Thứ Bảy, 23/11/2024Mới nhất
Zalo

Khi Azzurri có 2 gương mặt

Thứ Sáu 29/06/2012 16:29(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
(Bongda24h) - Nếu như Tây Ban Nha hoạt động với tiqui-taca làm lẽ sống, Đức theo đuổi sự khoa học nhưng phải thật thăng hoa, Bồ Đào Nha là một tập thể một người, thì Italia tại EURO 2012 này lại trình diễn nhiều gương mặt. Mỗi trận đấu họ trình làng mỗi hình hài khác nhau.

Điều đó được thể hiện xuyên suốt từ trận mở màn của Azzurri tại kỳ EURO này. Không được đánh giá cao trước thềm giải đấu cho sự thiếu vắng của một vài trụ cột cộng hưởng với scandal mua bán độ nơi quê nhà, thầy trò HLV Prandelli chắc hẳn không dám nghĩ đến tấm vé vào chung kết. Ngay những gì đã trình diễn ở trận gặp TBN đã cho thấy điều đó. Với sơ đồ 3-5-2, 2 tiền vệ cánh chủ yếu lo nhiệm vụ phòng ngự, Azzurri đã chơi rất thấp khi chạm trán nhà ĐKVĐ. Nhưng chơi lùi không có nghĩa là họ chịu trận. Italia vẫn khóa chặt những mũi tấn công của đối thủ đồng thời làm Bò tót nhiều phen hú vía trước khi Di Natale mở điểm.

Italia đang thể hiện sự đang dạng của mình
Italia đang thể hiện sự đang dạng


Trận đầu kết thúc với 1 điểm kèm sự tự tin dâng cao trong lòng Azzurri nhưng phải thừa nhận rằng họ đã được may mắn bảo vệ khi không dưới một lần, những pha bóng ngon ăn bị TBN bỏ lỡ. Trận thứ 2, Italia vẫn duy trì sơ đồ chỉ có 3 hậu vệ song đội hình của họ đã được dâng cao hơn khi mà đối thủ đã không còn quá đáng ngại như TBN nữa. Vậy nhưng sự sắc sảo ở khâu tấn công lại ít đi trông thấy. Sơ đồ 3-5-2 bị đặt dấu hỏi lớn về tính hiệu quả, về độ ổn định ở cả tấn công lẫn phòng ngự. Bởi dù sao, khi mà 4-2-3-1 lên ngôi tại EURO này thì 3-5-2 vẫn trở nên quá lạc lõng.

Đến trận cuối vòng bảng gặp Ireland, khi đối thủ bị đánh giá thấp hơn khá nhiều, Azzurri phần vì tình thế bắt buộc, phần vì Barzagli đã trở lại, bắt đầu quay về với 4 hậu vệ. Nhưng, họ vẫn cho thấy cá tính của mình khi vận hành theo 4-4-2 chứ không phải là 4-2-3-1 theo xu hướng chung. Có thể những cơ hội của Azzurri vẫn chưa rõ ràng, có thể họ chỉ ghi bàn nhờ những tình huống cố định (bàn của Cassano và Balotelli đều xuất phát từ pha phạt góc), nhưng phải thừa nhận dù sao thầy trò Prandelli cũng nâng cao rõ rệt tính hiệu quả.

Và 4-4-2 thực sự thăng hoa trong đêm Italia làm mưa làm gió trước người Anh rồi "làm nổ tung" cỗ xe tăng của người Đức. Trước Tam sư, Cassano và các đồng đội chơi cực kỳ uyển chuyển, khiến đối phương phải tối tăm mặt mũi. 36 pha dứt điểm, hai lần bóng dội cột dọc là những minh chứng rõ ràng nhất về sự vượt trội của Italia. Tiếc rằng họ phải nhờ đến loạt luân lưu mới đánh bại đối thủ. Còn khi gặp Đức, dù Italia nhường thế trận cho đối thủ nhưng ai cũng phải thừa nhận họ sắc sảo hơn, hiệu quả và tinh tế hơn ở mỗi đường tấn công.

Kín kẽ trận đầu với 3-5-2, hiệu quả và thăng hoa những trận cuối cùng 4-4-2, đó là những gam màu nổi bật nhất của bức tranh thiên thanh. Và dường như họ cũng khiến EURO 2012 thêm đa sắc đa hình với những màn trình diễn của mình. Italia nổi bật với Đức, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha không bởi lối chơi, mà là sự thích nghi cực tốt vời từng sơ đồ, từng đối thủ.

Minh Minh

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xem thêm
top-arrow
X