Thứ Bảy, 27/04/2024Mới nhất
Zalo

ĐT Đức: Đẹp mà làm gì, nếu tay trắng!?

Thứ Hai 04/06/2012 20:10(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

So với trước đây, lối chơi của các đội bóng Đức, và cả ĐTQG, đã mềm mại hơn rất nhiều. Nhưng cái giá phải trả là họ liên tục gục ngã ở các trận Chung kết trong hơn 10 năm qua. Phải chăng, đã tới lúc Mannschaft trở lại với bộ mặt xù xì?

Chẳng đội tuyển nào giàu thành tích EURO hơn ĐT Đức với 6 lần lọt vào trận chung kết và 3 chức vô địch. Tài năng, bản lĩnh và đặc biệt là phẩm chất Đức đã giúp Mannschaft trở thành một tượng đài sừng sững. Trước đây, ĐT Đức khiến người ta kính nể nhờ sự lì lợm, tính kỷ luật thép; còn bây giờ, họ đang mê hoặc cả thế giới nhờ lối chơi tấn công hoa mỹ. Song đáng tiếc thay, chức vô địch EURO gần nhất đã cách đây 16 năm và sự hoa mỹ của ĐT Đức chỉ giúp họ tiến đến của thiên đường... rồi gục ngã. Phải chăng đó là vì "chất Đức" đã thôi chảy trong huyết quản Mannschaft?

Mười năm gục ngã trước cửa thiên đường

Tròn 10 năm từ khi tiến hành "cuộc tái sinh đau đớn", bóng đá Đức vẫn chưa tìm lại ánh hào quang. Trước thềm EURO 2012, một lần nữa lời cảnh báo về bản sắc bị đánh mất của bóng đá Đức lại được khơi ra.

Có một điều ai cũng nhận thấy rằng trước đây, các đội bóng Đức thường đá khô khan nhưng bằng cách nào đó họ vẫn chen chân vào đến chung kết để rồi chinh phục các danh hiệu đều đặn. Ngày nay, Đức thi đấu rất đẹp mắt, thường xuyên chơi lấn lướt đối phương để hiên ngang góp mặt ở trận cuối, nhưng sau đó lại thất bại vào thời khắc quyết định.

duc
 

Danh hiệu lớn gần nhất mà một đại diện của nước Đức đoạt được là Bayern Munich trong trận chung kết Champions League thắng Valencia cách đây đã 11 năm. Kể từ đó, có thêm 7 trận chung kết nữa với sự góp mặt của người Đức gồm: ĐT Đức (World Cup 2002, EURO 2008), Bayern Munich (Champions League 2010, 2012), Bayer Leverkusen (Champions League 2002), Dortmund (UEFA Cup 2002) và Werder Bremen (UEFA Cup 2009). Tất cả đều chung cảnh ngộ gục ngã trước cửa thiên đường. Và câu hỏi đặt ra rằng đó có phải một sự trùng hợp ngẫu nhiên vì kém may mắn?

Cuộc cách mạng của người Đức

Năm 2002, LĐBĐ Đức (DFB) nhận ra nền bóng đá của họ đã trở nên quá già cỗi vì những năm dài ngủ quên trên chiến thắng. Họ quyết tâm thực hiện cuộc "cách mạng" thông qua dự án mang tên: Ươm mầm tài năng. Trong năm đầu tiên, 22.000 cầu thủ nhí được nhận đào tạo tại 390 trung tâm bóng đá trên khắp cả nước.

Đặc biệt, 1.200 HLV đạt chứng chỉ quốc gia sẽ truyền đạt tới các cầu thủ nhí một giáo trình bóng đá thống nhất và xuyên suốt mọi cấp độ tập luyện. Được biết, dự án này tiêu tốn của DFB và các CLB chuyên nghiệp ở Đức khoảng 66,5 triệu bảng/năm.

Với tiêu chí "Không bỏ sót bất kỳ tài năng nào trên nước Đức", DFB mở rộng cánh cửa với cả đối tượng là cộng đồng người nhập cư hết sức đông đảo và đa dạng ở quốc gia này. Đây chính là nước cờ tiên quyết làm thay đổi bộ mặt bóng đá Đức vài năm sau đó.

World Cup 2006 diễn ra chính ở Đức đánh dấu một cuộc "lột xác" về phong cách ở Mannschaft dưới sự dẫn dắt của Juergen Klinsmann. Lần đầu tiên họ chơi bóng mà không lo bảo vệ gôn nhà. Lớp trẻ như Lukas Podolski, Bastian Schweinsteiger, David Odonkor... đã có đất phát huy triết lý bóng đá mới mẻ tiếp thu từ giáo trình của DFB. Ngay một hậu vệ như Philipp Lahm cũng thường xuyên tấn công và ghi một bàn thắng đáng nhớ mở màn giải đấu vào lưới Costa Rica. Dù chỉ xếp hạng Ba chung cuộc nhưng cái được lớn hơn là ĐT Đức đã để lại ấn tượng tốt đẹp nơi người hâm mộ.

