Thứ Bảy, 23/11/2024Mới nhất
Zalo

Hy Lạp tạo ra "giấc mơ hoang đường", Nga ngậm ngùi xách valy về nhà

Chủ Nhật 17/06/2012 01:53(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Đứng cuối bảng và cánh cửa đi tiếp còn rất hẹp nhưng cuối cùng, Hy Lạp đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng (và thàn phục) khi xuất sắc đánh bại đối thủ Nga bằng đúng bản chất thực dụng vốn có để có mặt ở tứ kết với vị trí thứ 2 bảng A, xếp trên Nga do hơn thành tích đối đầu trực tiếp. Thủ quân Karagounis là người ghi bàn quyết định cho ĐT đến từ đất nước của các vị thần nhưng chiến công kỳ diệu này do công sức của toàn đội tạo ra (đặc biệt hàng thủ) cộng thêm sự kém cỏi khó tin của người Nga ở trận đấu quyết định.

Quả thực, bóng đá luôn tiềm ẩn yếu tố bất ngờ không thể lường trước. Chỉ cần giành được 1 điểm, Nga sẽ đường hoàng vượt qua vòng bảng trong khi cánh cửa duy nhất của nhà vô địch Euro 2004 là chiến thắng. Hầu như giới chuyên môn đều nhận định Nga sẽ không khó hoàn thành mục tiêu bởi họ đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp kể từ đầu giải còn Hy Lạp thực sự chỉ còn là cái bóng mờ so với cái năm họ làm nên lịch sử tại châu Âu. Thêm vào đó, từ năm 1995, Nga chưa từng thua Hy Lạp. Thế nhưng, nào ai ngờ, cái kịch bản khó tin nhất lại trở thành sự thật. Trong một trận đấu cụ thể, Hy Lạp đã trở lại là chính mình còn cái hình ảnh lung linh của Nga biến đi đâu mất, thay vào đó là một đội tuyển "kém tắm" mà có thể thua trước bất cứ đối thủ nào như trước kia.

Trong suốt 90 phút thi đấu, Nga kiểm soát bóng hơn 70%, tung ra gần 30 cú sút lớn nhỏ nhưng không ghi nổi bàn nào, thậm chí số cơ hội thực sự nguy hiểm đếm không hết một bàn tay. Một ĐT Nga tưởng như đã được nâng tầm sau nỗ lực dày công gây dựng của hai người Hà Lan (Hiddink, Advocaat) đã quay về với bộ dạng xưa cũ (dễ mất tinh thần, quá nôn nóng, bản lĩnh yếu). Chẳng thế mà một dàn cầu thủ có chất lượng, với không ít tài năng đầy hứa hẹn và các cựu binh giàu kinh nghiệm chinh chiến cả trong lẫn ngoài nước, đã thi đấu quá thiếu đường nét, sáng tạo để rồi biết rõ phía trước là ngõ cụt mà họ cứ đâm đầu vào (do không biết làm gì hơn). Không phủ nhận Hy Lạp thủ quá hay, không khác gì cái nắm 2004 giàu cảm xúc nhưng bản thân Nga đã quá kém nên chỉ có thể tự trách mình mà thôi. Một đội tuyển không bao giờ được coi là trưởng thành nếu đánh mất cơ hội lớn nắm trong tay. Cái vầng hào quang rực rỡ được hình thành, nhất là sau chiến thắng CH Séc 4-1 ở ngày mở màn đã tan biến hệt như cầu vồng sau mưa. Quá bí kịch.

Trở lại diễn biến chính, có vẻ HLV Dick Advocaat không phải là người ưa mạo hiểm khi ông chủ trương giữ vững đội hình xuất phát, bất chấp phong độ cụ thể ở từng vị trí không phải ai cũng giống nhau. Tiêu biểu là trường hợp của Kerzhakov khi tiền đạo này vẫn được ra sân ngay từ đầu dù bỏ lỡ rất nhiều cơ hội ăn bàn rõ rệt trong 2 trận vừa qua (hay vì chất Zenit đậm đặc ở ĐT Nga nên chiến lược gia người Hà Lan muốn khai thác tối đa sự phối hợp giữa những cầu thủ có dịp chơi cạnh tranh trong nhiều trận). Bởi thế ngoại trừ sự vắng mặt của Zyryanov do bị ốm và Glushakov vào thay thì Nga chẳng có bất cứ điều chỉnh nào khác. Trong khi đó, HLV Fernando Santos xáo trộn khá nhiều vì các lý do khác nhau. Thủ thành kỳ cựu Kostas Chalkias không kịp bình phục chấn thương nên Michalis Sifakis được bắt chính ngay từ đầu. Trung vệ Sokratis Papastathopoulos trở lại sau án treo giò và lập tức có mặt ở hàng thủ, giúp Maniatis được quay về tuyến giữa. Theofanis Gekas, cầu thủ đã ghi bàn ở trận gặp CH Séc sau khi vào sân từ băng ghế dự bị, chiếm suất đá chính của  Fortounis nhưng anh đá trung tâm, đẩy đồng đội Samaras sang cánh trái. Hôm nay đánh dấu trận thứ 120 của

