Thứ Sáu, 15/11/2024Mới nhất
Zalo

Đội hình hay nhất qua các kỳ Euro

Thứ Năm 07/06/2012 06:04(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Trang bóng đá Goal.com đánh giá Gerd Muller và Van Basten là hai tiền đạo hay nhất trong lịch sử các vòng chung kết giải vô địch châu Âu. Paolo Maldini, cầu thủ chưa bao giờ lên ngôi, chiếm một vị trí trong sơ đồ 3-5-2.

Thủ môn Dino Zoff (đội tuyển Italy – tham dự các kỳ Euro 1968, 1980)

Huyền thoại CLB Juventus nổi tiếng với vai trò đội trưởng đội tuyển Italy ở World Cup 1982 nhưng thành tích của ông tại các giải vô địch châu Âu cũng đáng để tự hào. Zoff chỉ để lọt lưới 2 bàn trong 7 trận giữ gôn ở hai vòng chung kết Euro 1968 và 1980. Với thủ môn sinh năm 1942, không có gì tuyệt vời hơn màn trình diễn ở Euro 1968 trên sân nhà. Ông tỏa sáng rực rỡ trong trận bán kết, giúp Italy cầm chân Liên Xô cũ 0-0 và vào chung kết theo luật tung đồng xu. Zoff tiếp tục thể hiện phong độ cao khi Italy chơi trận đấu cuối cùng với Nam Tư, góp công lớn vào chiến thắng 2-0.

Dino Zoff soán ngôi của Lev Yashin, thủ môn duy nhất giành danh hiệu Quả bóng vàng trong lịch sử bóng đá
Dino Zoff soán ngôi của Lev Yashin, thủ môn duy nhất giành danh hiệu Quả bóng vàng trong lịch sử bóng đá

Hậu vệ Matthias Sammer (Đức thống nhất - 1992, 1996)

Cựu cầu thủ của CLB Borussia Dortmund xứng đáng với danh hiệu cầu thủ hay nhất Euro 1996 và Quả bóng vàng châu Âu cùng năm bởi khả năng công thủ toàn diện. Sammer vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng ngự ở vị trí hậu vệ quét, vừa có khả năng lên tham gia tấn công hiệu quả. Một trong những thành tích nổi bật của Sammer tại Euro 1996 là ghi 2 bàn thắng cho đội tuyển Đức, trong đó có bàn ấn định chiến thắng 2-1 trước Croatia ở tứ kết.

Hậu vệ Franz Beckenbauer (Tây Đức – 1972, 1976)

Nhiều ý kiến cho rằng đội tuyển Tây Đức vô địch Euro 1972 là đội tuyển hay nhất trong lịch sử bóng đá châu Âu. Với vai trò thủ lĩnh, "hoàng đế bóng đá" Franz Beckenbauer dẫn dắt thế hệ đồng đội năm đó đi tới chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Liên Xô trong trận chung kết và đoạt chức vô địch châu Âu đầu tiên. 4 năm sau đó, huyền thoại thi đấu ở vị trí hậu vệ quyets tiếp tục đưa Tây Đức có mặt trong trận chung kết và chỉ chịu thua Tiệp Khắc trên chấm 11m.

Hậu vệ Paolo Maldini (Italy - 1988, 1996, 2000)

Hậu vệ trái hay nhất mọi thời đại chưa bao giờ vô địch Euro nhwung có ba lần được chọn vào đội hình tiêu biểu vòng chung kết. Maldini bắt đầu tỏa sáng trên đấu trường châu lục năm 1988 bằng cách “bắt chết” ngôi sao sáng nhất của Tây Ban Nha là Michel. Khi đó anh mới 19 tuổi. Italy bị Liên Xô loại ở bán kết nhưng Maldini trở thành vị vua mới bên hành lang cánh trái trong mọi đội hình tiêu biểu. Năm 2000, “số 3” huyền thoại kết hợp với Fabio Cannavaro, Alessandro Nesta và thủ môn Francesco Toldo trở thành lá chắn thép đưa Italy vào chung kết và họ chỉ để mất chức vô địch vào những phút cuối của thời gian đá chính trận chung kết.

Tiền vệ Wilfried Van Moer (Bỉ - 1980)

Tiền vệ 35 tuổi nổi tiếng với vai trò nhân vật chính trong câu chuyện cổ tích về vòng chung kết Euro 1980. Tất cả bắt đầu từ sự cố Van Moer bị gãy chân trong trận vòng loại với Italy năm 1974. Sự nghiệp đỉnh cao gần như đã kết thúc với ông sau chấn thương này. Sau 5 năm liên tục không chơi cho đội tuyển, Van Moer bất ngờ được HLV huyền thoại Guy Thys gọi trở lại chơi trong trận vòng loại quyết định với Bồ Đào Nha. Bàn thắng quyết định của tiền vệ lão tướng đã đưa Bỉ tới vòng chung kết, nơi ông tiếp tục chơi xuất sắc để cùng đồng đội vào chung kết và chỉ chịu thua Tây Đức sít sao với tỷ số 1-2.

Tiền vệ Gunter Netzer (Tây Đức - 1972)

Không có cầu thủ nào một tay hành hạ đội tuyển Anh ngay tại Wembley như Netzer từng làm ở tứ kết Euro 1972. Cầu thủ của CLB Borussia Monchengladbach đã chơi như một Pele của châu Âu, giúp Tây Đức giành chiến thắng 3-1 thuyết phục. Hai vòng cuối, Netzer tiếp tục thể hiện phong độ cao, góp công lớn vào chức vô địch châu Âu đầu tiên của đội tuyển.

