Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

Anh - Italia: Ai trúng kế... ru ngủ?

Chủ Nhật 24/06/2012 08:11(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Lối chơi thực dụng đi ngược truyền thống đã mang về thành công cho tuyển Anh. Nhưng trước Italia, đêm nay (24/6), cha đẻ của bóng đá phòng ngự, Tam sư liệu có thể vững bước trên con đường đã chọn?

Khi người Anh thực dụng

Người Anh từng chỉ trích nặng nề những đối thủ chọn lối đá thực dụng để làm nền tảng chiến đấu. Trong triết lí của người Anh, bóng đá là cuộc chơi của sức mạnh, tốc độ và sự phóng khoáng. Ngay như trong giai đoạn Fabio Capello cầm quân, cũng có nhiều ý kiến phản đối việc ông áp dụng tư tưởng phòng ngự kiểu Italia cho Tam sư. Do vậy, đôi khi đội bóng của Capello vẫn có tính trình diễn và những đường bóng dài cổ điển.

Anh đang chiến thắng bằng sự thục dụng
Anh đang chiến thắng bằng sự thục dụng

Nhưng bây giờ thì bóng đá Anh đang sống chung với thực dụng. Sự xuất hiện của Roy Hodgson đã làm thay đổi hoàn toàn ĐTQG xứ sương mù, khiến người hâm mộ không còn nhận ra hình ảnh của trường phái "Kick and Rush".

Vẫn còn những tiền đạo cao to và giỏi đánh đầu; những cầu thủ chạy cánh có tốc độ và khả năng chuyền bóng chính xác; hàng tiền vệ với Gerrard cực hay với các pha chuyền dài vượt tuyến, nhưng tuyển Anh đã từ bỏ lối đá truyền thống để chuyển sang thực dụng.

Hodgson đã có nhiều năm làm việc với các môi trường bóng đá khác nhau, trong đó có Italia (dù không thực sự thành công với Inter), nên ông hiểu được điều gì là thích hợp nhất với Tam sư thời điểm này. Trong những giải đấu lớn trước đây, tính từ sau lần vào bán kết EURO 1996 trên sân nhà, dù có nhiều tài năng hàng đầu thế giới nhưng Anh không bao giờ đi sâu hơn tứ kết. 4 năm trước, người Anh thậm chí phải làm khán giả của ngày hội bóng đá châu Âu.

Sau 3 trận vòng bảng, đội bóng của Hodgson kiểm soát bóng 45%, chỉ hơn được CH Ireland. Tổng đường chuyền của Anh là 1.456, đứng thứ 5 trong các đội chuyền bóng tham dự EURO 2012 (sau CH Ireland, Ba Lan, Hi Lạp và Croatia).

Cá biệt, trong trận ra quân với Pháp, các học trò HLV Hodgson chỉ giữ bóng 40%, và tung ra vỏn vẹn 3 cú dứt điểm. Dù vậy, hiệu quả là rất cao, khi chỉ 1 trong 3 phat dứt điểm ấy đi chính xác và thành bàn.
Với Hodgson, người Anh đang mơ về chiếc bán kết

Khi con đường mà Hodgson chọn đang đi đúng hướng, và có sự trợ giúp nhất định từ may mắn, người Anh đang mơ đến một chỗ ở bán kết.

Italia sẽ giải mã Tam sư?

Lối chơi đậm chất thực dụng mang đến thành công cho tuyển Anh, nhưng mọi thứ chắc chắn sẽ không còn dễ dàng với họ khi bước vào vòng tứ kết. Lí do, đối thủ của Tam sư lần này là Italia. Về chiến thuật và triết lý, đội bóng đến từ đất nước hình chiếc ủng hoàn toàn khác so với Pháp, Thụy Điển và Ukraina, những đối thủ mà Anh vừa gặp gỡ.

