Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Lạ kì Euro: Thiết đầu công-bí truyền của người Pháp

Thứ Năm 31/05/2012 13:40(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Thiết đầu công kiểu Pháp, bẻ còi kiểu châu Âu và luật việt vị được khai sáng nhờ một ông trọng tài người Thụy Điển.

Thiết đầu công kiểu Pháp

Euro 92 cũng mang đến một kỉ niệm đáng nhớ cho cựu HLV Man City, Stuart Pearce. Chạm trán ĐT Pháp ở Malmo, Pearce cùng đồng đội đã bảo vệ thành công mành lưới của đội nhà. Song đấy chẳng phải là cách ông để lại dấu ấn trên đất Thụy Điển. Thay vào đó, Pearce lãnh đủ một cú thiết đầu công của Basile Boli vào mặt.

Đã thế, hậu vệ Marseille còn chẳng thèm dừng lại để xin lỗi dù chính Stuart Pearce khi phát biểu trước giới truyền thông đã cho rằng đó chỉ là một tai nạn. Song chỉ cần thế thôi, Basile Boli đã bị biến thành kẻ thù của những ông bạn hàng xóm bên kia eo biển Manche.

May mắn cho Basile, cơn giận dữ của đám hooligan Anh đã sớm có đối tượng mới, HLV Graham Taylor – người bị báo chí Anh gọi với cái tên “củ cải” sau khi để thua Thụy Điển 1-2. Nhưng xem ra, độc chiêu thiết đầu công có vẻ được các cầu thủ Pháp khá ưa dùng. Bằng chứng là 8 năm sau đến lượt Zidane thổi bay cơ hội vô địch thế giới của đội nhà bằng cú húc thẳng vào ngực Marco Materazzi.

Chiếc ghế nha sĩ

Chẳng có gì được các tờ báo lá cải ở Anh quan tâm hơn scandal của các cầu thủ ĐTQG trước mỗi giải đấu lớn. Quay ngược thời gian trở lại Euro 1996, khi ấy tuyển Anh quyết định chọn Hồng Kông làm địa điểm tập luyện và thi đấu. Nhưng thú chơi bời vốn từ lâu đã "ăn vào máu" nên cứ hở ra là những ông sao của xứ sở sương mù lại trốn trại, bùng đi ăn nhậu tới bến.

Pha ăn mừng đầy ẩn ý của Paul Gascoigne và Teddy Sheringham
Pha ăn mừng đầy ẩn ý của Paul Gascoigne và Teddy Sheringham

Song đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma. Cánh paparazzi cũng chỉ chờ đến dịp ấy là thoải mái chọn góc, bấm máy liên hồi. Mà toàn những khoảnh khắc thác loạn của Paul Gascoigne và 2 người đồng đội nổi tiếng không kém là Teddy Sheringham và Steve McManaman mới chết. Đáng kể nhất phải nhắc đến bức ảnh miêu tả bộ ba này nằm ngửa ra trên ghế để cho các chân dài phục vụ rót rượu bia vào tận miệng. Cụm từ “chiếc ghế nha sĩ” ra đời từ đó.

Ngay khi được công bố, những hình ảnh kia đã tạo ra làn sóng phản đối dữ dội tại nước Anh. Báo chí, người hâm mộ nước này kịch liệt lên án hành động đáng xấu hổ kia, thậm chí còn đòi đuổi cổ ba ông sao khỏi đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, rốt cuộc thì chẳng có án phạt nặng nề nào được đưa ra. Paul Gascoigne thậm chí còn thi đấu cực hay, góp công lớn đưa tuyển Anh vào tận bán kết, và chỉ chịu thất bại trước ĐT Đức sau loạt penalty may rủi.

Có thể giờ đây không còn nhiều người nhắc đến scandal thác loạn của Paul Gascoigne nữa nhưng bàn thắng tuyệt đẹp anh ghi được trong trận gặp Scotland trước khi có màn ăn mừng tưởng nhớ scandal “chiếc ghế nha sĩ” sẽ vẫn đọng lại trong ký ức của nhiều cổ động viên xứ sở sương mù.

