Thua hai trận liên tiếp, chuyện gì đã xảy ra với AC Milan? (P1)

Tác giả Nam Khánh - Thứ Bảy 30/01/2021 16:20(GMT+7)

AC Milan đã trở thành một trong những đội bóng mạnh mẽ nhất của mùa giải 2020/2021, giữ vững ngôi đầu bảng hết vòng đấu này đến vòng đấu khác, và hiện đang cách đội đứng sau 2 điểm. Tuy nhiên, những màn trình diễn gần đây của Rossoneri lại không được như kỳ vọng, khi họ trở thành “nạn nhân” của Atalanta và phải nhận lấy trận thua thứ hai ở Serie A mùa giải này, sau đó chạm trán với đối thủ cùng thành phố, Internazionale Milan, ở Coppa Italia và nếm trải thất bại thứ hai liên tiếp.

Ở cả 2 trận đấu được đề cập, Milan rõ ràng đã gặp khó khăn trong việc phát triển bóng, bế tắc ở khu vực 1/3 cuối sân đối phương, và cực kỳ chật vật trong việc tạo ra các cơ hội. Các cầu thủ của Stefano Pioli không chỉ trông tuyệt vọng hơn bao giờ hết khi cố gắng chống đỡ những đợt tấn công, mà còn cả khi tìm cách vượt qua chiến thuật pressing của đối phương và tạo ra các cơ hội thực sự nguy hiểm khi kiểm soát bóng. 
Những nỗ lực của Rossoneri đã không thành công và khiến họ bị loại khỏi Coppa Italia, đó là một nỗi thất vọng lớn tiếp nối theo sau sự bất lực trước Atalanta. 
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các chiến thuật của Milan trong 2 trận đấu vừa qua và thực hiện phân tích để xác định xem 2 thất bại liên tiếp này chỉ đơn giản là trùng hợp và chủ yếu là vì không may, hay họ đang thực sự gặp khó khăn trong một số khía cạnh cụ thể.
CHIẾN THUẬT PRESSING CỦA ATALANTA ĐÃ HẠN CHẾ MILAN VÀ THỬ THÁCH KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA HỌ
Mặc dù không có được sự phục vụ của 2 cầu thủ thường xuyên đá chính là Hakan Çalhanoğlu và Alessio Romagnoli, Pioli vẫn lựa chọn sử dụng đội hình 4-2-3-1 quen thuộc trước đội hình 3-4-1-2 ưa thích của Atalanta. Nhìn vào các đấu pháp của họ, trên “giấy tờ”, cả 2 đội đều có khả năng tìm ra cách để triển khai tấn công một cách trơn tru và tạo ra các cơ hội. Tuy nhiên, những gì đã diễn ra trong thực tế thì không như vậy. Phong cách triển khai bóng linh hoạt thường thấy của Milan đã không hoạt động hiệu quả và khiến họ thất bại trong việc xuyên phá các cấu trúc pressing của Atalanta. 
Trong nửa đầu mùa giải, Milan rõ ràng là một đội bóng tổ chức tấn công rất tuyệt vời, nhưng giờ đây, họ thường tỏ ra đầy chật vật trong việc xuyên thủng các đấu pháp phòng ngự của đối phương. Nhận thức được chiến thuật “một kèm một” được thực hiện rất “gắt” của Atalanta, Milan cũng đã “đáp lại” bằng một kế hoạch cụ thể của riêng mình trong nỗ lực đưa bóng đến khu vực 1/3 cuối sân đối phương. Ban đầu, họ tập trung vào việc tạo ra tình trạng overload (tập trung đông người) ở cánh phải, mang đến nhiều khoảng trống và sự tự do hơn cho hậu vệ trái Theo Hernández, một trong những “nhân vật chính” của Rossoneri trong khâu tấn công.
“Chuyển hướng tấn công” (switch of play) là một cách tiếp cận mà Milan đã áp dụng rất nhiều lần trong xuyên suốt mùa giải, nhưng nó đã không hoàn toàn thành công trước La Dea. Họ trở nên dễ đoán và thường không tận dụng được những cơ hội mà đấu pháp này tạo ra vì chiến thuật “một kèm một” cực kỳ kỷ luật của Atalanta và những hành động thiếu mạnh mẽ của Milan ở khu vực 1/3 cuối sân đối phương. Hernández không thể tạo ra được các cơ hội chất lượng và thường xuyên đánh mất quyền kiểm soát bóng – điều này dẫn đến hệ quả là có rất nhiều đợt tấn công của Milan bị kết thúc sớm.
Milan tạo ra tình trạng “overload” ở cánh phải và mở ra một khoảng trống lớn ở cánh trái để Hernández sử dụng.
Đội bóng của Gian Piero Gasperini đã đối phó rất tốt với các đấu pháp triển khai tấn công của Milan. Họ thường đặt rất nhiều nỗ lực vào việc pressing và các hành động trong giai đoạn không kiểm soát bóng, đồng thời, luôn cố gắng phong tỏa những “tuyến đường” chuyền bóng ở các khu vực bên trong trung lộ. Mặc dù đã để cho Milan có được một vài cơ hội vào đầu trận đấu, nhưng Atalanta đã điều chỉnh chiến thuật pressing của mình thậm chí còn tốt hơn và gây khó khăn cho việc triển khai bóng từ hàng thủ của Milan.
Vì đối phương thực hiện “phòng ngự một kèm một” cực kỳ chặt chẽ, Rossoneri đã không tìm được những phương án lý tưởng cho việc phát triển bóng và chẳng thể mở ra các “tuyến đường chuyền bóng” với những pha di chuyển không bóng. Điều này đã khiến Milan phải sử dụng nhiều đường chuyền dài hơn bình thường, khiến cho sự hiệu quả trong khâu tấn công của họ bị giảm đi cực kỳ nhiều.

