Vì sao Man United luôn bị trừng phạt ở các pha bóng cố định?

Tác giả KDNX - Thứ Năm 18/02/2021 15:31(GMT+7)

Zalo

Có lẽ câu hỏi được đặt nhiều nhất sau chuỗi trận hòa này của Man United đó là: vì đâu mà Man United lại thường xuyên gặp phải những bàn thua có phần ngớ ngẩn ở những pha bóng cố định. Có lẽ Carl Anka, một cây viết khá quen mặt với The Athletic về mặt chiến thuật, sẽ cho chúng ta câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này.

Vì sao Man United luôn bị trừng phạt ở các pha bóng cố định hình ảnh
 
Sau một tháng 1 đầy hứa hẹn, Man United giờ đây bước vào tháng 2 với đầy nỗi thất vọng. Đầu tiên, họ từ chỗ trở thành đội đua vô địch trở thành đội về thứ hai có thành tích tốt nhất chỉ trong vài vòng đấu, thậm chí bị Man City bỏ xa tới 10 điểm.
 
Có thể nói, tập thể của Ole Gunnar Solskjaer là một tập thể kỳ lạ. Họ có đủ thực lực và tiềm năng để trở thành đội bóng tốt nhất nước Anh, thế nhưng, họ lại có những điểm yếu khiến họ dễ dàng trở thành một đội bóng tầm thường ở Premier League.
 
Có lẽ, điểm yếu lớn nhất trong số đó của họ là các tình huống cố định, việc dựa quá nhiều vào các pha xử lý đầu tiên hay việc thiếu quyết đoán trong việc giăng bẫy việt vị.
 
Sau trận bán kết Carabao Cup thảm họa trước Man City hồi đầu tháng 1, Solskjaer đã chia sẻ: "Ở những trận đấu quan trọng trước các đội bóng tốt và các cầu thủ tốt, chúng tôi thiếu đi sự tập trung. Thực sự, đây là một phần rất quan trọng của bóng đá. Rất nhiều bàn thua của chúng tôi xuất phát từ các tình huống cố định. Thông thường, chúng tôi có được những thông số rất tốt ở khoản tranh cướp pha bóng đầu tiên, thế nhưng, khi chúng tôi không làm được điều này, bóng gần như bay vào lưới ngay lập tức."
 
"Đây chắc chắn là điều chúng tôi cần phải nêu ra và là điều chúng tôi phải làm tốt hơn. Có cảm giác chúng tôi thường xuyên gặp khó ở những tình huống như thế. Khi chúng tôi không phải là đội chạm bóng đầu tiên, chúng tôi sẽ ngay lập tức gặp khó ở một vài thời điểm."
 
Ở mùa giải 2019-2020, Man United thi đấu kém ở cả mặt tấn công lẫn mặt phòng ngự trong các tình huống cố định. Thống kê cho thấy họ chỉ ghi được 8 bàn trong số 9,1 bàn thắng kỳ vọng, trong khi đó, Man United lại để lọt lưới 11 bàn trong 9,6 bàn thua kỳ vọng của họ.
 
Man United hiện tại đang là đội đứng thứ 6 ở Premier League, bằng với Southampton và Arsenal, về mặt để đối thủ sút bóng trong những tình huống cố định. Tổng cộng, họ đã đối mặt với 65 cú sút từ tình huống bóng chết. Tuy nhiên, họ lại đứng thứ 17, tức tệ thứ 3, ở mặt chặn đứng những cú sút từ các tình huống cố định (Các thống kê kể trên đều được rút ra từ Opta, ở đây đã loại bỏ bàn phản lưới nhà và penalty).
 
Ở mùa này, Man United đã để lọt lưới 9 bàn từ tình huống cố định, chỉ xếp sau Leeds (11 bàn), Crystal Palace và Sheffield United (10 bàn) ở mặt này. Tệ hơn đó là việc 9 bàn này đều xuất phát từ con số 6,4 bàn thua kỳ vọng của họ.
 
Về mặt lý thuyết, Man United bảo vệ khung thành trước các pha đá phạt và phạt góc rát tốt, khiến đối thủ chỉ thực hiện được một vài cút sút. Tuy nhiên, vấn đề ở đây đó là việc các cú sút trúng đích đó thường có chất lượng rất tốt hoặc tới từ các đội bóng đặc biệt nguy hiểm ở những vị trí đó.
 
