Bóng đá Việt Nam không thể mãi ngóng vào các "lứa U"
Thứ Ba 05/09/2017 07:44(GMT+7)
Theo dõi Bongda24h trên Thất bại ở SEA Games 29, nhiều người kỳ vọng lứa cầu thủ vừa dự U20 World Cup sẽ tiếp nối giấc mơ vàng cho bóng đá Việt Nam. Nhưng việc cứ trông chờ mãi vào những "lứa U" liệu có thực sự tốt?
Nhìn Thái Lan một lần nữa vô địch SEA Games, các quốc gia khác ở Đông Nam Á gật gù cho rằng người Thái lần này "ăn may". Vượt qua U22 Việt Nam ở trận quyết định vòng bảng nhờ sai lầm của thủ môn, đánh bại chủ nhà Malaysia cũng bởi lỗi của thủ môn. Không chỉ ở xứ ta, những "người anh em" trong khu vực cũng gật gù với nhau rằng người Thái giờ chẳng mang cảm giác mạnh mẽ như xưa. Anh Malay, anh Myanmar, anh Indo và đặc biệt là anh Việt Nam đều tin rằng đến kỳ sau, ta có thể vượt qua được Thái Lan.
|
U22 Việt Nam tại SEA Games 29 trông chờ quá lớn vào lứa U19 của Công Phượng, Tuấn Anh,... |
Thái Lan tiếp tục là cái đích để bóng đá của vùng trũng Đông Nam Á hướng đến. Qua kỳ SEA Games vừa rồi, họ không mang đến cho người ta cảm giác bất khả chiến bại, thắng thuyết phục như trước. Nhưng chớ để những giọt nước mắt, những lời phát biểu đãi bôi của bà trưởng đoàn xinh đẹp Watanya Wongopasi đánh lừa. Sự thật là người Thái đã chạy trước quá xa, lần này chỉ như chiếu nghỉ để họ đánh lừa cảm giác của những kẻ thách thức.
Danh sách đội tuyển quốc gia Thái Lan chuẩn bị cho hai trận đấu với Iraq và Australia tại vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Á quãng thời gian này không có cầu thủ nào thuộc lứa U22 vừa vô địch SEA Games. Các đội bóng khác trong khu vực ở đợt tập trung ĐTQG lần này thì sao? ĐT Malaysia làm điều tương tự, Indonesia chỉ có 1 cái tên (Satria Tama - thủ môn), Indonesia là 2 (Irfan Fandi và Ikhsan Fandi), Philippines cũng 2 (Joshua Grommen và Dylan De Bruycker).
Xét trong những đội bóng "có cỡ" tầm khu vực, Myanmar và Việt Nam là hai đội tuyển gọi nhiều cầu thủ vừa dự SEA Games nhất. ĐT Myanmar gọi 7 cái tên lên tuyển cho trận gặp Kyrgyzstan tại vòng loại Asian Cup 2019, trong đó chủ yếu là nòng cốt đội U20 tham dự U20 World Cup 2015. Còn ĐT Việt Nam triệu tập đến 11 cái tên vừa trở về từ thất bại ở chiến dịch SEA Games chuẩn bị cho trận đấu với Campuchia tại vòng loại Asian Cup 2019. Con số đó nói lên điều gì?
Hai năm trước khi trở về từ sân chơi U20 World Cup, người Myanmar đặt kỳ vọng rất lớn vào lứa cầu thủ vừa ra đấu trường quốc tế sẽ xưng vương tại SEA Games. Kết quả thì ai cũng rõ. Điều tương tự đang xảy ra với Việt Nam. Trước thềm giải đấu, ai cũng mong đợi lứa cầu thủ lần này sẽ làm nên lịch sử rồi đáp trả là sự thất vọng. Nhiều người chép miệng: Chờ lứa U20 vừa dự World Cup làm nên chuyện vào hai năm sau. Việc trông chờ vào các "lứa U" như U19 trước kia của Công Phượng, Tuấn Anh,... hay giờ là U20 của Quang Hải, Đức Chinh,... liệu có phải hướng đi sáng suốt?
