Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Góc chiến thuật: Giải mã chiến thắng của U22 Việt Nam ở chung kết SEA Games 30 (P1)

Thứ Tư 11/12/2019 19:15(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Kết thúc 90 phút của trận chung kết môn bóng đá nam SEA Games 30, U22 Việt Nam đã giành chiến thắng đầy thuyết phục với tỉ số 3-0 trước đối thủ đến từ xứ vạn đảo để hoàn thành giấc mơ vàng SEA Games cho người hâm mộ bóng đá nước nhà. Hãy cùng chúng tôi phân tích những yếu tố về chiến thuật đã diễn ra trong trận đấu vừa qua.

Phần 1: Chặt chẽ trong khâu phòng ngự

 
Đội hình thi đấu: 3-5-2
Chiến thuật của U22 Việt Nam ở trận chung kết Sea Games 30 hình ảnh
Sơ đồ chiến thuật 3-5-2 được áp dụng
Đội hình thi đấu của U22 Việt Nam trong trận chung kết không có nhiều sự thay đổi. HLV Park vẫn tin dùng bộ ba trung vệ sở hữu chiều cao rất tốt gồm Tấn Sinh – Thành Chung – Văn Hậu. Tuy nhiên bên cánh trái, Tấn Tài được điền tên thay cho Thanh Thịnh, người đã có màn thể hiện rất tốt ở các trận đấu trước đó. Trọng Hoàng vẫn là cái tên sáng giá bên hành lang phải nhờ thể lực tuyệt vời. 
Những điểm nhấn sau chức vô địch SEA Games lịch sử của U22 Việt Nam
Với sự hiệu quả trong lối chơi, U22 Việt Nam đã đánh bại Indonesia trong trận chung kết một cách hoàn toàn thuyết phục. Và dưới đây là điểm nhấn ở trận này.
Trên hàng tiền vệ, ngoài hai cái tên đã quá quen thuộc là Hoàng Đức và Hùng Dũng thi đấu cao hơn trong hàng tiền vệ 3 người thì chơi thấp nhất là Đức Chiến, cái tên đang dần khẳng định được vai trò của mình ở đội U22 (sắp tới có thể là U23 Việt Nam tham dự VCK U23 châu Á 2020).

Đức Chiến sắm vai tiền vệ phòng ngự án ngữ ngay trước 3 trung vệ có nhiệm vụ hỗ trợ thu hồi bóng, tranh chấp khi bóng được luân chuyển ở trung lộ. Ở hàng tiền đạo, bộ đội Đức Chinh vs Tiến Linh đang có phong độ tốt được kết hợp.
DT U22 Viet Nam ra san voi tam ao Thanh Thinh
Các cầu thủ xuất phát từ đầu của U22 Việt Nam ở trận chung kết SEA Games 30

Cách thức vận hành lối chơi
 
Rõ ràng chủ trường của thầy Park ở trận đấu này là thi đấu chặt chẽ, kỷ luật ở phần sân nhà, bóp nghẹt không gian chơi bóng của U22 Indonesia bằng các tình huống vây hãm nhờ sự áp đảo về mặt quân số trong các khu vực trái bóng xuất hiện và chờ đợi cơ hội.  Và trên sân, các học trò của HLV Park Hang Seo đã thực hiện rất tốt đấu pháp đã đề ra. 
Bóng đá Việt Nam HCV SEA Games: Giấc mơ đã trọn vẹn
Trải qua rất nhiều trận đấu, với một lịch thi đấu dày đặc, U22 Việt Nam cuối cùng đã giành lấy bộ huy chương vàng đầu tiên của một kỳ SEA Games. Chiến thắng...
Ngay từ đầu trận các cầu thủ U22 Indonesia vẫn triển khai những bài tấn công sở trường của họ là những miếng đánh từ hai biên và đưa bóng vào trong cho mẫu tiền đạo dũng mãnh như Osvaldo Haay. Tuy nhiên ý đồ này đã gần như phá sản khi đội bóng xứ Vạn đảo khó khăn trong việc luân chuyển bóng do sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tuyến và lối chơi pressing tầm trung của U22 Việt Nam đã triển khai. 
 
U22 Viet Nam vs U22 Indonesia
 
Trong khoảng những phút thi đấu đầu tiên, khi U22 Indonesia cố gắng phối hợp bằng những pha đánh biên, sự áp sát nhịp nhàng giữa các tuyến đã khiến những bài phối hợp hầu hết đều không phát huy được tác dụng. Ở hàng phòng ngự, cả ba trung vệ được bố trí giăng ngang theo chiều ngang sân và sẵn sàng dâng cao bắt bài, tranh chấp khi bóng được hướng đến các cầu thủ của U22 Indonesia bị tuyến tiền vệ “lãng quên”. 
 
Hai cầu thủ chạy cánh, Trọng Hoàng và Tấn Tài cũng sẵn sàng dâng cao áp sát bộ đôi cầu thủ chạy cánh bên phía U22 Indonesia. Trong khi đó khi không có bóng, ở trung lộ, Đức Chiến trong vai trò tiền vệ phòng ngự di chuyển theo chiều ngang sân, tịnh tiến về hướng bóng. Phía trên Hùng Dũng và Hoàng Đức cũng tích cực di chuyển theo trục dọc sân hướng về phía bóng nhằm vây hãm các cầu thủ có bóng của U22 Indonesia. Ở tuyến cao nhất, Tiến Linh và Đức Chinh chủ động lùi sâu đeo bám trong các tình huống không có bóng. 
 