Tiền vệ Zinedine Zidane (Pháp - 1996, 2000, 2004)

Zidane tỏ ra mệt mỏi ở giải đấu quốc tế đầu tiên nhưng anh nhanh chóng vươn lên đỉnh cao ở World Cup 1998 và Euro 2000. Phong độ của Zidane ở Euro 2000 xứng đáng là màn trình diễn cho mọi thế hệ cầu thủ đi sau học tập. Anh thường xuyên thực hiện những pha xoay người khéo léo, ghi bàn thắng quyết định bằng cú sút phạt trực tiếp vào lưới Tây Ban Nha ở tứ kết và ghi bàn thắng vàng bằng quả penalty vào lưới Bồ Đào Nha ở bán kết. 4 năm sau đó, Zizou vẫn trình diễn những khoảnh khắc thiên tài, trong đó có cú sút phạt vào lưới tuyển Anh ở vòng bảng.

Tiền vệ Dragan Dzajic (Nam Tư cũ – 1968, 1976)

Nhiều người cho rằng Dzajic là cầu thủ chơi cánh trái hay nhất trong lịch sử bóng đá châu Âu sau khi chứng kiến các trận đấu ở Euro 1968. Ngôi sao sinh năm 1946 chính là người ghi bàn quyết định chiến thắng 1-0 trong trận bán kết giữa Nam Tư và đương kim vô địch thế giới Anh bằng một pha lốp bóng tuyệt đẹp. Nam Tư có thể đã lên ngôi tại Italy nhờ bàn mở tỷ số trong trận chung kết của Dzajic nếu Angelo Domenghini không kịp gỡ hòa 1-1 cho đội chủ nhà. Trong trận đá lại, Italy giành chiến thắng 2-0. Năm 1976, Dzajic lại tỏa sáng trên đấu trường châu Âu, đưa Nam Tư vào đến bán kết. Chính ông ghi bàn đưa đội bóng vùng Balkan dẫn trước Tây Đức 2-0 trước khi nhà đương kim vô địch gỡ hòa trong khoảng thời gian cuối trận và thắng 4-2 sau hiệp phụ. Đến nay nhiều người vẫn nhớ tới Dzajic và chân trái phù thủy.

Tiền vệ Michel Platini (Pháp – 1984)

Không cầu thủ nào để lại ảnh hưởng sâu sắc như Platini tại Euro 1984. Cầu thủ của CLB Juventus đã lập kỷ lục ghi 9 bàn thắng trong một vòng chung kết, trong đó có 2 hat-trick. Ảnh hưởng của Platini với Pháp lớn không kém ảnh hưởng của Maradona với đội tuyển Argentina tại World Cup 1986. Chơi ở phía trên bộ ba tiền vệ Fernandez-Tigana-Giresse, Platini có xu hướng lao lên phía trên ghi bàn như một tiền đạo ảo. Chính ông ghi bàn quyết định chiến thắng 3-2 ở phút 119 trong trận bán kết với Bồ Đào Nha và bàn mở tỷ số trong trận chung kết với Tây Ban Nha. Ngoài tài dứt điểm như thiện xạ, Platini còn thể hiện khả năng chuyền bóng hiếm có mà chỉ Maradona và Zico mới sánh kịp trong thập niên 1980.

Tiền đạo Gerd Muller (Tây Đức – 1972)

Chỉ tham dự một giải vô địch châu Âu, Muller đã để lại ấn tượng mạnh hơn bất cứ tiền đạo nào trong lịch sử. Ông ghi cả hai bàn trong trận bán kết thắng Bỉ 2-1 năm 1972 trước khi lập tiếp cú đúp trong trận chung kết thắng Liên Xô 3-0. Ở vòng loại, Muller ghi 6 bàn trong 6 trận vòng bảng, giúp Tây Đức giành vị trí dẫn đầu. Ông cũng lập công trong trận thắng Anh 3-1 ở tứ kết tại Wembley. Tổng cộng Muller đã ghi 68 bàn trong 62 trận đấu quốc tế, lập kỷ lục về tỷ lệ lập công.

Tiền đạo Marco van Basten (Hà Lan – 1988, 1992)

Biểu tượng bóng đá Hà Lan cuối thập niên 1980 trở thành vua phá lưới với 5 bàn thắng tại Euro 1988. Đáng chú ý, tất cả đều có ý nghĩa quyết định. Van Basten lập hat-trick trong trận thắng Anh, ghi bàn ở phút 88 để loại Tây Đức và ấn định chiến thắng 2-0 trong trận chung kết với Liên Xô. Bàn thắng trong trận chung kết thực sự là một siêu phẩm để đời bởi ông sút vô lê từ góc rất hẹp sau quả tạt của đồng đội. Giới chuyên môn luôn coi đây là bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử các kỳ Euro. Năm 1992, Hà Lan và Van Basten thu được ít thành công hơn khi bị Đan Mạch loại trên chấm 11m ở bán kết. Chính tiền đạo mang áo số 9 sút hỏng một quả luân lưu.

(Theo Vnexpress)

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Mario Balotelli: Cho những cái gồng mình quả cảm vì Azzurri

Mario Balotelli: Cho những cái gồng mình quả cảm vì Azzurri

Mario Balotelli: Cho những cái gồng mình quả cảm vì Azzurri

Balotelli, chỉ một cái tên thôi cũng đủ để khiến các cổ động viên Italia trào lên một cảm giác khó tả. Đó là sự tự hào về một trong những chân sút tài năng nhất của bóng đá Ý sau đỉnh cao World Cup 2006; là sự khó hiểu về một cá tính phức tạp và đa chiều trong giới túc cầu giáo; và là sự nuối tiếc về một tài năng sớm nở chóng tàn. Nhưng nếu phải chọn ra một từ để miêu tả con người Balotelli, đó có lẽ là “bản năng”.

Xem thêm
top-arrow
X