Vì sao Man United luôn bị trừng phạt ở các pha bóng cố định hình ảnh
 
 
Nếu cố gắng thực hiện những đường chuyền về phía khung thành Man United, có lẽ bạn sẽ giành được nhiều cơ hội ghi bàn hơn bạn nghĩ. Vậy, vì đâu điều này xảy ra?
 
Man United bảo vệ khung thành trước tình huống cố định như thế nào?
 
Thông thường, Man United bảo vệ khung thành trước các tình huống cố định bằng một hệ thống hỗn hợp. Một vài cầu thủ được sắp xếp nhiệm vụ theo dõi một khu vực, một số khác theo kèm đối phương.
 
Ở các pha phạt góc, một nhóm cầu thủ sẽ bảo vệ khu vực phía trước vòng 16m50 với nhiệm vụ chạm vào đường bóng đầu tiên đến được vị trí này. Thông thường, các cầu thủ này sẽ ngoặt vào trong vị trí của mình ở những tình huống tạt hai bên cánh.
 
Một trong các tiền đạo của Man United sẽ bảo vệ khu vực cận thành (thường sẽ là Anthony Martial, dù Bruno Fernandes, Marcus Rashford, Paul Pogba và Mason Greenwood cũng thường án ngữ ở đây). Thông thường, nhóm cầu thủ này thường được bắt gặp ở những pha phạt góc tạt cánh.
 
Các hậu vệ thi đấu của Man United, trong đó có Harry Maguire và Nemanja Matic, được sắp xếp ở khu vực giữa rìa vòng cấm và kh vực vòng cấm để theo dõi từng bước chạy của đối thủ. Nhóm cầu thủ này thường bắt đầu thực hiện nhiệm vụ phòng ngự của mình ở khu vực penalty, tuy nhiên, họ cũng thường tản ra khi bóng bay vào, nhiệm vụ của họ lúc này sẽ là theo dõi cầu thủ thay thì theo dõi khoảng trống. Maguire khi đó sẽ trở thành trung tâm của những tình huống này khi kẹp giữa Victor Lindelof phía trước và Matic ở phía sau.
 
Lối tiếp cận của Matico ở các pha phòng ngự phạt góc thực sự rất thú vị. Đôi lúc chúng ta có thể thấy anh kèm người nhiều hơn là theo dõi các pha phạt góc của đối phương. Trong những trường hợp như thế, các thủ môn như David De Gea hay Dean Henderson sẽ là những người hét lên: "Bóng đến" như để xác nhận pha phạt góc đã được thực hiện hay chưa.
 
Tuy nhiên, khi thực hiện các pha đá phạt hàng rào, họ có một chút ít thay đổi tùy thuộc vào góc đá. Điều quan trọng nhất ở đây vẫn là chạm bóng đầu tiên khi pha bóng được thực hiện rồi sau đó phá bóng ra khỏi khu vực nguy hiểm một cách nhanh chóng.
 
Lối tiếp cận của Man United là một lối tiếp cận truyền thống. Họ sẽ sử dụng một cầu thủ phòng ngự tốt như một nền tảng, sau đó trao cho các cầu thủ những trách nhiệm nhất định.
 
Khi xét đến việc họ có những cầu thủ cao và đủ tài năng để đối đầu với các pha bóng bổng như Maguire, Edinson Cavani và Scott McTominay, Man United đáng lẽ ra phải là đội bóng phòng ngự cố định tốt hơn. Về mặt lý thuyết, đúng là như thế.
 
Tuy nhiên, vấn đề bắt đầu xuất hiện khi Man United không phải là đội chạm bóng đầu tiên.
 
Hãy nhìn vào hai bàn thua họ gặp phải trong trận thắng 3-2 trước Southampton vào ngày 29 tháng 11 năm ngoái như những minh chứng sinh động của điều này.
 
Bàn thua đầu tiên đó là tình huống Jan Bednarek đánh đầu từ pha phạt góc của James Ward-Prowse.
 
