzurri mới được nhận thưởng, thay vì được hưởng theo từng chặng đường như các đội bóng khác. Không những thế, một phần khoản tiền này sẽ bị cắt để làm từ thiện cho quỹ hỗ trợ các nạn nhân của trận lụt lịch sử tại Italia vừa qua.

Vậy mới thấy thầy trò Prandelli chịu thiệt thòi ra sao. Nhưng họ đã không màng đến yếu tố kim tiền mà vẫn thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo, vì danh dự tổ quốc.

4 đội bóng, 4 tình cảnh khác nhau, nhưng chưa bao giờ người ta thấy sự khác biệt trong quyết tâm, thấy được khoảng cách giữa đội nhà giàu và nhà nghèo. Thế mới càng hiểu rằng với cầu thủ chuyên nghiệp, những khoản tiền thưởng, những sự hậu đãi không thể quyết định tinh thần, sự cống hiến và lòng tự tôn của họ.

Minh Minh

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xem thêm
top-arrow
X