Góc chiến thuật: Giải mã chiến thắng của U22 Việt Nam ở chung kết SEA Games 30 (P2)
Thứ Năm 12/12/2019 11:04(GMT+7)
Theo dõi Bongda24h trên Kết thúc 90 phút của trận chung kết môn bóng đá nam SEA Games 30, U22 Việt Nam đã giành chiến thắng đầy thuyết phục với tỉ số 3-0 trước đối thủ đến từ xứ vạn đảo để hoàn thành giấc mơ vàng SEA Games cho người hâm mộ bóng đá nước nhà. Hãy cùng chúng tôi phân tích những yếu tố về chiến thuật đã diễn ra trong trận đấu vừa qua.
Góc chiến thuật: Giải mã chiến thắng của U22 Việt Nam ở chung kết SEA Games 30 (P1)Kết thúc 90 phút của trận chung kết môn bóng đá nam SEA Games 30, U22 Việt Nam đã giành chiến thắng đầy thuyết phục với tỉ số 3-0 trước đối thủ đến từ xứ vạn... Phần 2: Gegenpressing – chống phản công: Công thức cho bàn thắng
Vẫn vận hành theo lối đá pressing tầm cao, các học trò của HLV Park luôn chủ động trong các tình huống gây áp lực ngay khi để mất bóng, nhằm không cho U22 Indonesia có thời gian, không gian để tổ chức những đợt phản công.
Ở bàn thắng mở tỉ số công đầu thuộc về pha đánh đầu của Văn Hậu và cú đá phạt hiểm hóc của Hùng Dũng, hay trước đó là pha xoay sở khéo léo của Đức Chinh đem về quả đá phạt. Nhưng hãy để ý kỹ đến tình huống trước khi Đức Chinh có pha bứt tốc.
|
Pha áp sát kịp thời của Tấn Tài mở ra cơ hội |
Sau khi U22 Việt Nam để mất bóng từ pha tranh chấp trên không, hậu vệ số 14, Asnawi là người có lợi thế hơn khi đứng gần vị trí bóng nhưng Hùng Dũng từ một tình huống áp sát rất nhanh khiến cho cầu thủ số 14 không đủ không gian, thời gian để xử lý phải vội vàng thực hiện đường chuyền lên cho đồng đội.
Rất nhanh chóng Tấn Tài có mặt kịp thời bắt bài đường chuyền và thực hiện đường nhồi bóng bằng đầu cho Đức Chinh. Và sau đó, bàn thắng đã đến cho U22 Việt Nam. Trong hiệp 1 không dưới 2 lần các cầu thủ U22 Việt Nam tổ chức chống phản công theo kiểu này.
|
Thành Chung cướp bóng chống phản công |
Trong tình huống dẫn đến cú dứt điểm của Tiến Linh từ đường ra bóng của Đức Chinh ở những phút bù giờ của hiệp 1: Phút 45, nguồn cơn từ pha nhồi bóng không thành công của Hùng Dũng, bóng được hậu vệ U22 Indonesia phá ra, bóng hướng đến vị trí tiền đạo số 16 nhưng cũng rất nhanh chóng trung vệ Thành Chung là người áp sát cướp bóng để chặn sớm pha phản công của U22 Indonesia trước khi phối hợp với Đức Chinh bên hành lang trái, tạo điều kiện cho Tiến Linh dứt điểm.
Hay trong tình huống nâng tỉ số lên 2-0 của Hùng Dũng. U22 Việt Nam cũng cho thấy khả năng chống phản công là tốt đến như thế nào. Không chỉ ngăn chặn đợt phản công của đội bạn mà còn mở ra cơ hội ghi bàn cho đội nhà.
|
Tình huống vây giáp 3 đánh 3 cướp bóng sau khi để mất |
Phút 58, sau pha phối hợp không thành công và để mất bóng, các cầu thủ U22 Việt Nam không lùi về mà chủ động vây giáp giành lại bóng, Đức Chinh, Trọng Hoàng là 2 cầu thủ áp sát cộng thêm Đức Chiến, giúp cho U22 Việt Nam không bị bất lợi về mặt số lượng trong khu vực tranh chấp bóng. Giành lại được bóng từ tình huống này, Đức Chiến có đường tạt bóng để dẫn đến pha lập công của Hùng Dũng ngay sau đó.
Sau khi có được 2 bàn thắng, U22 Việt Nam vẫn rất chủ động trong cách phòng ngự của mình và cản phá hầu hết các đường lên bóng, phối hợp dựa vào công thức đã thành công trong hiệp 1.
Nhận 2 bàn thua U22 Indonesia tỏ ra bế tắc trước hàng phòng ngự kín kẽ của U22 Việt Nam, đặc biệt khi Thái Qúy được vào sân thay cho Đức Chinh. Hàng tiền vệ của U22 Việt Nam càng được củng cố, chặt chẽ hơn khi được bổ sung thêm quân số. Và bàn thắng thứ 3 đến cũng là một lẽ tất yếu trước sức mạnh vượt trội của U22 Việt Nam.
|
HLV Park Hang Seo thành công với những toan tính của mình cho U22 Việt Nam |
Kể từ thời điểm này, U22 Indonesia đã khó lại càng khó. Trong khoảng 20 phút cuối trận, U22 Indonesia chỉ tạo ra được 1 tình huống hãm thành nguy hiểm về khung thành của thủ môn Văn Toản sau pha đối mặt và dứt điểm của cầu thủ mang áo số 10 từ đường phối hợp nhanh của các cầu thủ tấn công của Indonesia. Đó cũng là tình huống bóng hiếm hoi mà sai số xảy ra trong hàng phòng ngự của U22 Việt Nam.
Tổng hợp: U22 Việt Nam 3-0 U22 Indonesia