Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Pháp B và Anh B vẫn có thể “làm trùm” ở bảng D?

Thứ Tư 06/06/2012 10:20(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Trên lý thuyết, họ là hai cái tên sáng giá nhất của bảng D, nhưng cả Anh và Pháp đều đang trải qua một thời kỳ chuyển giao đầy những hoài nghi kể từ cú sốc tại World Cup cách đây hai năm. Cơ hội nào cho họ ở EURO lần này?

Pháp và Anh hạng B

6/23 tuyển thủ Anh đi EURO là cầu thủ của Liverpool, đội chỉ về đích thứ tám ở Premier League mùa này. Trong số này, chỉ có Wayne Rooney, Ashley Cole và John Terry là đạt đẳng cấp thế giới (Gerrard đã từng là một cầu thủ như thế, nhưng tuổi tác và chấn thương đã hạ thấp đẳng cấp của anh), nhưng Rooney bị treo giò hai trận đầu. Hai năm trước, World Cup tại Nam Phi còn được coi là cơ hội cuối cùng của một thế hệ mà người Anh cho là tốt nhất kể từ sau thế hệ đã đoạt chức VĐTG năm 1966, nhưng giờ thì khoảng cách giữa các cầu thủ đẳng cấp thế giới còn sót lại và số cầu thủ của các đội nằm ngoài tốp 3 tại Premier League (đông đảo hơn hẳn) có thể tạo ra sức ì ghê gớm cho đội tuyển Anh. HLV của tuyển Anh B này là Roy Hogdson, người dẫn dắt West Brom trụ hạng thành công mùa vừa qua.

Những ngôi sao sáng giá nhất ở bảng D
Những ngôi sao sáng giá nhất ở bảng D

Chính Chủ tịch UEFA Michel Platini, người đã cùng Pháp đăng quang ở EURO 1984, khẳng định rằng đội áo Lam hiện tại chỉ có Ribery và Benzema là những người xuất sắc. Hãy quên đi những thời điểm mà vị trí nào của người Pháp cũng đều có mẫu cầu thủ thuộc số những người giỏi nhất ở vị trí của họ (đỉnh điểm là EURO 2000 và World Cup 2002). Cũng giống như đội tuyển Anh, thành phần tuyển Pháp hiện tại cũng chưa tạo ra sự yên tâm về mặt đẳng cấp bởi là tập hợp của nhiều cầu thủ đá ở trong nước và thiếu kinh nghiệm ở đấu trường đỉnh cao Champions League.

Những thay đổi về quan niệm

Sự thay đổi thể hiện rõ rệt nhất trên băng ghế HLV trưởng. Sau một thập kỷ trao ấn kiếm vào tay HLV ngoại (Capello và Eriksson, có “đệm” một giai đoạn ngắn từ 2006-2007 của McClaren), người Anh trả lại quyền hành cho một HLV nội, và việc ủng hộ ông Roy Hogdson tuyệt đối trong các quyết định cho thấy niềm tin rất lớn của FA (họ không can thiệp vào vụ gọi Martin Kelly thay Cahill, thay vì Ferdinand). Trước đó, đến ông Capello cũng bị FA “dồn ép” kịch liệt vì vụ băng thủ quân.

Người Pháp thì trao cuộc cải tổ đau đớn sau World Cup 2010 vào tay một HLV trước đó chỉ có 3 năm kinh nghiệm dẫn dắt ở cấp CLB, ông Laurent Blanc. Trừ Michel Platini, người được “đặc cách” huấn luyện tuyển Pháp (1988-1992) khi thậm chí chưa có kinh nghiệm làm HLV, các đời HLV tuyển Pháp trước đây đều phải có thâm niên cao làm việc ở cấp CLB (Jacquet, Santini, Lemerre, Houllier), hoặc đã hoạt động lâu năm ở cấp độ trẻ của tuyển Pháp (Hidalgo, Domenech). Nên nhớ, Platini với người Pháp cũng giống như Pele với người Brazil, và Maradona trong mắt người Argentina.

Đội tuyển Anh cũng đã gạt bỏ tư duy phù phiếm thường thấy và chấp nhận để ông Hogdson sử dụng lối chơi khá thực dụng và mang màu sắc… West Brom (trận thắng tối thiểu trước Bỉ mới đây là minh chứng), còn đội Pháp dưới thời Blanc cũng là một đội bóng ưu tiên kết quả, trước khi tính đến việc định hình lại phong cách hào hoa vốn có.

Triển vọng thành công của họ?

Đội tuyển Anh hiện tại có thể gây thất vọng ghê gớm cho các CĐV của họ, nhưng chính đẳng cấp bị hạ thấp của đội ngũ ấy cũng có ích: Họ sẽ không bị truyền thông Anh, vốn rất phù phiếm và luôn thích “đánh lừa” người khác, che mờ mắt bằng sự tung hô quá mức. Đội tuyển Anh “bình dị” cũng sẽ tập trung hơn, vì không còn bị khai thác quá mạnh về đời tư cá nhân (do thiếu ngôi sao, và phần lớn các cầu thủ hiện tại đều khá “lành tính”). Đó là một cảm giác mà các tuyển thủ Anh ít được trải nghiệm trong nhiều năm, và có thể tạo ra sức mạnh bất ngờ cho họ. Khát khao của nhóm cầu thủ mới (vốn khá đông đảo) cần phải khẳng định tên tuổi cũng cần được tính đến.

