Chủ Nhật, 26/05/2024Mới nhất
Zalo

Cristiano Ronaldo bùng nổ nhờ Bento

Thứ Bảy 09/06/2012 08:13(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Con đường mà Paulo Bento đưa Bồ Đào Nha tới EURO 2012 không hoàn toàn chỉ có màu hồng. Phải mất 180 phút chiến đấu ở loạt play-off, đội tuyển đến từ bán đảo Iberia mới xác nhận chỗ đứng của mình ở Ba Lan và Ukraina mùa hè này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những dấu ấn tích cực của ông thầy 42 tuổi này để đưa đội bóng thoát khỏi những tàn dư của người tiền nhiệm Carlos Queiroz.

Ngày Bento lên nắm quyền thay Queiroz, đâu đó trong dư luận Bồ Đào Nha là những ánh mắt nghi ngại. Một ông thầy trong 4 năm nắm quyền ở Sporting Lisbon chỉ đem về vỏn vẹn 2 chiếc cúp lại được đưa lên tuyển thì không thể không có những dấu hỏi.

Mặc dù vậy, triều đại của Bento vẫn có những điểm đáng để ngợi khen. Gạt đi những kết quả đáng thất vọng trước Síp và Na Uy, Bồ Đào Nha có liền mạch thắng 5 trận ở vòng loại EURO 2012. Đây là những trận đấu mà người ta thấy rõ dấu ấn của Bento. Vị HLV này vẫn tiếp tục sử dụng sơ đồ chiến thuật 4-3-3 mà Queiroz từng dùng, dù ai cũng biết sở trường của ông là 4-4-2. Nhưng cách vận hành con người thì hoàn toàn khác. Bồ Đào Nha không chơi thấp và thụ động như khi cựu trợ lý M.U nắm quyền. Họ chơi tốc độ và chủ động tấn công với số lượng cầu thủ lớn hơn.

Dưới triều đại Bento, Ronaldo tỏa sáng ở tuyển
Dưới triều đại Bento, Ronaldo tỏa sáng ở tuyển

Sự thay đổi tích cực đầu tiên của Bento: đặt Pepe về đúng chỗ đứng là một trung vệ. Dưới thời Queiroz, một trong những phát hiện độc đáo nhất là việc khám phá ra khả năng đá tiền vệ trung tâm của Pepe. Với vị trí mới này, cầu thủ của Real Madrid đã đóng góp vào việc biến Bồ Đào Nha trở thành đội bóng có hàng phòng ngự tốt nhất những năm qua. Quan điểm của Bento lại khác. Ông không cần một tiền vệ phòng ngự ở giữa sân, do đó đã đưa Meireles vào vị trí này thay Pepe.

Một tín hiệu tích cực quan trọng khác: Bento đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với ngôi sao lớn nhất của đội bóng bán đảo Iberia, Cristiano Ronaldo. Ai cũng hiểu được Ronaldo không thoải mái khi phải chơi ở vị trí tiền đạo cắm dưới thời Carlos Queiroz. Bồ Đào Nha những năm gần đây khủng hoảng trầm trọng chân sút và không phải vô cớ mà Queiroz buộc phải đưa ra giải pháp bất đắc dĩ này. Dưới thời Bento, CR7 đã được trả về đúng vị trí “cha sinh mẹ đẻ” của mình, một cầu thủ chạy cánh. Nó đã góp phần vào thành tích 9 bàn thắng của Ronaldo ở vòng loại EURO 2012.

Tất nhiên, không phải ai cũng vừa lòng với Paulo Bento. Hai trong số những cầu thủ trụ cột của Bồ Đào Nha, Bosingwa và Carvalho đã không có cơ hội để đến với ngày hội lớn nhất Châu Âu năm nay. Với Carvalho, mọi chuyện bắt đầu từ việc anh phản ứng ông thầy khi phải ngồi ngoài trong chiến thắng 4-0 trước Síp. Mâu thuẫn giữa Bento và Carvalho đã căng thẳng đến mức trung vệ của Real Madrid đã tuyên bố giã từ màu áo đội tuyển quốc gia (dù sau đó đã rút lại quyết định này). Bosingwa cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mất đi hai trụ cột quan trọng này ở hàng phòng ngự, Bồ Đào Nha hứa hẹn sẽ có một hành trình gian nan trong bảng đấu tử thần.

Tuy vậy, với những gì mà Paulo Bento đã và đang làm được trong hai năm cầm quyền vừa qua, người ta vẫn có quyền đặt niềm tin vào việc Bồ Đào Nha vẫn sống khỏe sau khi vòng bảng khép lại.
 
(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xem thêm
top-arrow
X