Thứ Bảy, 23/11/2024Mới nhất
Zalo

Xabi Alonso toả sáng, TBN "làm nên lịch sử" trước người Pháp

Chủ Nhật 24/06/2012 01:06(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Chuyện TBN hạ gục Pháp nghe chừng không làm ai bất ngờ nhưng ngạc nhiên nằm ở chỗ: ngôi sao sáng nhất "Cuồng phong đỏ" trong trận tứ kết không phải là một gương mặt trên hàng tấn công mà là một chiên binh luôn đóng góp thầm lặng cho mọi thành công của ĐT trong nhiều năm qua: Xabi Alonso. Ở lần thứ 100 khoác áo La Furia Roja, Alonso đã toả sáng bằng một cú đúp, giúp TBN chấm dứt chuỗi trận chỉ biết hoà và thua trước người Pháp tại các giải chính thức và lọt vào bán kết.

Tây Ban Nha đang là ĐKVĐ châu Âu cũng như thế giới và vẫn xứng đáng là ĐT số 1 hành tinh dù rằng xét về độ "long lanh" ít nhiều kém hơn trước tuy nhiên, Tây Ban Nha lại chưa một lần hạ gục được ĐT Pháp tại các giải đấu chính thức (World Cup, Euro, bao gồm cả vòng loại). Cụ thể, hai đội đã chạm trán với nhau tổng cộng 6 lần và Pháp thắng tới 5 mà lần gần nhất là tứ kết World Cup 2006 khi Pháp vượt qua TBN bằng tỷ số 3-1. Còn rất nhiều "nhân chứng sống" của trận đấu đó hiện vẫn khoác áo 2 đội như Casillas, Sergio Ramos, Fabregas, Xavi,... (TBN) hay Malouda, Ribery, (Pháp). Chẳng hiểu có phải vì thành tích đối đầu khá kém đó mà La Furia Roja thể hiện rõ sự thận trọng ở trận tứ kết lần này. Biểu hiện rõ rệt nhất là HLV Vicente Del Bosque đã sử dụng sơ đồ "không tiền đạo chính hiệu" giống hệt trận mở màn giải đấu gặp ĐT Italia (hoà 1-1). Fernando Torres lại ngậm ngùi ngồi trên băng ghế dự bị sau 2 trận có mặt ở danh sách xuất phát và Cesc Fabregas tiếp tục được sắm vai "số 9 ảo" (chủ yếu dâng cao đảm trách khâu ghi bàn nhưng với tư cách một tiền vệ, Cesc sẽ thường xuyên lùi sâu hỗ trợ đồng đội trong việc kiểm soát thế trận). Nòng cốt trong hệ thống tiqui-taka phiên bản Euro 2012 hiển nhiên vẫn là "bộ ba siêu đẳng" mang dáng dấp số 6 (S.I.X) trong khi thống lĩnh tuyến giữa làm gi còn ai khác ngoài bộ đội Busquets - Alonso. Hàng thủ vẫn là 4 sự lựa chọn tốt nhất ở thời điểm này: Pique - Ramos đá trung vệ, Alba và Arbeloa đảm trách hai cánh.

Trái ngược với đội hình không đột biến của TBN thì HLV Laurent Blanc có khá nhiều sự điều chỉnh mang tính chiến thuật thấy rõ. Trước trận đấu, có thông tin cho rằng giữa Samir Nasri và Alou Diarra đã có những xích mích căng thẳng trên sân tập (suýt dẫn tới ẩu đả), xuất phát từ một vài va chạm ở trận thua gặp Thuỵ Điển. Không rõ mức độ xác thực của thông tin này đến đâu nhưng cả hai đều không có mặt trong danh sách xuất phát. Thay vào đó, Blanc đẩy Mathieu