|
Bóng đá Việt Nam không thể tiếp tục đặt hết niềm tin vào lứa U20 của Quang Hải, Đức Chinh,... |
Nên nhớ rằng các cầu thủ một năm chỉ tập trung lên các lứa tuyển dài nhất vào khoảng 2-3 tháng. Quãng thời gian còn lại, họ sẽ gắn bó ở cấp câu lạc bộ. Thế nên sự phát triển của các cầu thủ gắn bó mật thiết với quá trình thi đấu ở CLB, hay nói trắng ra là môi trường ở V-League. Với mặt bằng chất lượng bị đánh giá kém như hiện nay ở giải vô địch quốc gia, liệu những cầu thủ tiềm năng ở các "lứa U" được xem là "gà nòi" có thể thực sự phát triển như kỳ vọng ban đầu cả về thể lực, kỹ chiến thuật, tư duy chơi bóng cũng như tâm lý?
Thất bại của U22 Việt Nam với "lứa U19" mà đại diện là Công Phượng cho thấy các cầu thủ trẻ của ta yếu cả về tâm lý lẫn kinh nghiệm chơi bóng so với những người đồng trang lứa của Thái Lan, dù rằng bà trưởng đoàn Wongopasi thừa nhận đây không phải tập hợp của những con người mạnh nhất do các CLB ở Thai League từ chối nhả người. Trong quãng thời gian diễn ra SEA Games, Thai League vẫn đá bình thường, đội U22 của họ cũng chỉ được tập hợp 1 tuần trước giải so với 1 tháng của Việt Nam ta. Kết quả thì trái ngược.
Đã đến lúc những người làm bóng đá Việt Nam, cũng như người hâm mộ thôi kỳ vọng vào các "lứa U" mà hãy quan tâm nâng cao chất lượng V-League. Nếu xây dựng được V-League thực sự giàu tính cạnh tranh, các cầu thủ có chất lượng cũng sẽ nhiều hơn thay vì mãi trông chờ vào những cái tên quen thuộc. Nhìn sang Thái Lan, họ có cần bồi dưỡng một đội "gà nòi" chỉ đi đá ở đấu trường SEA Games đâu, mà chỉ chọn ra những cái tên thể hiện tốt ở Thai League vốn có tính cạnh tranh cao hơn hẳn mặt bằng chung của V-League.
Bóng đá Việt Nam và V-League: Chất lượng không đi kèm số đội Số đội ở V-League nhiều gấp đôi hạng nhất, chuyện kỳ cục ấy đang là một trong những trở ngại khiến chất lượng bóng đá quốc nội ngày càng trở nên đáng ngại.
Các tin bài bóng đá Việt Nam khác trên Bongda24h.vnCampuchia vs Việt Nam (19h00 ngày 5/9): Chờ tài Mai Đức Chung Tại loạt trận thứ 2 vòng loại Asian Cup 2019, trận đấu giữa Campuchia vs Việt Nam sẽ là bài test quan trọng cho năng lực của HLV Mai Đức Chung, dù nhiều khả... HLV Mai Đức Chung: Cơ hội chia đều cho Campuchia và Việt Nam Vòng loại Asian Cup 2019 sẽ trở lại vào ngày mai (5/9), ĐT Việt Nam sẽ có trận đấu thứ 3 với ĐT Campuchia trên sân khách. Và HLV Mai Đức Chung cho rằng, cơ hội... Campuchia đặt mục tiêu có điểm trước Việt Nam Vào ngày mai (5/9), ĐT Campuchia của HLV Leonardo Vitorino sẽ có cuộc tiếp đón ĐT Việt Nam trong khuôn khổ vòng loại Asian Cup. Và ông thầy người Brazil đã có... ĐT Việt Nam sợ nhất mặt cỏ trước trận đấu với Campuchia Tiền vệ Ngô Hoàng Thịnh thừa nhận đội tuyển Việt Nam đang gặp đôi chút khó khăn trước màn đối đầu với Campuchia tại vòng loại Asian Cup 2019. Tại sao dư luận quên thất bại ở SEA Games 29 nhanh đến thế? Ai đó dường như đang muốn hướng dư luận theo hướng phản xạ Pavlov bằng những tranh cãi về một vài cá nhân để quên đi thất bại của cả một nền bóng đá. Văn Quyết e ngại khi ĐT Việt Nam làm khách Campuchia Trước cuộc đối đầu với Campuchia trên đất khách, đội trưởng Nguyễn Văn Quyết cho rằng đội tuyển Việt Nam không nên xem nhẹ đối thủ. Như Đạt (TTVN)