Thứ Sáu, 15/11/2024Mới nhất
Zalo

ĐT Anh: Khi các tiền vệ không biết chuyền bóng

Thứ Năm 14/06/2012 21:54(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Những con số thống kê sau đây đáng để người ta lo ngại về đội tuyển Anh: trong 90 phút ở sân Donbass Arena, các học trò của Roy Hodgson chỉ có được 307 đường chuyền, bằng một nửa con số của ĐT Pháp (634).

Như một kết quả tất yếu, Anh chỉ có được 35,1% thời gian kiểm soát bóng. Đây là cách chơi bóng khiến người ta nghĩ Tam sư đang mô phỏng lối chơi của Chelsea, đội bóng đã lên ngôi vương ở Champions League năm nay. Tuy nhiên, việc áp dụng lối chơi như thế ở một giải đấu như EURO 2012 cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thầy trò Roy Hodgson.

Tiền vệ của Anh chuyền bóng quá tồi
Tiền vệ của Anh chuyền bóng quá tồi

Có một sự thật không thể chối cãi là Tam sư đã không gặp phải quá nhiều khó khăn trước đối thủ được coi là khó nhằn nhất ở bảng D. Việc ĐT Anh chơi không được như ý cũng có thể hiểu được là do Roy Hodgson và các học trò không có nhiều thời gian để lắp ghép và vận hành chiến thuật của mình. Kết quả hòa ngày ra quân không phải là một điều gì đó quá tệ hại. Nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu không tốt ngăn cản ĐT Anh có một giải đấu thành công, và nổi bật nhất là khả năng chuyền bóng quá tồi của các cầu thủ ở hàng công. ĐT Anh không thể nào mơ đến một EURO 2012 thành công nếu cứ khư khư giữ tư tưởng nhún mình nhìn đối phương vượt trội về thời gian kiểm soát bóng.

Tiền vệ chuyền bóng quá tồi

Những số liệu thống kê của UEFA hoàn toàn không thổi phồng vấn đề. Tỷ lệ phần trăm những đường chuyền chính xác của những Milner, Young hay Chamberlain đều ở mức dưới 50% - một con số đáng báo động. Mỉa mai thay, những người chuyền bóng tốt nhất của Tam sư lại là các hậu vệ gồm John Terry 78%, Glen Johnson 77%, Ashley Cole 74% và Joleon Lescott 73%. Ngay cả cầu thủ được coi là giàu ảnh hưởng nhất ở hàng tiền vệ như Steven Gerrard cũng chỉ có hiệu suất chuyền bóng đạt 66%.

Về hiệu quả của những đường chuyền, Les Bleus rõ ràng ăn đứt những đồng nghiệp từ bên kia eo biển Manche. Hầu hết các cầu thủ Pháp đều có tỷ lệ chuyền bóng thành công hơn 70%, trong đó những cây chuyền bóng tốt nhất là Florent Malouda 87%, Patrice Evra và Adil Ramil 86%, Yohan Cabaye 85%, Samir Nasri 79%. Tỷ lệ trung bình những đường chuyền thành công của Pháp là 82%, ăn đứt bất kì cầu thủ nào bên phía Tam sư. Nasri, với 86 pha chuyền bóng, hoàn toàn lấn át những đồng nghiệp ở bên kia chiến tuyến.

Kể cả khi Hodgson đã rút ra Parker và Oxlade - Chamberlain khi nhận thấy dấu hiệu mỏi mệt nơi bộ đôi này, những người mới vào sân tiếp tục lặp lại việc tung ra những đường chuyền thiếu hiệu quả. Trong 16 phút góp mặt trên sân, Jordan Henderson thực hiện ba đường chuyền và hai trong số đó không tìm đúng điểm đến. Jermain Defoe cũng có mức độ hiệu quả tương tự. Ngược lại, Marvin Martin chỉ bắt đầu vào sân từ phút 86 nhưng đã kịp tung ra một đường chuyền đúng địa chỉ trong 7 lần. Hatem Ben Arfa, vào sân trước Martin một phút, đạt hiệu suất lớn hơn với 8 trong 10 đường chuyền tìm đến đúng chân đồng đội.

Ashley Young, cầu thủ được coi là người chơi năng nổ nhất ở tuyến trên của Tam sư, chỉ có đúng 7 đường chuyền thành công trong suốt 94 phút thi đấu (tính cả bù giờ). Một con số có thể khiến những người yêu mến Tam sư giật thon thót khi cầu thủ của M.U này được coi là người chơi sáng tạo nhất khi ĐT Anh không có Rooney trên sân. Nếu có ai đó đọc được con số này trong bản thống kê sau trận đấu, họ có thể bảo rằng hình như máy tính hay ai đó đã thống kê nhầm lẫn. Không, sự thật trên sân không hề biết nói sai bao giờ. Trong số 7 đường chuyền ấy của Young, chỉ 1 lần bóng tìm đến chân tiền đạo cắm Welbeck, và không có bất kì đường chuyền nào nhắm vào vị trí cánh trái của Oxlade - Chamberlain.

Việc chọn lối chơi phòng ngự - phản công với xu hướng nhường quyền kiểm soát bóng nhiều hơn cho đối phương không phải là điều hiếm gặp ở EURO 2012 này. Ngoài Anh, những đội bóng khác như Hy Lạp hay Italia cũng chọn cách tiếp cận này. Vấn đề ở chỗ, các cầu thủ cần phải biết chắt chiu những đường bóng hiếm hoi có được nếu không muốn đẩy đội bóng của mình đến gần với thất bại. Đó là điều mà Roy Hodgson cần phải lưu tâm cho các học trò nếu muốn đi xa hơn ở ngày hội bóng đá lục địa già này.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

Khoảng thời điểm này ba năm trước, Trận chung kết Euro 2016, Bồ Đào Nha đánh bại Pháp đầy bất ngờ với bàn thắng duy nhất của Eder trong hiệp phụ thứ hai. Cristiano Ronaldo phải rời sân từ khá sớm do chấn thương. Nhưng anh đã nói gì với đồng đội và BHL sau chiến thắng lịch sử này?

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Khi còn là một cậu bé, Xavi Herandez chỉ thích giữ gôn. Còn bây giờ, anh là trái tim của đội tuyển Tây Ban Nha trong cả ba chiến thắng vang dội vừa rồi giúp đội bóng áo đỏ đi vào lịch sử. Những đường chuyền như có khả năng ngoại cảm của anh khiến các đồng đội của Xavi ca ngợi, không hề quá rằng anh “chơi bóng với cỗ máy thời gian”.

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Mỗi cầu thủ đều sở hữu một phẩm chất riêng, một tài năng đặc biệt để làm nên tên tuổi của họ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp các khả năng của họ lại với nhau trong một hình hài cụ thể? Nhân dịp EURO 2012 vừa kết thúc, trang Goal đã tạo ra một cầu thủ hoàn hảo của bóng đá châu Âu bằng cách kết hợp từng bộ phận của các danh thủ hàng đầu lại với nhau.

Xem thêm
top-arrow
X