Chủ Nhật, 29/09/2024Mới nhất
Zalo

Pháp, Anh bất phân thắng bại trong trận cầu đỉnh cao rất "thiếu muối"

Thứ Hai 11/06/2012 22:37(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Trận đấu mở màn và cũng đáng chú ý nhất của bảng D đã diễn ra không được hấp dẫn như trông đợi, thậm chí còn là trận buồn ngủ nhất kể từ đầu Euro 2012 tới giờ. Hai đội không dám bung hết sức ra đá (sợ thua chăng) và chỉ chơi cầm chừng trong suốt 90 phút thi đấu. Cũng may, họ vẫn tìm được mành lưới của nhau, mỗi bên một lần và đều diễn ra trong hiệp 1. Lescott mở tỷ số và khoảng chưa đầy 10 phút sau, đồng đội của anh ở Man City, Samir Nasri đã gỡ hoà. Dẫu sao kết quả này làm hài lòng cả hai đội. 

Quả thực, HLV Roy Hodgson đã tạo ra vài cú sốc nho nhỏ trong cách bố trí đội hình ra sân ở trận mở màn Euro 2012 gặp đối thủ lớn nhất bảng D, hàng xóm Pháp. Nếu như việc hiện diện của Danny Welbeck đã được dự báo từ lâu và cũng hoàn toàn xứng đáng bởi bên cạnh phong độ cao trong màu áo Man Utd mùa vừa rồi, Welbeck cũng đã để lại ấn tượng tốt ở giai đoạn chuẩn bị cho giải đấu thì sự có mặt của Chamberlain mới chỉ được báo chí hé mở trong ngày hôm nay. Ban đầu, chắc chắn nhiều người không tin vì Chamberlain còn quá trẻ (sinh năm 1993) và vừa nổi lên trong màu áo Arsenal từ đầu năm nay song rốt cục, Hodgson đích thực đã chơi canh bạc mạo hiể mà nếu xét toàn diện, ông sẽ "được nhiều hơn mất". Này nhé, Chamberlain không hẳn không xứng đáng đảm trách vị trí tiền vệ trái khi mà người cạnh tranh với anh ở ĐT vào lúc này chỉ là một Downing đã hoàn toàn đánh mất mình ở Liverpool. Thêm vào đó, Chamberlain lại "vừa trẻ vừa khoẻ" và tràn đầy khao khát cống hiến nên biết đâu đấy, anh sẽ bùng nổ khi được trọng dụng. Ngoài ra, Hodgson không hề phải chịu gánh nặng thành tích (FA thừa hiểu làm sao có thể bắt một chiến lược gia mới nắm quân hơn 1 tháng phải giành bằng được kết quả cao ở một giải đấu lớn), do đó ông cứ thoải mái tiến hành thử nghiệm mà không cần phải bận tâm nhiều.

Hai đội đã cống hiến cho khán giả một trận cầu cực nhạt
Hai đội đã cống hiến cho khán giả một trận cầu cực nhạt

Giống như những trận đấu vừa qua, Anh tiếp tục áp dụng sơ đồ chiến thuật 4-4-1-1 với Ashey Young đá hộ công phía dưới trung phong cắm Welbeck. Cánh phải thuộc về James Milner, đồng nghĩa Theo Walcott phải ngồi trên băng ghế dự bị còn Parker và đội trưởng Gerrard vẫn là bộ đôi thống lĩnh tuyến giữa. Trung vệ John Terry đã kịp bình phục chấn thương, khiến hàng thủ Tam sư mạnh lên đáng kể và 3 gương mặt còn lại của tuyến phòng ngự cũng đều là các sự lựa chọn tối ưu nhất cho từng vị trí: Lescott, A.Cole và Glen Johnson. Đứng trong khung gỗ không ai khác ngoài thủ thành số 1 nước Anh, Joe Hart. Về phần ĐT Pháp, thì Laurent Blanc chẳng khiến ai bất ngờ với cách bố trí lực lượng bởi ông tung ra sân 11 gương mặt tốt nhất. Thật ra, bộ khung của Les Bleus phiên bản Blanc đã được hình thành xong xuôi và Pháp lại không phải chịu vấn nạn chấn thương nên cựu trung vệ từng có thời gian thi đấu tại đảo quốc sương mù cho Man Utd không cần phải lăn tăn nhiều. Malouda, Nasri, Ribery cùng Benzema tạo thành bộ tứ tấn công huyền ảo, trong đó chân sút của Real Madrid chơi cao nhất. Cabaye thay thế M'Vila (dự kiến, phải đến trận sau mới có thể ra sân) ở hàng tiền vệ và ngôi sao của Newcastle đá cặp tiền vệ đánh chặn với Alou Diarra. Tại hàng thủ, Rami và Mexes vẫn là bộ đội trung vệ còn hai cánh do Debuchy, cầu thủ nổi lên từ khi Blanc lên năm quyền và gương mặt quen thuộc, Patrice Evra nắm giữ.