Debuchy, một hậu vệ cánh thực thụ lên tuyến giữa và tung vào sân Yohan Cabaye, cầu thủ gốc Việt đã chơi cực tốt trong 2 trận đầu vòng bảng. Vị trí của Debuchy (hậu vệ phải) ở hàng thủ thuộc về gương mặt kỳ cựu Anthony Reveillere. Ngoài ra, Florent Malouda, một lão tướng khác, chiếm vị trí của Hatem Ben Arfa còn Laurent Koscielny, trung vệ đang khoác áo Arsenal, thay thế Phillipe Mexes (bị treo giò). Như vậy, không khó để nhận ra, Pháp sẽ chủ trương chơi thực dụng đến cùng hòng hoá giải phong cách tiqui-taka "mạnh thì có mạnh, đẹp thì có đẹp nhưng đã quá quen thuộc và đôi lúc gây nhàm chán bởi mấy màn đập - nhả không ngừng" với yếu tố kinh nghiệm rất được đề cao. Việc sử dụng thêm Debuchy có lẽ nhằm đến mục tiêu kết hợp cùng Reveillere để kiềm toả bằng được Iniesta (thi đấu lệch trái, tương đương với cánh phải của Pháp), cầu thủ vừa có khả năng sáng tạo cao vừa chơi cực hay tính đến thời điểm này (hẳn tất cả vẫn chưa quên hai hình ảnh Iniesta "tả xung hữu đột" trong vòng vây của các đối thủ Croatia và Italia). Trách nhiệm "rình rập chớp lới cơ" sẽ dồn cả lên Ribery, Malouda và chân sút duy nhất Karim Benzema, người chưa ghi nổi bàn nào ở Euro lần này (song đã có 2 đường kiến tạo thành bàn ở chiến thắng 2-0 trước Ukraine).

Như thường lệ, TBN lại thể hiện trình độ cầm bóng siêu việt của mình song giữ được không có nghĩa sẽ tổ chức được nhiều pha tấn công nguy hiểm về cầu môn đối phương. Phút thứ 6, Fabregas băng xuống đón đường chọc khe của Alonso nhưng Clichy đã kịp thời can thiệp trong vòng cấm. Cesc cho rằng anh xứng đáng được dành cho một quả phạt 11m, đáng buồn là trọng tài lại không đồng quan điểm. Xem lại pha quay chậm thì có vẻ Clichy đã tác động đến Fabregas song đó chỉ là tình huống 50-50 mà thôi. Vài phút sau, Xabi Alonso (hôm nay, đánh dấu trận thứ 100 của anh trong màu áo ĐTQG) thể hiện tài sút xa sở trường nhưng do cự ly quá xa nên chẳng gây chút khó khăn nào cho Hugo Lloris.

Những phút đầu, ưu thế hoàn toàn thuộc về TBN còn Pháp khởi đầu không thật sự tốt. Hàng phòng ngự thỉnh thoảng lộ rõ sự lúng túng, hàng tiền vệ đông người chưa thể khống chế được cục diện và chẳng phát động được pha phản công nào ra hồn. Bởi thế, mặc cho luôn tập trung rất đông quân số bên phần sân nhà, Pháp vẫn khiến không ít CĐV cảm thấy bất an (vì "thực dụng" khác rất nhiều so với "ruồi bu". Một trận địa phòng ngự đông người chỉ hiệu quả nếu được tổ chức tốt, bố trí hợp lý, cự ly được giữ vững và các cầu thủ biết hỗ trợ, bọc lót cho nhau) để rồi khi kim đồng hồ mới chỉ đến phút 19, Pháp đã chịu thủng luới, một hệ quả tất yếu. Iniesta chuyền xuống thuận lợi cho Alba bên hàng lang cánh trái và hậu vệ đang trong tầm ngắm của Barcelona vừa dũng mãnh vừa khéo léo loại bỏ Debuchy trước khi tạt bóng có ý đồ vào phía trong. Xabi Alonso đã băng xuống đúng lúc, thực hiện cú đánh đầu khôn ngoan vào góc xa, hạ gục Hugo Lloris. Chẳng ai theo kèm Alonso và tiền vệ của Real đã đánh dấu "ngày đặc biệt" trong sự nghiệp cầu thủ của anh bằng một bàn thắng. Ngay sau đó, suýt chút nữa, tỷ số được nâng lên 2-0 nếu pha bắt volley của Xavi đi thấp hơn.