Đội tuyển Pháp hiện tại gợi cho chúng ta nhớ đến đội Pháp của HLV Aime Jacquet ở World Cup 1998: Cũng chịu nhiều nghi ngờ, cũng ít ngôi sao và còn nhiều người cầu thủ trẻ (cả Henry lẫn Trezeguet thời điểm ấy vẫn còn vô danh), lẫn thành phần đang chơi ở trong nước, nhưng sản sinh ra ngôi sao ngay trong một quãng đường ngắn ngủi như thế là một phẩm chất đặc biệt của đội áo Lam. Sự vững vàng đã có của 20 trận liên tiếp bất bại gần như đảm bảo rằng đội bóng của ông Blanc một suất vượt qua vòng bảng.

Nhưng họ vẫn cần tìm ra những nhân tố bất ngờ như World Cup 1998, để tạo ra đột biến khi tiến xa hơn. Với đội tuyển Anh, việc phải đặt mình ở tư thế cửa dưới có thể giúp họ vào cuộc với tâm thế đúng đắn nhất. Cá nhân người viết cho rằng dù lực lượng chỉ còn ở hạng B, nhưng Pháp và Anh hoàn toàn có thể chiếm hai vị trí đầu bảng D.

Những lỗ hổng cần bịt trước giờ G
 
Với việc Rooney bị treo giò hai trận đầu tiên, HLV Roy Hogdson, một “tín đồ” của hệ thống 4-4-2, sẽ phải quay sang sử dụng sơ đồ 4-2-3-1, và với hệ thống không phải sở trường này, ông cũng phải giải được hai bài toán chi tiết khác: 1) Andy Carroll có phải là người đáng tin cậy trong vai trò tiền đạo cắm?; 2) Steven Gerrard nên được xếp chơi hộ công, hay tiền vệ con thoi? Vấn đề thể lực cũng là điều khiến người Anh lo ngại: Những chấn thương liên tiếp trước thềm EURO gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng thể chất khá mong manh của cầu thủ Anh (và có thể là vấn đề liên quan đến các bài tập, cũng như đội ngũ ý tế). Trong khi Thụy Điển, một đối thủ cực kỳ nguy hiểm ở bảng D, chỉ phải di chuyển 90 dặm bằng xe bus đến nơi diễn ra các trận bảng D, thì đội tuyển Anh phải đi máy bay vượt qua 3400 dặm, và đó là một bất lợi đáng kể, nhất là khi các cầu thủ Thụy Điển vốn nổi tiếng ở sự dẻo dai.
 
Đội tuyển Pháp đã chơi rất vững vàng và sở hữu một tuyến giữa khá mạnh dưới thời ông Blanc, nhưng hệ thống phòng thủ của họ có vấn đề ở cặp trung vệ: Ông Blanc vẫn chưa xác định được rõ ràng hai cầu thủ đá chính ở trung tâm hàng thủ của mình (có 3 người cạnh tranh chính là Mexes, Rami và Koscielny), những vị trí đáng ra cần phải được ổn định đầu tiên để tạo cái nền cho đội bóng. Sự vắng mặt của Bakary Sagna cũng đặt ra những nghi vấn về khả năng hỗ trợ từ biên của hàng thủ, yếu tố cần thiết để tạo ra sự cân bằng đội hình.  

 (Theo Thể Thao Văn Hoá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

Khoảng thời điểm này ba năm trước, Trận chung kết Euro 2016, Bồ Đào Nha đánh bại Pháp đầy bất ngờ với bàn thắng duy nhất của Eder trong hiệp phụ thứ hai. Cristiano Ronaldo phải rời sân từ khá sớm do chấn thương. Nhưng anh đã nói gì với đồng đội và BHL sau chiến thắng lịch sử này?

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Khi còn là một cậu bé, Xavi Herandez chỉ thích giữ gôn. Còn bây giờ, anh là trái tim của đội tuyển Tây Ban Nha trong cả ba chiến thắng vang dội vừa rồi giúp đội bóng áo đỏ đi vào lịch sử. Những đường chuyền như có khả năng ngoại cảm của anh khiến các đồng đội của Xavi ca ngợi, không hề quá rằng anh “chơi bóng với cỗ máy thời gian”.

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Mỗi cầu thủ đều sở hữu một phẩm chất riêng, một tài năng đặc biệt để làm nên tên tuổi của họ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp các khả năng của họ lại với nhau trong một hình hài cụ thể? Nhân dịp EURO 2012 vừa kết thúc, trang Goal đã tạo ra một cầu thủ hoàn hảo của bóng đá châu Âu bằng cách kết hợp từng bộ phận của các danh thủ hàng đầu lại với nhau.

Xem thêm
top-arrow
X