Hai đội bước vào trận với sự thận trọng cao độ khi đều chơi chậm rãi, từ tốn và không hề có ý định đẩy mạnh nhịp độ nên những phút đầu đã trôi qua mà chẳng xuất hiện bất cứ một tình huống nào đáng chú ý. Thậm chí, trái bóng cũng hiếm khi tiếp cận được khu cấm địa hai bên. Tuy nhiên, điểm đáng nói ở đây nằm ở cách đá của người Pháp. Dưới thời Blanc, đoàn quân áo Lam thể hiện lối chơi tấn công khá mạnh mẽ mà cũng đầy hiệu quả trong khi Hodgson đã chọn cho Tam sư một phong cách thực dụng, tương xứng với hoàn cảnh cụ thể của đội (thiếu hụt nhân sự). Bởi thế, Pháp cần phải là đội thổi lửa vào trận đấu thì mới "hợp lý" và rốt cục, họ cũng làm điều này. Pháp bắt đầu mạnh dạn tổ chức tấn công hơn và gây ra được sóng gió lên khung thành đối thủ. Joe Hart bắt bóng không dính trong một pha sút phạt góc, khiến không ít CĐV Tam sư thót tim và bóng ma sai lầm của các thủ môn Anh trong quá khứ lại chập chờn hiện về. Phút 11, Samir Nasri tung ra cú đá từ gần vạch 16m50 và bóng đi chệch cột dọc trong gang tấc.

Nhưng cơ hội nguy hiểm đầu tiên lại thuộc về ĐT Anh. Một lần nữa, Ashley Young chứng tỏ vai trò hộ công quá vừa vặn với anh dù ai cũng rõ, từ xưa đến nay, Young chỉ toàn quen chạy cánh. Tiền vệ của Man Utd tung ra đường chọc khe không chê vào đâu được và đưa đồng đội James Milner vào thế đối mặt với Hugo Lloris sau khi đã khôn ngoan phá bẫy việt vị. Đáng tiếc, Milner không thể dứt điểm thành công ở góc hẹp dù đã vượt qua được chốt chặn cuối cùng của đối phương. Ngay sau đó, tiền vệ có bà ngoại là ngươi Việt Nam, Yohan Cabaye thực hiện cú sút từ rất xa, lực không mạnh song trái bóng lại đi lập bập, làm cho Hart phải khá vất vả mới có thể tóm gọn. Pháp dần nắm được trung tuyến tuy nhiên như thế cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu như các ngôi sao Les Bleus không thường xuyên tiến hành những pha đột phá, cách thức hữu hiệu để xuyên thủng bức tường kiên cố đang được dựng lên trước cầu môn Joe Hart. Nhưng đa phần, Pháp mới chỉ loay hoay bên ngoài khu cấm địa mà thôi và các màn xâm nhập như của Ribery ở phút 28 và kết thúc bằng cú sút ở sát đường biên ngang, buộc Hart phải trổ tài là rất hiếm hoi.

Đến phút 30, Anh bất ngờ mở tỷ số trận đấu sau một tình huống cố định. Từ một quả đá phạt bên cánh phải, Gerrard treo bóng hết sức khó chịu vào khu cấm địa và trung vệ Lescott lên tham gia tấn công đã chọn đúng điểm rơi và dũng mãnh đánh đầu tung lưới Lloris ở cự ly gần, bất chấp phải chịu sự kèm cặp quyết liệt của Alou Diarra. Vậy là người Anh đã ghi bàn nhờ chính thứ vũ khí sở trường. Bị dẫn bàn trước, không còn cách nào khác, Pháp phải ào lên nhưng họ chẳng thể có được tốc độ uy hiếp như mong muốn bởi đối thủ đã sắp đặt một thế trận cực kỳ chặt chẽ, không tạo ra quá nhiều khoảng trống cho Pháp có thể triển khai phối hợp dễ dàng. Phút 35, suýt chút nữa, tất cả lại đuợc chứng kiến một bàn thắng theo cung cách sút phạt - đánh đầu. Nasri là người kiến tạo và Alou Diarra bật cao giữa một dàn "cao thủ không chiến" mặc áo trắng để lắc đầu thật mạnh mà nếu Hart không phản xạ xuất thần, chắc chắn mành lưới Anh sẽ phải rung lên.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, Pháp đã tìm được bàn gỡ hoà. Evra, Ribery có màn đập nhả ăn ý ở trước vòng cấm và cuối cùng bóng tìm tới chân của Samir Nasri. Nhận thấy thời cơ dứt điểm đã tới, tiền vệ đang khoác áo Man City quyết định tung ra cú sút uy lực ở tầm thấp, găm thẳng trái bóng vào góc lưới trong sự tuyệt vọng của Hart. Nhà tân vương Premier League đang để lại dấu ấn đậm nét ở trận đại chiến này khi hai cầu thủ ghi bàn đều đang ăn lương của Man xanh. Dù đã có được bàn thắng giải toả tâm lý nhưng Pháp lại không nhân cơ hội lấn tới. Họ vẫn chưa dám đẩy thật mạnh tốc độ tấn công mà chỉ giữ ở mức vừa phải và chỉ sau giờ nghỉ giải lao, nó mới được cải thiện đáng kể, buộc hàng thủ vững chãi do John Terry chỉ huy phải hoạt động tích cự hơn. Phút 49, James Milner chuyền về thiếu quan sát, rất may Hart đã kịp băng ra sửa sai, bằng không Nasri đã có thể lập được cú đúp.