Vì sao Man United luôn bị trừng phạt ở các pha bóng cố định hình ảnh
 
Chúng ta có thể thấy lý do vì sao Greenwood (A) và Fernandes (B) lại được giao nhiệm vụ quản lý khu vực rìa vòng cấm gần bóng nhất, trong khi đó, Rashford lại ở khu vực cận thành. Fred được xếp ở nhóm phòng ngự thứ 3, nhóm được giao nhiệm vụ theo dõi các cầu thủ ở rìa khu vực đá penalty.
 
Maguire (E), "trưởng bộ phận giám sát đối thủ" được xếp phía sau Lindelof và ở giữa khung thành, trong khi đó, Matic (F) được xếp ở khu vực phía sau gần khu vực cận thành.
 
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét việc đội hình này thay đổi ra sao sau khi pha bóng được thực hiện. Lúc này, Che Adams (số 10 của Southampton) và Janik Vestergaard (Số 4) di chuyển đến vị trí bóng nhằm vượt qua sự truy cản của Fernandes (B) và Matic (F).
 
Vì sao Man United luôn bị trừng phạt ở các pha bóng cố định hình ảnh
 
Greenwood (A) quyết định ở lại canh chừng khu vực của mình trong khi Fernandes (B) được giao nhiệm vụ theo kèm Adám và cố gắng thực hiện pha chạm bóng đầu tiên. Rashford (C) và Alex Telles (số 27) được xếp ở khu vực cận thành để bảo vệ khu vực này khi đang đương đầu với cả Bednarek. Maguire (E) trong khi đó sẽ cố gắng ngăn chặn Oriol Romeu (số 6) ập vào khu vực này.
 
Hãy chú ý đến việc Fred (D) và Matic (F) đã thay đổi vị trí cũng như sự chú ý của họ như thế nào, đồng thời theo dõi việc Aaron Wan Bissaka (số 29), lúc này đang ở khu vực cận thành, bị áp đảo hoàn toàn bởi Theo Walcott của Southampton như thế nào. Man United kiểm soát tốt khoảng trống (về mặt lý thuyết) khi bảo vệ pha phạt góc này, tuy nhiên, họ lại thể hiện điểm yếu khi ngăn chặn các cầu thủ đối phương. Khi bóng đã đến được khu vực phía trước khung thành, Telles bị vượt qua, khiến anh không thể thực hiện pha chạm bóng đầu tiên, trong khi đó, Lindelof và Maguire lại không thể làm được gì khi Bednarek thực hiện pha đánh đầu từ cự ly gần, ngay lập tức, Man United bị thủng lưới 1-0.
 
Vì sao Man United luôn bị trừng phạt ở các pha bóng cố định hình ảnh
 
Lý thuyết phòng ngự của Man United trong tình huống phạt góc này rất tốt, tuy nhiên, cách họ thực hiện nó lại thiếu sự chặt chẽ trong cách tiếp cận bóng cũng như cách liên lạc giữa các cầu thủ.
 
Bàn thua thứ hai mà Man United phải nhận trong trận đấu đó đến từ một pha đá phạt trực tiếp từ Ward-Prowse, được thực hiện sau khi Fred thực hiện một pha phạm lỗi không đámg có ở rìa vòng cấm.
 
Bàn thắng này của Southampton cũng chỉ ra một vấn đề nữa của Man United với các pha bóng cố định: đôi lúc, họ quên mất đối phương. Một người giám sát đối thủ tốt sẽ khuyên huấn luyện viên không thực hiện bất cứ pha phạm lỗi mạo hiểm nào trong khu vực vòng cấm của mình khi đối đầu với Southampton để không phải đối mặt với những tình huống bóng chết tuyệt vời mà Ward-Prowse tạo ra.
 
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhìn vào trận thua ở bán kết Carabao Cup trước Man City một tháng sau đó, trận đấu được quyết định bởi 2 tình huống cố định thất bại.
 
Tình huống đầu tiên đến ở pha đá phạt của Phil Foden. Đội hình của Man United khi đó gần với đội hình thi đấu trước Southampton.
 
Một lần nữa, Fernandes được xếp nhiệm vụ theo dõi khu vực phía trước vòng cấm, cụ thể là giữa bóng và khung thành. Trong khi đó, các cầu thủ tấn công, bao gồm Pogba và Rashford sẽ án ngữ gần với khu vực cận thành (B). Lindelof (Số 2) một lần nữa được xếp phía trước Maguire (C) để theo kèm các cầu thủ thay vì bảo vệ không gian.
 
