Thứ Hai, 23/09/2024Mới nhất
Zalo

Mách nước cho ĐT Anh: EURO 2012 bùng nổ những bàn thắng từ đánh đầu

Thứ Sáu 15/06/2012 21:00(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Người Anh từng dè dặt khi Hodgson áp dụng chiến thuật "xưa như trái đất" ấy cho Tam sư: tạt cánh, đánh đầu. Nhưng bàn thắng duy nhất của họ cho đến thời điểm này được ghi sau một tình huống như vậy (Lescott), và xu thế đó còn xuất hiện ở nhiều đội bóng khác nữa.

Ở kỳ World Cup gần nhất, diễn ra trên đất Nam Phi, chỉ có 26/145 bàn thắng được ghi từ đánh đầu, tức là chỉ đạt tỷ lệ gần 18%. Còn tại VCK EURO 2012, tính cho đến trước lượt trận đêm qua, đã có 12 trong tổng số 30 bàn thắng được ghi từ đánh đầu, chiếm đến 40%. Đó là chưa kể những pha bóng trực tiếp dẫn đến bàn thắng, đơn cử như tình huống Kerzhakov đánh đầu dội cột dọc CH Czech và sau đó, Dzagoev lao vào đệm bóng tron tư thế rất ngoải mái.

Đó thật ra không phải là viễn cảnh mà giới chuyên môn cũng như người hâm mộ nghĩ đến trước thềm giải đấu này. Những bàn thắng bằng đầu có ý nghĩa quyết định ở 3 trong số 6 trận chung kết EURO gần nhất, nhưng ngày nay, các đội bóng có xu hướng bắt chước Barcelona (dù ít hay nhiều). Với những cá nhân giàu kỹ thuật, nhưng thể hình hạn chế, đội bóng xứ Catalan thường xuyên triển khai một thứ bóng đá theo kiểu... futsal, với khả năng kiểm soát trái bóng và hiếm khi sử dụng những đường chuyền bổng. Nhưng ở Ba Lan và Ukraina, các đội bóng lại tích cực sử dụng những đường tạt bổng hơn vào trong vòng cấm địa, và số bàn thắng bằng đầu là minh chứng cho sự hiệu quả của lối chơi ấy.

Đánh đầu vẫn là một thế mạnh của người Anh
Đánh đầu vẫn là một thế mạnh của người Anh

Tại sao xu hướng tạt cánh đánh đầu ở EURO 2012 lại cao hơn so với World Cup 2010? Lý do đầu tiên xuất phát từ trái bóng Tango 12 đã mang lại cảm giác "thật" hơn nhiều so với Jabulani, vốn bị chỉ trích khá nhiều cách đây hai năm. Dạo ấy, những cầu thủ phàn nàn rằng kết cấu của Jabulani không hợp lý dẫn đến việc quỹ đạo bay của nó thiếu ổn định. Thậm chí, họ còn so sánh nó với một... trái bóng bãi biển.

Lý do thứ hai dẫn đến việc các cầu thủ chạy cánh tích cực tạt bóng xuất phát từ một đổi mới về quy định của UEFA. Thông thường, trong các tình huống đối phó với tiền đạo đối phương, những hậu vệ có xu hướng níu kéo cầu thủ đối phương, và phạm lỗi bằng tiểu xảo (tất nhiên là bằng một động tác kín đáo nhất có thể). Nhiều hậu vệ thậm chí còn chả thèm quan tâm đến bóng, mà chỉ đơn giản là để mắt đến cầu thủ mình theo kèm. Song với việc xuất hiện một vị trọng tài nữa nhăm nhăm "soi" ở bên cạnh cầu gôn, những màn "vật nhau" gần như không xuất hiện nữa, sự quyết liệt trong đeo bám giảm hẳn, và những khoảng trống xuất hiện nhiều hơn với các tiền đạo.

Bàn thắng của Mandzukic vào lưới CH Ireland, một đội bóng thuần chất Anh là một minh chứng cho sự "cởi mở" trong theo kèm người. Tiền đạo Croatia đã thoải mái "ngắm nghía" trước khi đánh đầu vào góc xa khung thành đối phương trong nỗ lực đến tuyệt vọng của Shay Given.

Cơ hội cho Carroll

Việc Andriy Shevchenko hạ gục ĐT Thụy Điển, vốn rất mạnh về không chiến, bằng hai pha lắc đầu đẳng cấp đã tiếp tục chứng minh cho sự thịnh hành của xu hướng tạt cánh đánh đầu truyền thống. Và đó có lẽ đó cũng là một gợi ý cho Tam sư trước trận đấu đêm nay. Đánh đầu không nhất thiết phải vượt trội về chiều cao mà quan trọng là biết phán đoán tốt điểm rơi cũng như còn phụ thuộc vào sự quyết liệt trong đeo bám của hàng thủ đối phương.

Trước ĐT Pháp, Roy Hodgson đã bố trí sơ đồ 4-4-2 truyền thống, trong đó Ashley Young đá lùi phía sau Welbeck. Sau đó, lần lượt những tiền đạo thiên về tốc độ, chứ không phải thể hình như Defoe và Walcott được tung vào sân nhưng họ đều không thể lập công, một phần vì thiếu những đường kiến tạo từ tuyến giữa, một phần vì phải lo chống đỡ trước màn pressing của người Pháp. Với Thụy Điển có thể là một cách tiếp cận khác, và Andy Carroll, một cầu thủ có khả năng chơi đầu khá tốt, và cũng từng phối hợp rất tốt với Ashley Young, có quyền đòi hỏi xem tại sao anh lại không được vào sân.

Và không chỉ có anh. Những chân sút mạnh về chơi đầu khác như Olivier Giroud (Pháp), hay Fernando Llorente cũng có quyền lên tiếng, rằng "giải đấu này là của tôi, đừng để tôi dính chặt trên băng ghế dự bị nữa".

(Theo Thể Thao Văn Hóa)

Có thể bạn quan tâm

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

Khoảng thời điểm này ba năm trước, Trận chung kết Euro 2016, Bồ Đào Nha đánh bại Pháp đầy bất ngờ với bàn thắng duy nhất của Eder trong hiệp phụ thứ hai. Cristiano Ronaldo phải rời sân từ khá sớm do chấn thương. Nhưng anh đã nói gì với đồng đội và BHL sau chiến thắng lịch sử này?

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Khi còn là một cậu bé, Xavi Herandez chỉ thích giữ gôn. Còn bây giờ, anh là trái tim của đội tuyển Tây Ban Nha trong cả ba chiến thắng vang dội vừa rồi giúp đội bóng áo đỏ đi vào lịch sử. Những đường chuyền như có khả năng ngoại cảm của anh khiến các đồng đội của Xavi ca ngợi, không hề quá rằng anh “chơi bóng với cỗ máy thời gian”.

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Mỗi cầu thủ đều sở hữu một phẩm chất riêng, một tài năng đặc biệt để làm nên tên tuổi của họ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp các khả năng của họ lại với nhau trong một hình hài cụ thể? Nhân dịp EURO 2012 vừa kết thúc, trang Goal đã tạo ra một cầu thủ hoàn hảo của bóng đá châu Âu bằng cách kết hợp từng bộ phận của các danh thủ hàng đầu lại với nhau.

Xem thêm
top-arrow
X