Trận đấu dần trở nên sôi nổi hơn khi Anh không còn chăm chăm thu mình lại và rình rập chờ đợi thời cơ như trước mà đã tổ chức lên bóng nhiều hơn, chủ yếu từ hai bên cánh với sự tham gia của cả hai hậu vệ cánh, chuyện chưa từng xảy ra trong hiệp đầu. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai người láng giềng lại không được cải thiện nhiều bởi quá thiếu các pha bóng đáng tiền. Pháp tấn công như thể cho có còn Anh chưa cho thấy được sự sắc sảo quen thuộc trong những màn đáp trả. Phải tới tận phút 65, các thủ môn mới phải hoạt động khi Joe Hart bắt gọn cú sút uy lực của Benzema và tiếp đó, Hugo Lloris cũng bị đánh động bởi pha dẫn bóng vào trung lộ từ cánh phải của Glen Johnson rồi kết thúc bằng một cú nã đạn vọt xà ngang. Phút 74, Ribery có pha đột phá nguy hiểm và dứt điểm bất ngờ ở góc hẹp. Chỉ có sự tập trung mới giúp Hart cản phá thánh công.

Khi thời gian chỉ còn 15 phút nữa, Hodgson mới tiến hành điều chỉnh nhân sự bằng việc đưa Henderson và Defoe vào thay Chamberlain cùng Parker trong khi Laurent Blanc vẫn "áng binh bất động". Cabaye là cầu thủ Pháp chịu khó bắn phá từ xa nhất ở trận này và đã có lần, Welbeck phải ra chân can thiệp sau cú ngả người bắt volley của Cabaye từ ngoài vòng cấm, "cứu nguy" cho Joe Hart. Cuối cùng, tới tận phút 84, Blanc mới chịu trao cơ hội cho số cầu thủ ngồi ngoài sân. Ben Arfa và Marvin Martin được vào sân, chiếm chỗ của Cabaye và Malouda. Song có vẻ, mọi sự đã an bài. Tất cả những gì hai đội làm được trong khoảng thời gian ít ỏi cỏn lại chỉ là vài ba cơ hội lẻ tẻ không cần nhắc đến.

Xem ra, ngoại trừ cặp đấu giữa Tây Ban Nha và Italia vào ngày hôm qua thì chẳng có một trận đấu nào khác có sự tham gia của một tên tuổi lớn tại làng bóng đá châu Âu đã thực sự làm thoả mãn người xem nhưng trận đấu vừa rồi giữa hai đại gia Anh - Pháp thì quả thực tẻ nhạt đến mức không chịu nổi.

Đội hình thi đấu
Pháp (4-3-2-1):
Lloris; Debuchy, Rami, Mexès, Evra; Cabaye (Ben Arfa 84'), Diarra, Malouda (Martin 85'); Nasri, Benzema, Ribery
Anh (4-4-1-1): Hart; Johnson, Terry, Lescott, Cole; Milner, Parker (Henderson 78'), Gerrard, Oxlade-Chamberlain (Defoe 77'); Young; Welbeck (Walcott 90')

  • Bảo Phương

Có thể bạn quan tâm

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

Khoảng thời điểm này ba năm trước, Trận chung kết Euro 2016, Bồ Đào Nha đánh bại Pháp đầy bất ngờ với bàn thắng duy nhất của Eder trong hiệp phụ thứ hai. Cristiano Ronaldo phải rời sân từ khá sớm do chấn thương. Nhưng anh đã nói gì với đồng đội và BHL sau chiến thắng lịch sử này?

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Khi còn là một cậu bé, Xavi Herandez chỉ thích giữ gôn. Còn bây giờ, anh là trái tim của đội tuyển Tây Ban Nha trong cả ba chiến thắng vang dội vừa rồi giúp đội bóng áo đỏ đi vào lịch sử. Những đường chuyền như có khả năng ngoại cảm của anh khiến các đồng đội của Xavi ca ngợi, không hề quá rằng anh “chơi bóng với cỗ máy thời gian”.

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Mỗi cầu thủ đều sở hữu một phẩm chất riêng, một tài năng đặc biệt để làm nên tên tuổi của họ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp các khả năng của họ lại với nhau trong một hình hài cụ thể? Nhân dịp EURO 2012 vừa kết thúc, trang Goal đã tạo ra một cầu thủ hoàn hảo của bóng đá châu Âu bằng cách kết hợp từng bộ phận của các danh thủ hàng đầu lại với nhau.

Xem thêm
top-arrow
X