Vì sao Man United luôn bị trừng phạt ở các pha bóng cố định hình ảnh
 
Pha đá phạt của Foden, một pha đá phạt vòng cung góc thấp, dễ dàng đánh bại tuyến phòng ngự đầu tiên của Man United (A), sau đó gây hỗn loạn cho tuyến phòng ngự thứ hai (B) rồi sau đó gây ra rắc rối cho các cầu thủ kèm người (C)...
 
Vì sao Man United luôn bị trừng phạt ở các pha bóng cố định hình ảnh
 
Dù có được lợi thế về quân số, Man United lại gặp phải bất lợi khi pha bóng được thực hiện.
 
Hãy nhìn vào khu vực các cầu thủ Man City ập vào. Maguire và Lindelof khi đó bám theo vòng cung được tạo ra bởi đường bóng, giúp John Stones (số 5) có được sự thoải mái ở phía sau lưng họ. Wan-Bissaka trong khi đó cũng bị Ruben Dias (Số 3) đánh bại ở khu vực cận thành. Chỉ đến khi bóng đã vượt qua mình, Maguire mới nhận ra Stones đã qua người thành công để ghi bàn.
 
Vì sao Man United luôn bị trừng phạt ở các pha bóng cố định hình ảnh
 
Bàn thắng thứ hai tới từ một pha phạt góc. Martial khi đó định thực hiện một pha đánh đầu phòng ngự ở khu vực cận thành, thế nhưng, anh chỉ có thể đưa bóng cho Wan-Bissaka ở khu vực phía sau khung thành, người sau đó phá bóng trúng chân Fernandinho. Cầu thủ người Brazil lúc này chỉ cần nhẹ nhàng đưa bóng vào lưới bằng một pha vô-lê.
 
"Giành được bóng rồi sau đó tính tiếp", phương pháp này nghe qua thì có vẻ ổn, tuy nhiên, nếu gặp phải những đội bóng có lối tiếp cận năng động, Man United chắc chắn sẽ bị vỡ vụn đội hình. Ở mùa này, họ cũng từng để lủng lưới trước Sheffield United trong những tình huống cố định sau khi Chris Wilder yêu cầu các học trò vây xung quanh thủ môn và đồng đội cũ của họ, Dean Henderson, ở các tình huống phạt góc.
 
Tựu chung lại, khi các đội bóng có thể áp đảo Man United ở một số khu vực trước khi Maguire có thể đón được bóng, chắc chắn họ sẽ có được một pha dứt điểm trúng đích.
 
Không dùng bẫy việt vị, phương pháp có phần liều lĩnh của Man United.
 
Dù bàn thắng của Ademola Lookman tới từ một tình huống bóng sống, trận thắng 2-1 trước Fulham của Man United đã tiết lộ thêm một điểm yếu nữa trong lối tiếp cận các tình huống cố định và phòng ngự.
 
Bàn mở tỷ số của Lookman là một bàn thắng khá kỳ lạ: tiền đạo người Anh khi đó bứt tốc vào khoảng trống giữa Maguire và trung vệ Eric Bailly trước khi nhận được một đường chuyền từ Andre-Frank Anguissa...
 
Vì sao Man United luôn bị trừng phạt ở các pha bóng cố định hình ảnh
 
Trước khi cơ hội được mở ra, sự chú ý của Maguire (A) được dồn vào bóng, trong khi đó, Pogba dường như không nhận ra mối họa phía sau lưng anh khi Lookman bắt đầu bứt tốc. Bailly (C) đáng lẽ ra phải là người đầu tiên cảnh báo điều này, tuy nhiên, khi nhìn vào ngôn ngữ hình thể của anh, có thể thấy cầu thủ người Bờ Biển Ngà đang khá bối rối.
 
Vì sao Man United luôn bị trừng phạt ở các pha bóng cố định hình ảnh
 
Khi bóng được câu vào, Pogba ra hiệu việt vị, thế nhưng, anh chưa nhận ra việc Bailly và Wan-Bissaka đang ở phía sau. Lookman sau đó tiếp tục bứt tốc để ghi bàn. Solskjaer sau đó chia sẻ rằng các cầu thủ Man United "không giăng bẫy việt vị" khi phòng thủ.
 
