Chủ Nhật, 24/11/2024Mới nhất
Zalo

Hàng công TBN: Tiền đạo để làm gì, Del Bosque?

Thứ Hai 25/06/2012 13:48(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Ngoại trừ chiến thắng trước CH Ireland, một trong những đội bóng yếu nhất giải, rất khó định nghĩa về vai trò của tiền đạo trong ý đồ chiến thuật của HLV Vincente Del Bosque. Nếu tiếp tục giúp Tây Ban Nha vô địch EURO 2012, Del Bosque quả thực là một HLV có những sáng kiến vĩ đại. Ngược lại, nếu thua Bồ Đào Nha ở bán kết, nguyên nhân chính nhiều khả năng xuất phát từ bài toán tiền đạo.

Tây Ban Nha bắt đầu chiến dịch bảo vệ ngôi vua EURO bằng việc bố trí Cesc Fabregas đá cao nhất trên hàng công ở cuộc gặp thượng đỉnh với Italia trong khi 4 tiền đạo mà Vincente Del Bosque mang đến Đông Âu, gồm Fernando Torres, Pedro Rodroguez, Alvaro Negredo và Fernando Llorente ngồi trên băng ghế dự bị. Điều tương tự xảy ra ở trận gặp Pháp, một đại gia của bóng đá châu Âu. Trong số 4 tiền đạo, Torres là người duy nhất được đá chính, gồm 2 trận gặp các đối thủ bị đánh giá kém hơn nhiều mặt là Croatia và CH Ireland.

Điều này cho thấy, hễ cứ gặp đội mạnh là Del Bosque không dùng tiền đạo đúng nghĩa. Fabregas nhiều khả năng đá chính ở trận gặp Bồ Đào Nha và sau đó là trận chung kết nếu Tây Ban Nha góp mặt. 4 tiền đạo của Tây Ban Nha tốt nhất xác định sẽ dự bị hết giải.

Hễ cứ gặp đội mạnh là Del Bosque không dùng tiền đạo đúng nghĩa
Hễ cứ gặp đội mạnh là Del Bosque không dùng tiền đạo đúng nghĩa

Mọi chuyện có lẽ sẽ khác nếu David Villa không dính chấn thương và có mặt ở Đông Âu mùa Hè này. Villa là chân sút tốt nhất của Tây Ban Nha ở World Cup 2010. Anh vừa có thể tự mình giải quyết bài toán bàn thắng, vừa có đóng góp về mặt lối chơi (tiqui-taca) của Tây Ban Nha. Trong số các tiền đạo của Tây Ban Nha ở EURO 2012 năm nay, không ai đảm bảo được hai yếu tố đó. Pedro chỉ phù hợp với tiqui-taca trong khi Torres thì ngược lại.

Biểu hiện của quan điểm thực dụng

Khi không có ai đáp ứng đủ 2 yêu cầu này, sử dụng Fabregas đá "số 9" là sự lựa chọn số 1 của Del Bosque. Việc chọn lựa Fabregas ở các trận đấu lớn đã nói lên cách tiếp cận của Del Bosque: Ưu tiên kiểm soát tuyến giữa, giành bóng trên phần sân đối phương, giữ bóng chắc chắn, giảm áp lực cho hàng thủ cũng như nguy cơ dính đòn phản công. Vì lẽ đó, Tây Ban Nha năm nay đá rất... buồn ngủ, chuyền đi chuyền lại rất nhiều, tốc độ triển khai bóng rất thấp. Việc họ bị chỉ trích "thực dụng" rõ ràng không hề sai.

Trong hai trận gần đây, gặp Croatia và Pháp, ý đồ sử dụng tiền đạo của Del Bosque rất dị thường. Trận gặp Croatia, Tây Ban Nha tỏ ra bế tắc khi Torres đá chính. Nguy cơ bị loại, hoặc mất ngôi đầu, là rất rõ ràng nếu họ không kiếm được 1 bàn thắng. Giải pháp của Del Bosque: rút Torres ra, đưa Navas vào sân. Sơ đồ không tiền đạo trở lại và chính Navas đã ghi bàn thắng quyết định ở phút 88. Để bảo vệ chiến thắng trong những phút cuối, ông rút 1 tiền vệ ra (Xavi), thay bằng 1 tiền đạo (Negredo).