[Góc chiến thuật] Giải mã chiến thắng của U22 Việt Nam - Phần 1 hình ảnh 2
Pha phối hợp đầu trận của U22 Indonesia bị bắt bài
Những pha bóng tấn công đầu tiên minh chứng rõ nét nhất cho cách thi triển hệ thống này. Ở tình huống này, Đức Chinh, trong vai trò tiền đạo lệch phải lao về hỗ trợ khâu phòng ngự, Đức Chiến sẵn sàng trong pha dâng lên, trong khi Hùng Dũng theo sát cầu thủ chạy cánh, ở tuyến dưới, Trọng Hoàng cũng theo sát cầu thủ cao nhất trên hàng công của U22 Indonesia tạo ra lợi thế về mặt số lượng 4 đánh 3 trong tình huống này.
Park Hang-seo: Cái duyên đưa ông tới, tài năng giúp thành người hùng Việt Nam
Không ngoa khi nói rằng HLV Park Hang-seo sẽ là HLV thành công nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Với chỉ hơn 2 năm làm việc, ông đã làm được rất nhiều điều...
Tương tự trong nhiều pha bóng khác, các cầu thủ chủ động vây hãm làm giảm không gian, thời gian xử lý bóng của đối phương dẫn đến những pha bóng chệch choạch, sai số bên phía đối phương. Hoàng Đức, Tiến Linh ở phía ngoài cũng đã sẵn sàng để mắt tới cầu thủ của U22 Indonesia.
 
Chỉ có số ít các pha phối hợp của U22 Indonesia thành công thoát được thế trận pressing của U22 Việt Nam nhưng cũng nhanh chóng bị vây hãm nhờ sợ quyết liệt của các cầu thủ, trong đó có tình huống phối hợp 1-2 ở phút thứ 6. 
 
U22 Indonesia và những đường chuyền xuyên tuyến; các tình huống đột phá
 
Kể từ sau khoảng 20 phút đầu, họ chỉ có duy nhất 1 pha dứt điểm về phía khung thành cảu Văn Toản từ pha đá phạt trực tiếp. Khi những mảng miếng phối hợp không mấy hiệu quả do khả năng pressing rất tốt của U22 Việt Nam. Các cầu thủ U22 Indo bắt đầu sử dụng đến những đường chuyền vượt tuyến hướng thẳng đến cầu thủ chơi cao nhất trên hàng công nhằm tận dụng sức mạnh và khả năng làm tường của Osvaldo và sự nhanh nhẹn khi chạy chỗ của cầu thủ chạy cánh. 
 
Phut 26
Đường chuyền xuyên tuyến của Asnawi bị Văn Hậu cản phá
Tình huống bóng ở phút thứ 26, cầu thủ mang áo số 14 thực hiện đường chuyền xuyên qua tuyến tiền vệ của U22 Việt Nam hướng đến vị trí của tiền đạo mang áo số 16, nhưng dưới sức ép của Văn Hậu, cầu thủ này không thể nhận bóng trong tư thế thoải mái hoặc xảy ra sai số ở các đường chuyền.
Quá bế tắc trong các tình huống triển khai bóng U22 Indonesia thử may mắn bằng những tình huống đi bóng cá nhân nhằm khoan phá hàng phòng thủ của U22 Việt Nam. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, “cái bẫy” mà thầy Park giăng ra chỉ chờ có thể để sập vào.
Phút 41, hậu vệ Asnawi thử sức bằng pha đột phá sộc thẳng vào khoảng trống trước mặt bên cánh phải. Tuyến tiền vệ gồm có Hùng Dũng, Đức Chiến, Văn Hậu và Tấn Tài hỗ trợ khiến cầu thủ số 14 của đối phương không còn cơ hội. 
 
Phut 41
Hậu vệ số 14 đột phá vào khoảng trống trước mặt
Trước đó phải kể đến tình huống chủ động dâng cao gây sức ép với số 16 nhằm ngăn chặn đội bạn tổ chức phối hợp của Tấn Tài khiến cho cầu thủ số 14 quyết định đột phá. 

Dường như đây cũng là cái bẫy mà HLV Park đã giăng ra cho U22 Indonesia. Mỗi khi đội bạn có bóng, trung vệ dâng lên, tiền vệ phòng ngự Đức Chiến áp sát và cầu thủ chạy cánh hỗ trợ khiến cầu thủ U22 Indonesia nhận bóng bị vây hãm gần như không có lối thoát. 
 
Đây rõ ràng là cách vận hành lối chơi một cách khôn ngoan của thầy Park. Những pha lên bóng của U22 Indo dễ bắt bài và quá đơn điệu. Đội tuyển U22 Indonesia cũng không có quá nhiều bài vở khiến các tình huống lên bóng của họ rơi vào bế tắc. Chủ động thi đấu chặt chẽ ở phần sân nhà, pressing đối phương quyết liệt là tiền đề để HLV Park chờ đợi thời cơ ra đòn “kết liễu” U22 Indonesia.
Góc chiến thuật: Giải mã chiến thắng của U22 Việt Nam ở chung kết SEA Games 30 (P2)
Kết thúc 90 phút của trận chung kết môn bóng đá nam SEA Games 30, U22 Việt Nam đã giành chiến thắng đầy thuyết phục với tỉ số 3-0 trước đối thủ đến từ xứ vạn...

U22 Việt Nam 3-0 U22 Indonesia (Chung kết SEA Games 30)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X