Một bảng thống kê đã xác nhận điều này.
 
Khi nhìn vào bảng thống kê này, chúng ta có thể thấy rằng các cầu thủ Man United thường muốn làm chủ số phận của mình khi phòng ngự thay vì giăng bẫy việt vị.
 
Vì sao Man United luôn bị trừng phạt ở các pha bóng cố định hình ảnh
 
 
Vì sao điều này lại quan trọng ? Vì khác với các đội bóng như Southampton và Liverpool, điều này khiến các cầu thủ Man United phải nhận lãnh thêm nhiều trách nhiệm khi phòng ngự ở các tình huống cố định.
 
Một bằng chứng đó là bàn gỡ hòa ở những phút cuối trong trận gặp Everton hai tuần trước, việc Man United không dùng bẫy việt vị giúp các đội bóng có thêm nhiều cơ hội đưa bóng vào những vị trí nguy hiểm hơn.
 
Ở thời đại mà các đội bóng top đầu phòng ngự tập thể nhiều hơn, cố gắng thay đổi khoảng trống nhiều hơn, lối tiếp cận của Man United trong các tình huống cố định nói chung và phòng ngự cố định nói riêng, đòi hỏi các cầu thủ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cá nhân hơn. Khi không có được sự an toàn của bẫy việt vị, họ chắc chắn sẽ bị trừng phạt ở mặt phòng ngự khi một sai lầm xảy ra.
 
Maguire trong những tình huống như thế chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi phải tập trung quá nhiều vào các cầu thủ đối thủ phía trước mặt thay vì tập trung vào khoảng trống anh coi sóc phía sau. Điều này, cộng với một số vấn đề về mặt thể lực của các cầu thủ, chính là lý do vì sao Lindelof vẫn được giữ lại trong đội hình của Man United thay vì Bailly.
 
Dù cầu thủ người Thụy Điển có thể bị đánh bại, anh vẫn có thể bảo vệ khoảng trống xung quanh anh, đồng thời cảnh báo Maguire một cách thường xuyên.
 
Làm thế nào Man United có thể cải thiện các tình huống cố định của mình?
 
Tin vui với NHM Man United đó là Quỷ Đỏ có nhiều cách để cải thiện việc tranh cướp pha bóng đầu tiên.
 
Nếu Cavani được ra sân ở vị trí tiền đạo, họ chắc chắn sẽ có những cầu thủ phòng ngự tốt hơn ở khu vực cận thành. Man United cũng sẽ được lợi từ việc thay thế Lindelof bằng Maguire ở vị trí trưởng bộ phận kèm người, qua đó giúp cầu thủ có chiều cao tốt như anh trở thành cầu thủ đầu tiên phản ứng với các pha bóng vượt qua vị trí cận thành.
 
Man United có được một đội hình phản ứng nhanh giúp mỗi cá nhân có thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Đây thực sự là một điểm mạnh của họ, tuy nhiên, khi các cầu thủ dần mệt mỏi ở ả mặt tinh thần lẫn thể lực sau một chuỗi các trận đấu, việc họ mắc phải sai lầm ở các tình huống cố định rất dễ xảy ra.
 
Trong những tình huống như thế, những câu lệnh như: "Dồn lên" hoặc "bên trái các cậu" có thể tạo ra sự khác biệt giữa một pha chạm bóng đầu tiên và việc bị thủng lưới từ một tình huống phạt góc.
 
Dịch từ bài viết: "Why Manchester United keep getting ‘punished’ at set pieces" của tác giả Carl Anka đăng trên The Athletic.
 
 
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

Cuộc khủng hoảng tại Man City: Vấn đề của một đội bóng thiếu cường độ và tốc độ

Pep Guardiola gần đây từng nói rằng “không có triều đại thành công nào tồn tại mãi mãi” nhưng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ Man City trên-đỉnh-cao càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây có lẽ là giai đoạn mà Pep cảm thấy “bất lực” nhất trong nỗ lực giúp The Citizens chơi thứ bóng đá chất lượng cao…

X
top-arrow