Điều này tái hiện ở trận thắng Pháp. Cần bàn thắng, Fabregas đá chính. Khi đã có bàn thắng dẫn trước và nhận thấy Pháp đẩy cao để tìm bàn gỡ hòa, Del Bosque tung Pedro và Torres vào sân, lần lượt thay Fabregas và Silva. Ý đồ của Del Bosque? Thứ nhất, việc sử dụng 2 tiền đạo có tốc độ sẽ giúp Tây Ban Nha khai thác khoảng trống ở hàng thủ Pháp khi đối thủ vội vàng tìm bàn gỡ hòa (và Tây Ban Nha đã ghi được bàn thắng thứ 2 ở những phút cuối). Thứ hai, khi Tây Ban Nha bố trí hai tiền đạo chờ chực ở phía trên, Pháp không dám đẩy đội hình quá cao, đồng nghĩa với việc hàng thủ TBN không chịu sức ép quá lớn. Trước khi Pedro và Torres vào sân, Pháp đã thực hiện một vài đường lên bóng khá nét. Nhưng sau khi họ vào sân, Pháp rơi vào tình trạng bế tắc hoàn toàn.

Tóm lại, khi cần bàn thắng, Del Bosque sử dụng... tiền vệ (Fabregas). Còn khi cần phòng ngự, ông lại trọng dụng tiền đạo.

Kẻ chiến thắng đúng là có tất cả. Nhưng cách dùng người của Del Bosque quả thực mang đến cảm giác lo âu. Hai trận gần đây, dù vẫn ghi bàn, Tây Ban Nha không tạo được nhiều cơ hội rõ nét. Với cơ hội đầu tiên, họ ghi bàn vào lưới Croatia. Với 2 cơ hội rõ nét, họ ghi 2 bàn vào lưới Pháp.

Khả năng tận dụng cơ hội của các ngôi sao Tây Ban Nha quả thực đáng sợ. Nhưng không phải khi nào, cứ sút là vào. Pháp quả thực phản công quá kém, thi đấu thiếu nhiệt huyết. Nhưng gặp đối thủ phản công tốt như Croatia, Tây Ban Nha quả thực gặp phiền phức. Nên nhớ rằng, Bồ Đào Nha với Nani và Ronaldo ở hai cánh phản công cực nhanh, hiệu quả.

(Theo Thể Thao Văn Hóa)

 

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

Khoảng thời điểm này ba năm trước, Trận chung kết Euro 2016, Bồ Đào Nha đánh bại Pháp đầy bất ngờ với bàn thắng duy nhất của Eder trong hiệp phụ thứ hai. Cristiano Ronaldo phải rời sân từ khá sớm do chấn thương. Nhưng anh đã nói gì với đồng đội và BHL sau chiến thắng lịch sử này?

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Khi còn là một cậu bé, Xavi Herandez chỉ thích giữ gôn. Còn bây giờ, anh là trái tim của đội tuyển Tây Ban Nha trong cả ba chiến thắng vang dội vừa rồi giúp đội bóng áo đỏ đi vào lịch sử. Những đường chuyền như có khả năng ngoại cảm của anh khiến các đồng đội của Xavi ca ngợi, không hề quá rằng anh “chơi bóng với cỗ máy thời gian”.

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Mỗi cầu thủ đều sở hữu một phẩm chất riêng, một tài năng đặc biệt để làm nên tên tuổi của họ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp các khả năng của họ lại với nhau trong một hình hài cụ thể? Nhân dịp EURO 2012 vừa kết thúc, trang Goal đã tạo ra một cầu thủ hoàn hảo của bóng đá châu Âu bằng cách kết hợp từng bộ phận của các danh thủ hàng đầu lại với nhau.

Xem thêm
top-arrow
X