Italia không phải đối thủ đơn giản
Italia không phải đối thủ đơn giản

Nói chính xác hơn, Italia vốn là cái nôi của bóng đá thực dụng. Tại thời điểm này, HLV Prandelli đã mang đến làn gió mới cở mở và phóng khoáng hơn trong cách đá của Azzurri, nhưng khi cần thiết họ hoàn toàn có thể đá chặt chẽ.

Thế trận trước Tây Ban Nha và Croatia phần nào phản ánh được tính chặt chẽ của Azzurri. Trừ tình huống xuất thần của Silva, cũng như sai lầm của Chiellini trong trận đấu với Croatia, việc xuyên thủng hàng phòng ngự Thiên thanh là điều không đơn giản.

Có một điểm đáng chú ý: cách phòng ngự của Italia không hoàn toàn là bố trí số đông. Theo đó, sự cân bằng được HLV Prandelli xây dựng dựa trên việc di chuyển liên tục giữa các vị trí. Azzurri hệt như những vòng quay liền mạch để bịt kín mọi khoảng không.

Trong giai đoạn vòng bảng, Italia là đội di chuyển nhiều thứ hai, với tổng quãng đường 343.100m (chỉ sau CH Czech với 344.450m). Việc di chuyển đều và liên tục giúp cho đội quân của Prandelli luôn có sự bọc lót tốt. Các pha tấn công cũng có sự tham gia của số đông.

Điều đó cũng có nghĩa, khi Azzurri chủ động đá chặt chẽ và chậm, không có nhiều cơ hội để Anh tiến hành các đợt phản công. Trong trường hợp từ bỏ cách đá như vòng bảng để đẩy đội hình lên cao hơn, đội quân của Hodgson có thể tạo những kẻ hở cho đối phương khai thác.

Sẽ là một cuộc chiến của những toan tính, và rất khó để mong chờ vào sức hấp dẫn (có thể cũng... buồn ngủ như trận Tây Ban Nha - Pháp). Trong cuộc chiến này, người Italia có những lợi thế nhất định, và đang sẵn sàng "vuốt râu" Tam sư!

Đội hình dự kiến:
Anh:
Hart; Johnson, Terry, Lescott, Cole; Milner, Gerrard, Parker, Young; Rooney, Welbeck.
Italia: Buffon; Abate, Barzagli, Bonucci (hoặc Chiellini), Balzaretti; De Rossi, Pirlo, Marchisio; Montolivo; Balotelli, Cassano.
Dự đoán: Hoà 1-1 (Italia thắng trên chấm đá phạt luân lưu 11m)


(Theo Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

Khoảng thời điểm này ba năm trước, Trận chung kết Euro 2016, Bồ Đào Nha đánh bại Pháp đầy bất ngờ với bàn thắng duy nhất của Eder trong hiệp phụ thứ hai. Cristiano Ronaldo phải rời sân từ khá sớm do chấn thương. Nhưng anh đã nói gì với đồng đội và BHL sau chiến thắng lịch sử này?

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Khi còn là một cậu bé, Xavi Herandez chỉ thích giữ gôn. Còn bây giờ, anh là trái tim của đội tuyển Tây Ban Nha trong cả ba chiến thắng vang dội vừa rồi giúp đội bóng áo đỏ đi vào lịch sử. Những đường chuyền như có khả năng ngoại cảm của anh khiến các đồng đội của Xavi ca ngợi, không hề quá rằng anh “chơi bóng với cỗ máy thời gian”.

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Mỗi cầu thủ đều sở hữu một phẩm chất riêng, một tài năng đặc biệt để làm nên tên tuổi của họ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp các khả năng của họ lại với nhau trong một hình hài cụ thể? Nhân dịp EURO 2012 vừa kết thúc, trang Goal đã tạo ra một cầu thủ hoàn hảo của bóng đá châu Âu bằng cách kết hợp từng bộ phận của các danh thủ hàng đầu lại với nhau.

Xem thêm
top-arrow
X