Bàn thắng càng khiến TBN chơi hưng phấn và rạo rực hơn, khiến độ biến ảo của tiqui-taka tăng lên rõ rệt. Phút 29, Iniesta đột ngột thoát xuống đón đường kiến tạo của "số 9 ảo" Fabreas nhưng Rami đã kịp cản phá chính xác, giúp Lloris thoát khỏi hiểm nguy. Muốn lật ngược thế cờ, ĐT Pháp buộc phải nghĩ đến chuyện tấn công song mới chỉ dừng lại ở các tình huống bên ngoài vòng cấm chứ chưa thể xâm nhập được khu vực 16m50. Phút 32, Cabaye thực hiện cú sút phạt khá khó ở cự ly hơn 25m và chếch về bên cánh trái nhưng trong khung gỗ của TBN đâu phải người tầm thường mà là một vị Thánh mang tên Iker Casillas. Blanc có vẻ đã sai lầm khi bắt các học trò phải chơi phòng ngự, hoàn toàn trái với hình ảnh mà ông ra sức xây dựng kể từ ngày lên nắm quyền (một lối chơi hoa mỹ, giáu sức tấn công theo mô hinh của .... TBN) bởi tính đến hết hiệp 1, Pháp thủ khá tệ. Ngay cả các hậu vệ cũng chẳng làm tròn nhiệm vụ của mình, nói gì đến các vị trí khác. Phút 39, không ai để mắt tới Pique và trung vệ này thoải mái đánh đầu sau một cú sút phạt, may là trái bóng không bay trúng đích. Hai đội bước vào giờ nghỉ giải lao với tỷ số 1-0 nghiêng về TBN.

Pháp cần phải có sự thay đổi về chất ở hiệp 2 (trở lại sở trường tấn công bất kể hậu quả cuối cùng ra sao hoặc phòng ngự - phản công có ý đồ, tổ chức rõ ràng hơn chứ không phải "vớ vẩn" như hiệp đầu) nếu muốn làm nên bất ngờ, bằng không họ sẽ khó thoát khỏi cảnh chia tay giải đấu ở vòng này. Tuy nhiên, HLV Laurent Blanc vẫn chưa tiến hành sự điều chỉnh nào về mặt nhân sự và hình ảnh của Les Bleus chẳng khởi sắc chút nào. TBN vẫn hoàn toàn chiếm lĩnh thế trận. Phút 50, Xabi Alonso trong một ngày thi đấu như "lên đồng", tung ra một cú sút xa khác nhưng độ chính xác không được cải thiện. Phút 53, rất hiếm hoi từ đầu trận, Benzema và Ribery có pha phối hợp ăn ý song bị Sergio Ramos ngăn cản giữa chừng. "Cuồng phong Đỏ" có dấu hiệu "hạ nhiệt" không còn chơi nhiệt tình. dâng cao mà chủ động làm giảm nhịp độ, đội hình được kéo xuống thấp hơn dù vẫn hoàn toàn kiểm soát được bóng. Phút 59, Ribery nỗ lực tạt bóng vào phía trong và Debuchy bật cao đánh đầu vọt xà.

Đến phút 62, "số 9 ảo" không thể hiện được sự sắc sảo của mình trong khoản ghi bàn giống như trận gặp Italia. Cesc thoát xuống đón đường chuyền tốt của đồng đội cùng CLB Xavi nhưng anh xử lý hơi chậm, làm cho đội trưởng ĐT Pháp, Hugo Lloris có đủ thời gian băng ra cản phá ngay sát vạch 16m50. Không thể chờ đợi lâu hơn nữa, Blanc phải tiến hành thay người và không có gì bất ngờ khi hai cầu thủ tấn công "hạng nặng" Jeremy Menez và Samir Nasri đồng loạt có mặt trên sân. Trong khi đó, Vicente Del Bosque cũng mau chóng "bắt chước" bằng việc sử dụng Pedro Rodriguez và Fernando Torres, hai tiền đạo chính hiệu. Vừa vào sân được vài phút, hai gương mặt này suýt tạo ra bàn thắng nâng cao cách biệt nếu như Koscielny không cố gắng hết mình để cản phá đường căng ngang của Pedro hướng đến Torres ở ngay sát cầu môn. Phút 72, Pháp đưa ra câu trả lời với nỗ lực dẫn bóng của Ribery chếch bên góc trái của vòng cấm song pha chuyền vào trong của anh bị Casillas bắt bài dễ dàng.