Karagounis trong màu áo ĐTQG, ngang bắng với kỷ lục của Theodoros Zagorakis, người đội trưởng ĐT Hy Lạp tại kỳ Euro 2004 thần thoại.

Trận đấu sôi nổi ngay sau tiếng còi khai cuộc khi mà Hy Lạp không thể giữ mãi thế "phòng ngự - phản công" đầy thực dụng như truyền thống bao lâu nay. Họ cũng cần phải mạnh dạn tổ chức lên bóng hòng tìm kiếm bàn thắng còn triết lý của Nga luôn là "lấy công bù thủ". Ngoài ra, Advocaat thừa hiểu "chơi cầu hòa" sẽ là chủ trương sai lầm nên tốt nhất cứ thi đấu hết mình theo đúng phong cách đã lựa chọn. Những phút đầu trận, Hy Lạp liên tục tạo ra sóng gió lên khung thành Nga. Từ quả phạt góc của Karagounis, Katsouranis có dịp tung ra pha bắt volley ở góc hẹp, buộc Malafeev phải trổ tài. Vài phút sau, Samaras tạt bóng khó chịu vào vòng cấm đia, đáng tiếc Salpingidis không thể chạm được chân vào bóng.

Sau khoảng thời gian bị dồn ép, Nga bắt đầu chiếm lại thế trận bằng sự điềm tĩnh, lạnh lùng. Phút 10, Arshavin băng vào dứt điểm cận thành sau đường căng ngang của Dzagoev nhưng Sifakis đã kịp thời phản xạ. Ngay sau đó, "Messi của xứ sở Bạch Dương" co chân .... bắn chim còn cú sút căng từ ngoài vòng cấm của Kerzhakov chệch cầu môn trong gang tấc. "Gấu Nga" dần thể hiện sức mạnh tốt nhất nhưng Hy Lạp cũng chứng minh được giá trị của mình lúc đã bị dồn đến chân tường. Hàng thủ Hy Lạp manh lên đáng kể nhờ sự hiện diện của Sokratis nên Nga thực sự không dễ uy hiếp được cầu môn Sifakis. Lối tấn công của Hy Lap vẫn đơn giản như mọi khi (chủ yếu là bóng dài nhồi vào khu cấm địa) và không gây nhiều khó khăn cho các hậu vệ Nga. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, chỉ một khoảnh khắc nhỏ nhoi thôi, Hy Lạp cũng có thể làm nên chuyện.

Nhịp độ trận đấu được giữ ở mức khá cao và Nga hiển nhiên là đội cầm được nhiều bóng hơn nhưng số tình huống nguy hiểm đã giảm đi trông thấy, Phần lớn trái bóng chỉ loanh quanh trong phạm vi ngoài 2 khu cấm địa, nơi tranh chấp quyết liệt nhất giữa 2 đội. Nga áp dụng rất nhiều cách thức đa dạng để đe dọa cầu môn Hy Lạp song đều chưa thể làm lung lay hệ thống phòng ngự của Hy Lạp. Họ cũng rất chịu khó sút, chỉ có điều độ chuẩn xác rất thấp khi đều bay ra ngoài, họa hoằn lắm mới có lần trái bóng bay gần khung gỗ. Kerzhakov tiếp tục để lại sự thất vọng với sự vô duyên trước cầu môn. Có tình huống, anh sút hụt bóng trong vòng cấm dù chẳng bị ai kèm. Cho đến hết hiệp 1, cục diện chưa lúc nào thoát khỏi tay Nga nhưng bàn thắng thì không thấy đâu. Tuy nhiên, tỷ số của trận đấu không phải là 0-0 khi đúng vào những giây cuối cùng, Hy Lạp đã làm nên bất ngờ. Trong một đợt tấn công tưởng như hết sức bình thường, các hậu vệ Nga tỏ ra quá sơ hở, tạo điều kiện cho Karagounis thoải mái cầm bóng xâm nhập vòng cấm rồi dứt điểm chìm chéo góc ở khoảng cách chưa đến 10m và Malafeev đành phải bó tay.

