Thứ Bảy, 28/12/2024Mới nhất
Zalo

ĐKVĐ Tây Ban Nha vào tứ kết: chưa HAY nhưng đủ... MAY

Thứ Ba 19/06/2012 13:38(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Tây Ban Nha đã lọt vào tứ kết VCK Euro 2012 với vị trí nhất bảng C. Đó là một kết quả hợp lý. Nhưng cái cách mà thầy trò Del Bosque đạt được mục tiêu vẫn còn đôi điều đáng phải bàn.

Trong vòng 4 năm qua, Tây Ban Nha được xem là đội bóng hay nhất thế giới. Cũng vì thế mỗi khi bước ra sân thi đấu, người hâm mộ luôn chờ đợi màn trình diễn của họ rất nhiều, đặc biệt ở những giải đấu lớn. Đây chính là áp lực không nhỏ đối với nhà ĐKVĐ Thế giới và châu Âu.

Họ không những buộc phải thắng mà còn phải thắng đẹp, thắng thuyết phục. Chỉ cần một trận hòa, đặc biệt là một trận thua, La Roja sẽ bị đưa ra mổ xẻ. Thế nên, sau chức vô địch World Cup 2010, yếu tố cẩn trọng trong lối chơi luôn được Tây Ban Nha đặt lên hàng đầu. Nhưng nhiều khi cẩn trọng quá khiến phong cách đá tấn công rực lửa của “Cuồng phong đỏ” mất đi sự thăng hoa cần thiết.

Với tình huống tương tự, Pepe đã phải rời sân.
Với tình huống tương tự, Pepe đã phải rời sân.

Điển hình như ở trận đấu với Italia mới đây, đội hình ra sân của của TBN thậm chí chẳng có một tiền đạo đúng nghĩa, dù trong tay ngài Del Bosque có tới 3 chân sút đẳng cấp, gồm Torres, Negredo và Llorente. Kết quả, La Roja bị Italia cầm hòa với tỷ số 1-1. Lập tức họ phải nhận một số lời chỉ trích từ dư luận, nhưng ngạc nhiên hơn trong đó Jose Mourinho, người vốn vẫn bị gắn với biệt danh HLV của trường phái “phản bóng đá”, nên có những thời điểm vị chiến lược gia người Bồ Đào Nha sử dụng tới sơ đồ chiến thuật hình cánh cung 4-6-0.

Đến trận đấu với Ireland, trước một đối thủ không phải là quá mạnh, Tây Ban Nha đã phần nào lấy lại được hình ảnh của nhà ĐKVĐ với chiến thắng đậm 4-0 bằng một lối đá tấn công đang dạng. Chiến thắng ấy được tô điểm thêm vẻ đẹp khi chân sút Torres lập một cú đúp để lấy lại giá trị của anh trên thị trường chuyển nhượng.

Tuy nhiên, ở trận đấu với Croatia, trong thế nguy hiểm, Tây Ban Nha một lần nữa thu mình lại. Âu đó cũng là điều hợp lý, bởi bài học đắt giá từ việc Nga bị loại buộc TBN phải có những tính toán cần thiết. Bởi nếu để thua Croatia, trong khi Italia giành chiến thắng trước CH Ireland, “Bò tót” sẽ bị loại. Đó thực sự sẽ là một tấm thảm kịch cho bóng đá xứ bò tót.

Thế nên, trong suốt cả trận đấu, người xem được chứng kiến một lối đá “bất thường” của Tây Ban Nha. Họ vẫn thực hiện các đường chuyền một chạm ở cự ly ngắn và trung bình, vẫn chiếm thế thượng phong trong thời gian kiểm soát bóng so với đối phương, nhưng rất rườm rà trong tấn công, tức thiếu tính đột biến ở các đường chuyền bắt nguồn từ khu trung tuyến, tạo điều kiện cho tiền đạo dứt điểm.

Theo con số thống kê, suốt 90 phút thi đấu, TBN chỉ tung ra được 9 cú sút đi trúng đích, một con số quá khiêm tốn so với thời lượng kiểm soát bóng của họ lên tới 68%. Thậm chí, có những thời điểm, người xem có cảm giác “Cuồng phong đỏ” đang run sợ trước Croatia, vì chỉ cần để thủng lưới, “cửa tử” sẽ rất gần với thầy trò Del Bosque, đặc biệt là khi Italia đã dẫn bàn Ireland.

Hiện thực phũ phàng ấy đáng ra đã đến với Tây Ban Nha, nếu trọng tài Stark nghiêm khắc hơn với các quyết định của mình. Cụ thể, trong hiệp một, Sergio Ramos đã có một pha vào bóng nguy hiểm với Mandzukic trong vòng cấm. Còn nhớ ở vào tình huống tương tự, Pepe từng lĩnh thẻ đỏ sau pha chạm với Daniel Alves. Ở một tình huống khác, pha quay chậm cho thấy tiền vệ Busquets đã kéo áo lộ liễu hậu vệ Corluka trong vòng cấm địa. Nhưng rút cuộc chẳng có một quả 11m nào hết. Đấy chính là cái may của Tây Ban Nha.

“Chúng tôi đã có một trận đấu khó khăn ngày hôm nay, thậm chí có thể gọi là một ngày thi đấu nghèo nàn. Chúng tôi đã đánh mất cảm giác trong các pha phối hợp. Còn tốc độ trong tấn công lại quá chậm”, ngài Del Bosque thừa nhận sau trận đấu.

Nhưng nói như Jose Mourinho, đội hay nhất, xuất sắc nhất chưa hẳn đã giành chức vô địch. Hơn ai hết, thầy trò Del Bosque hiểu điều đó khi mà lối đá của họ đã trở nên quen thuộc với các đối thủ nên thường bị bắt bài mỗi khi triển khai thế trận. Dẫu vậy, muốn trở thành nhà-vô-địch-lịch-sử, Tây Ban Nha phải vượt qua được mọi khó khăn chông gai vì chặng đường nào rải bước trên hoa hồng bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai.

Người hâm mộ đang chờ đợi cái hay, tính đột biến ở lối chơi của Tây Ban Nha ở vòng đấu knock-out. Giống như hồi World Cup 2010, khi ngài Del Bosque quyết định loại Marcos Senna để chọn Busquets làm tiền trụ cho TBN; hay chọn Llorente thay vì Torres chơi cạnh David Villa và thi thoảng làm mới cách thức tấn công bằng sự xuất hiện của Pedro.

(Theo VTC)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xem thêm
top-arrow
X