Trọng tài là cha là mẹ

"Tôi đã cho cả thế giới biết thế nào là luật việt vị". Đó là tuyên bố đầy tự hào của trọng tài Peter Frojdfeldt khi công nhận bàn thắng của Van Nistelrooy ghi vào lưới Buffon tại vòng bảng Euro 2008. Sẽ chẳng có gì đáng để vị phán quan người Thụy Điển này "nổ" to như vậy nếu không có cả đống tranh cãi bắt nguồn từ pha lập công này.

Bởi theo quan sát, Van Nistelrooy đã đứng dưới hàng phòng ngự của ĐT Italia khi là người chạm bóng cuối cùng, ngoại trừ... Christian Panucci. Mà hậu vệ Italia khi ấy ở đâu? Anh đang nằm ôm mặt ngoài đường pitch vì pha va chạm với Buffon.

Báo chí Italia ngay lập tức tạo ra một cơn cuồng phong chỉ trích nhắm vào Frojdfeldt cũng như cách lựa chọn trọng tài của UEFA. Sự việc này căng thẳng đến nỗi, đích thân tổng thư kí UEFA, David Taylor, đã phải đưa ra lời giải thích rất khó tin nhằm bảo vệ Frojdfeldt: “ Trong lúc bóng lăn, một hậu vệ hoàn toàn có khả năng chạy ra khỏi sân để khởi động bẫy việt vị khi cần thiết. Đó là điều không thể chấp nhận được. Do đó, cầu thủ sẽ vẫn được tính là đang thi đấu cho đến lúc được rời sân theo sự cho phép của trọng tài. Frojdfeldt đã đúng khi công nhận bàn thắng đó của Van Nistelrooy”.

Bẻ còi kiểu Euro

Khi hiệp phụ thứ 2 trận bán kết Euro 2012 giũa Pháp và Bồ Đào Nha chuẩn bị kết thúc thì Sylvain Wiltord sút bóng trúng tay Abel Xavier trong vòng cấm địa. Trọng tài Gunter Benko ngay lập tức chỉ tay vào chấm phạt góc song sau đó lại "bẻ còi" và cho Pháp hưởng phạt đền sau khi tham khảo ý kiến của trọng tài biên Igor Sramka. Từ khoảng cách 11m, Zinedine Zidane ghi bàn thắng vàng đưa Gà trống vào chơi trận chung kết.

Đương nhiên các cầu thủ Bồ Đào Nha phản ứng rất gay gắt với quyết định của trọng tài nhưng chẳng thay đổi được gì. Đã thế, 3 cầu thủ của Bồ Đào Nha còn phải chịu án phạt cấm thi đấu quốc tế của FIFA. Gomes và Paulo Bento bị cấm thi đấu 5 tháng, Xavier bị cấm 9 tháng, sau này được rút xuống còn 6 tháng.

Nỗi đau Tây Ban Nha

Tây Ban Nha hiện đang là nhà vô địch cả thế giới và châu Âu, song họ không phải lúc nào cũng là một thế lực bóng đá trên thế giới. Trước khi giành chức vô địch Euro 2008, đội tuyển xứ Bò Tót đã có 44 năm trắng tay trên đấu trường quốc tế. Lần gần nhất họ vô địch là tại Euro 1964 diễn ra trên sân nhà.

Tứ kết Euro 1996 diễn ra tại Anh, Tây Ban Nha thêm một lần nữa phải nếm trải cay đắng. Đấy là một trận đấu mà Tây Ban Nha đã chơi tốt hơn đội chủ nhà, thậm chí họ đã 2 lần đưa bóng vào lưới đối phương song đều không được trọng tài công nhận.

Tỉ số hòa 0-0 buộc số phận trận đấu phải được quyết định sau loạt đá penalty. Tây Ban Nha là đội phải dừng cuộc chơi với tỉ số 2-4 nghiêng về Anh. Sau trận đấu, thầy trò Aragones đã chua chát thốt lên rằng: “Chúng tôi không chỉ chống lại 11 cầu thủ mà còn hơn 70000 cổ động viên và 3 ông trọng tài nữa. Như thế thì làm sao mà thắng nổi”.
 
(Theo VTC)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xem thêm
top-arrow
X