Bàn thắng gây sốc này chắc chắn sẽ làm cho hiệp 2 trở nên hấp dẫn hơn hẳn và bộ mặt thật của Nga sẽ được thể hiện một cách đầy đủ nhất. Tất nhiên, kể cả có thua thì Nga vẫn có thể lọt vào tứ kết nếu trận còn lại Ba Lan - CH Séc kết thúc với tỷ số hòa (hết hiệp 1, kết quả là 0-0) nhưng rõ ràng, ai chẳng muốn tự quyết định số phận của mình. HLV Advocaat lập tức có sự điều chỉnh khi trận đấu trở lại bằng quyết định đưa Pavluychenko vào sân thế chỗ của Kerzhakov, điểm đen trên hàng công. Song điều quan trọng nhất không hẳn ở vấn đề nhân sự mà nằm ở chỗ: Nga cần phải giữ được sự điềm tĩnh, lạnh lùng và không được phép nóng vội, bằng không họ sẽ phải đón lấy tấn bi kịch đau đớn. Phút 51, chưa gì Shirokov đã vội vàng tung ra cú dứt điểm chứ không chịu tìm cách phối hợp với đồng đội để tăng cơ hội ăn bàn và kết quả, bóng vọt lên khán đài.

Nga vẫn tấn công không ngừng nghỉ nhưng lúc này, khung thành của Hy Lạp đã được che chắn bởi chiếc xe bus hai tầng kiên cố và những chú gấu mặc áo đỏ chưa thểm tìm ra cách vượt qua. Sự nguy hiểm của Nga vẫn chỉ đến từ các tình huống sút xa, một phương án giải quyết bế tắc vô cùng dễ hiểu song độ chính xác thì chẳng cải thiện được bao nhiêu. Không những vậy, do mải mê tấn công, Nga phải chấp nhận thủng tuyến dưới và đó chính là cơ hội thuận lợi để Hy Lạp tung ra những bài phản công sở trường. Phút 58, nếu Anyukov không chơi lăn xả, phá bóng ra ngay trước cầu mô sau đường chuyền vào trong của Torosidis thì Gekas đã có thể dứt điểm gia tăng cách biệt. Ở cú đá phạt góc ngay sau đó, Salpingidis không thể chạm được vào bóng sau cú đánh đầu chiến thuật của một đồng đội. Phút 60, Karagounis ngã trong vòng cấm nhưng chẳng có quyết định nào được đưa ra, mặc cho thủ quân Hy Lạp phản ứng dữ dội, thậm chí anh còn phải nhận thẻ vàng. Xem lại pha quay chậm thì có vẻ Karagounis đã chủ động ngã khi ngay Ignashevich tác động vào chứ chẳng phải anh bị phạm lỗi gì ghê gớm.

Càng chơi, Nga càng lâm vào thế bế tắc cùng cực khi mà sự chắc chắn, kiên cố của Hy Lạp chẳng giảm đi bao nhiêu, trái lại còn được củng cố mạnh hơn. Phút 63, HVL Santos còn bổ sung thêm người cho mặt trận phòng ngự bằng việc đưa hậu vệ Holebas vào sân thế chỗ của tiền đạo Gekas. Tiếp đó, ông rút tiếp một chuyên gia tấn công, đội trưởng Karagounis và thay bằng "cao thủ phòng ngự" ở tuyến giữa, Grigoris Makos. Sự thất vọng của người Nga tăng dần đều khi mà bàn thắng thì chẳng thấy đâu mà cầu môn thi thoảng lại cao đảo. Phút 70, Tzavelas thực hiện cú sút phạt hơi chếch về cánh phải và cách cầu môn khoảng hơn 20m. Trái bóng đã vòng qua hàng rào rồi tìm đến điểm nối giữa xà ngang và cột dọc trong sự bất lực tột độ của Malafeev. Thần may mắn đã giúp Nga thoát khỏi bàn thua mà chắc chắn sẽ chính thức định đoạt số phận của họ nhưng nhìn vào thế trận, thì chuyện Nga gỡ hòa được là quá mơ hồ.