Thời gian cứ trôi đi mà Pháp chẳng thấy tý ánh sáng nào loé lên từ cuối đường hầm dù rằng cách biệt 1 bàn rõ ràng quá mong manh. Còn nước còn tát, Blanc rút bớt một chuyên gia phòng ngự (Yann M'Vila) để có suất cho một tiền đạo nữa (Olivier Giroud, ngôi sao sáng của nhà tân vô địch Ligue 1, Montpellier). Tuy nhiên, bộ mặt hàng công của đoàn quân áo Lam "nguyễn y vân". Bế tắc, Pháp đành trông mong vào những tình huống cố định (phạt góc, phạt trực tiếp) nhưng cũng chẳng khả dĩ hơn. Tới phút 90, số phận của Pháp chính thức được định đoạt. Reveillere đẩy ngã Pedro trong vòng cấm và trọng tài không chần chừ chỉ ngay vào chấm phạt đền (đây mới là quả penalty thứ 3 tại Euro 2012). Trách nhiệm sút 11m được dành cho Xabi Alonso, một sự tôn vinh quá ỹ nghĩa. Tuy không thường xuyên được giao công việc này nhưng Alonson xem ra vẫn là một chuyên gia khi anh dễ dàng đánh lừa Lloris, khép lại một ngày kỷ niệm khó quên với chính bản thân anh

TBN đã giành quyền vào bán kết đúng như dự đoán của tất cả và đối thủ sắp tới của họ là người hàng xóm BĐN. Một trận đấu hứa hẹn khó khăn hơn rất nhiều bởi BĐN thể hiện tốt hơn người Pháp ở Euro 2012 lần này tuy nhiên nếu TBN thi đấu đúng sức, thì e rắng tấm vé tham dự trận chung kết khó lòng thoát khỏi tay họ vì TBN quả thực cực khó đánh bại (cầm chân thì có thể). Song bất ngờ luôn tiềm ẩn trong môn Thể thao Vua và biết đâu đấy, với đôi cánh Ronaldo - Nani, BĐN sẽ bay cao.

Đội hình thi đấu
Tây Ban Nha:
Casillas, Arbeloa, Pique, Ramos, Alba, Busquets, Alonso, Xavi, Silva (Pedro Rodriguez 65'), Fabregas (Torres 67'), Iniesta (Cazorla 84')
Pháp: Lloris, Reveillere, Rami, Koscielny, Clichy, Debuchy (Menez 64'), M'Vila (Giroud 79'), Cabaye, Malouda (Nasri 65'), Ribery, Benzema.

Tây Ban NhaThống kêPháp
60%Tỷ lệ giữ bóng40%
13Tổng số cú sút4
3Trúng cầu môn1
6Ngoài cầu môn3
4Thủ môn cản phá0
7Phạt góc3
6Phạm lỗi12
5Việt vị1
1Thẻ vàng2
0Thẻ đỏ0


  • Bảo Phương

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

Khoảng thời điểm này ba năm trước, Trận chung kết Euro 2016, Bồ Đào Nha đánh bại Pháp đầy bất ngờ với bàn thắng duy nhất của Eder trong hiệp phụ thứ hai. Cristiano Ronaldo phải rời sân từ khá sớm do chấn thương. Nhưng anh đã nói gì với đồng đội và BHL sau chiến thắng lịch sử này?

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Khi còn là một cậu bé, Xavi Herandez chỉ thích giữ gôn. Còn bây giờ, anh là trái tim của đội tuyển Tây Ban Nha trong cả ba chiến thắng vang dội vừa rồi giúp đội bóng áo đỏ đi vào lịch sử. Những đường chuyền như có khả năng ngoại cảm của anh khiến các đồng đội của Xavi ca ngợi, không hề quá rằng anh “chơi bóng với cỗ máy thời gian”.

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Mỗi cầu thủ đều sở hữu một phẩm chất riêng, một tài năng đặc biệt để làm nên tên tuổi của họ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp các khả năng của họ lại với nhau trong một hình hài cụ thể? Nhân dịp EURO 2012 vừa kết thúc, trang Goal đã tạo ra một cầu thủ hoàn hảo của bóng đá châu Âu bằng cách kết hợp từng bộ phận của các danh thủ hàng đầu lại với nhau.

Xem thêm
top-arrow
X