Cuộc "cách mạng" mà DFB tiến hành đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Tuần báo Le Journal du Dimanche (Pháp) tán tụng: "ĐT Đức chơi quá nhanh và luôn hướng lên phía trước. Cảm ơn những chàng trai trẻ, họ đã mang đến cảm xúc mà tưởng như chỉ có ở Nam Mỹ".

Tờ Marca (TBN) thốt lên: "Người Đức đang chơi thứ bóng đá hòa quyện giữa sự nhịp nhàng, tốc độ và sáng tạo". Pele cũng khen ngợi: "Thật thích thú khi xem Đức thi đấu với cách tấn công đối thủ". Ngay thế hệ hoàng kim của "Hoàng đế" Franz Beckenbauer thống trị trong thập niên 1970 cũng không được ca ngợi nhiều đến thế.

Chưa thành công vì thiếu chất Đức

Tuy nhiên, những lời khen không thể khỏa lấp thực tế rằng bóng đá Đức vẫn chưa có danh hiệu mà họ mong chờ suốt nhiều năm. Chứng kiến thất bại cay đắng của Bayern trước Chelsea ở chung kết Champions League 2011/12, giám đốc quản lý ĐT Đức là Oliver Bierhoff thừa nhận đây là một lời cảnh báo nặng nề với bóng đá Đức.

Chỉ chơi đẹp thôi thì chưa đủ mà cần phải hiệu quả nữa. Người Đức phải nhìn vào tấm gương của Hungary thập niên 1950, Hà Lan thập niên 1970 hay Brazil thập niên 1980... những thế hệ vàng chưa bao giờ chạm tay vào chức vô địch.

Ở dự án "Ươm mầm tài năng", GĐTT Matthias Sammer khi được giao soạn thảo giáo trình đào tạo mới đã dựa trên chính trải nghiệm đời cầu thủ để chia ra 5 khái niệm gồm: Thể trạng bẩm sinh, Sức chịu đựng, Kỹ thuật, Chiến thuật và Tự phát triển. Sammer tin rằng dung hòa được 5 phẩm chất này sẽ giúp cầu thủ có cơ hội thành công trong sự nghiệp.

Chỉ có điều, đi tìm sự cân bằng giữa những ý tưởng mới với bản sắc cũ vô cùng gian nan. Cựu danh thủ và hiện là chuyên gia phân tích bóng đá Đức, Guenter Netzer đã nói: "Tôi muốn vỗ tay khen ngợi các cầu thủ bởi xem họ thi đấu mang lại rất nhiều niềm vui. Nhưng sau tất cả, cần phải trung thực rằng chúng ta đang có vấn đề".

Dường như xu thế hội nhập văn hóa đang triệt tiêu dần những phẩm chất từng làm nên thành công của bóng đá Đức trong quá khứ: đó là bản lĩnh, sự toan tính bất chấp mọi hoàn cảnh. Mesut Oezil, ngôi sao gốc Thổ Nhĩ Kỳ, kể rằng khi tập chơi bóng, anh luôn thi đấu trong môi trường với bạn bè đến từ nhiều nơi như Libanon, Ba Lan, Thổ, Đức... Họ sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, nhưng đôi lúc không thể hiểu về nhau. Đơn giản bởi họ không phải những "người Đức 100%".

Dẫu thế nào, EURO 2012 vẫn là giải đấu mà ĐT Đức đặt kỳ vọng rất cao. Họ rất muốn chứng tỏ rằng mình không chỉ chơi bóng hấp dẫn mà còn có thể thống trị làng bóng đá trong tương lai. Chỉ như vậy, cuộc cách mạng mà DFB đã đặt nền móng 10 năm trước mới thành công trọn vẹn.

(Theo Bongdaplus)

Có thể bạn quan tâm

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

Khoảng thời điểm này ba năm trước, Trận chung kết Euro 2016, Bồ Đào Nha đánh bại Pháp đầy bất ngờ với bàn thắng duy nhất của Eder trong hiệp phụ thứ hai. Cristiano Ronaldo phải rời sân từ khá sớm do chấn thương. Nhưng anh đã nói gì với đồng đội và BHL sau chiến thắng lịch sử này?

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Khi còn là một cậu bé, Xavi Herandez chỉ thích giữ gôn. Còn bây giờ, anh là trái tim của đội tuyển Tây Ban Nha trong cả ba chiến thắng vang dội vừa rồi giúp đội bóng áo đỏ đi vào lịch sử. Những đường chuyền như có khả năng ngoại cảm của anh khiến các đồng đội của Xavi ca ngợi, không hề quá rằng anh “chơi bóng với cỗ máy thời gian”.

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Mỗi cầu thủ đều sở hữu một phẩm chất riêng, một tài năng đặc biệt để làm nên tên tuổi của họ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp các khả năng của họ lại với nhau trong một hình hài cụ thể? Nhân dịp EURO 2012 vừa kết thúc, trang Goal đã tạo ra một cầu thủ hoàn hảo của bóng đá châu Âu bằng cách kết hợp từng bộ phận của các danh thủ hàng đầu lại với nhau.

Xem thêm
top-arrow
X