Đứng ngồi không yên bên ngoài đường piste, nhà cầm quân người Hà Lan ra sức củng cố mạnh hàng công bằng những quân bài có trong tay. Tiền đạo Pavel Pogrebnyak và tiền vệ công Marat Izmailov được tung vào sân song họ chẳng thể làm lối chơi của Nga khởi sắc hơn. Những gì họ làm được vẫn chỉ dừng lại ở các tình huống bắn phá từ xa. Lúc này, CH Séc đang dẫn trước Ba Lan 1-0 đồng nghĩa Nga đã trở thành kẻ bị loại khỏi cuộc chơi. Chẳng hiểu thông tin đó có tới được với các cầu thủ chơi dưới sân hay không nhưng sự lúng túng, nôn nóng thì đã ngày một "đậm đặc". Trên khán đài, đám đông CĐV Nga giữ sự im lăng đến ghê người và vẻ mặt của ai cũng toát lên nỗi buôn vô hạn, trái ngươc hoàn toàn với sự phấn khích nơi người hâm mộ Hy Lạp.

Những phút cuối trận, Nga vẫn ào lên trong vô vọng còn Hy Lạp đã tăng cường sử dụng thêm vài tiểu xảo câu giờ cần thiết để kết hợp với trình độ phòng ngự siêu đẳng. Chẳng hạn như tình huống Katsouranis cứ lăn lộn trên sân như thể đau đớn lắm dù tác động từ Ignashevich không tới mức "khủng khiếp". Phút 83, lần hiếm hoi Nga có cơ hội dứt điểm trong vòng cấm khi Dzagoev băng vào cắt mặt thực hiện cú đánh đầu sạt cột dọc sau đường tạt của Arshavin bên cánh trái. Đó cũng là pha bóng đáng kể nhất của Nga, còn lại vẫn chỉ là những giây phút thể hiện bằng hết một ĐT Nga đich thực (nôn nóng, hấp tấp, thiếu bản lĩnh, tinh thần yếu) chứ không phải là hình ảnh lung linh được tạo dựng từ thời Guus Hiddink và Dick Advocaat kế thừa xuất sắc. Vì thế, dù trận đấu được bù giờ đến 4 phút nhưng Nga cũng chẳng làm nên được "cơm cháo" gì.

Tiếng còi kết thúc vang lên và các cầu thủ Hy Lạp ôm chầm lấy nhau trong nỗi hân hoan vô bờ, chẳng khác gì khoảnh khắc bước lên ngai vàng Euro vào năm 2004 còn khó diễn tả nổi sự đau đớn khôn tả của các cầu thủ Nga. Chẳng có tin mừng nào bay về từ đất Ba Lan (CH Séc đã thắng chung cuộc 1-0). Họ đã dừng bước ngay trước ngưỡng cửa thiên đường nhưng với màn trình diễn trước Hy Lạp, Nga xứng đáng chia tay Euro 2012, một kịch bản ít ai ngờ tới trước lượt đấu cuối.

Đội hình thi đấu
Hy Lạp (4-3-3):
Sifakis; Torosidis, K. Papadopoulos, Sokratis, Tzavelas; Maniatis, Katsouranis, Karagounis (Makos 67'); Salpingidis (Ninis 83'), Gekas (Holebas 64'), Samaras.
Nga (4-3-3): Malafeev; Anyukov (Izmailov 81'), Ignashevich, Berezutskiy, Zhirkov; Shirokov, Denisov, Glushakov (Pogrebnyak 72'); Dzagoev, Kerzhakov (Pavluychenko 46'), Arshavin

  • Bảo Phương

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

Khoảng thời điểm này ba năm trước, Trận chung kết Euro 2016, Bồ Đào Nha đánh bại Pháp đầy bất ngờ với bàn thắng duy nhất của Eder trong hiệp phụ thứ hai. Cristiano Ronaldo phải rời sân từ khá sớm do chấn thương. Nhưng anh đã nói gì với đồng đội và BHL sau chiến thắng lịch sử này?

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Khi còn là một cậu bé, Xavi Herandez chỉ thích giữ gôn. Còn bây giờ, anh là trái tim của đội tuyển Tây Ban Nha trong cả ba chiến thắng vang dội vừa rồi giúp đội bóng áo đỏ đi vào lịch sử. Những đường chuyền như có khả năng ngoại cảm của anh khiến các đồng đội của Xavi ca ngợi, không hề quá rằng anh “chơi bóng với cỗ máy thời gian”.

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Mỗi cầu thủ đều sở hữu một phẩm chất riêng, một tài năng đặc biệt để làm nên tên tuổi của họ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp các khả năng của họ lại với nhau trong một hình hài cụ thể? Nhân dịp EURO 2012 vừa kết thúc, trang Goal đã tạo ra một cầu thủ hoàn hảo của bóng đá châu Âu bằng cách kết hợp từng bộ phận của các danh thủ hàng đầu lại với nhau.

Xem thêm
top-arrow
X