Mặc dù sở hữu trong đội hình một target-man tuyệt vời với sự hiện diện của Zlatan Ibrahimović, nhưng các pha pressing dồn dập của Atalanta đã không cho phép họ cầm bóng một cách chậm rãi để “ngắm nghía” cẩn thận và tạo ra các cơ hội. Điều này thậm chí còn khiến cho thủ môn Gianluigi Donnarumma phải thường xuyên tham gia vào việc phát triển bóng của đội và anh đã kết thúc trận đấu với 4 đường chuyền dài đến tiền đạo người Thụy Điển trong những nỗ lực thoát khỏi các lớp pressing của đối phương và đưa bóng ra phía sau hàng thủ La Dea của Milan.
Milan buộc phải đưa thủ môn của họ tham gia vào khâu phát triển bóng vì chiến thuật “một kèm một” cực kỳ kỷ luật của Atalanta. Anh đã thường xuyên thực hiện những đường chuyền dài đưa bóng trực tiếp lên cho hàng công.
Milan cũng tỏ ra rất chật vật trong khâu phòng ngự. Atalanta đã trình diễn khả năng tấn công khét tiếng của mình với rất nhiều những tình huống di chuyển cực kỳ thông minh. Họ có thể tạo ra các khoảng trống ở những khu vực then chốt và khai thác chúng bằng các pha phối hợp nhanh, Rossoneri đã không thể ứng phó với điều này. Chiến thuật phòng ngự của Milan đã không thành công và họ thường có các tình huống “dồn quân” về một phía, trong khi để cho đối phương có những cầu thủ được tự do ở các khu vực rất lý tưởng.

Điều này cho phép Atalanta phát triển bóng thông qua một số “tuyến đường” rộng mở, nhưng đồng thời họ cũng có khả năng xuyên phá các tình huống “overload” phòng ngự của Milan nhờ những pha di chuyển đầy thông minh ở trong và xung quanh vòng cấm. Các hành động và khả năng ra quyết định trước áp lực từ đối phương của Milan hóa ra là vấn đề chính cả trong khâu phòng ngự và tấn công của họ. 
Hernández cũng là một điểm yếu của Milan trong giai đoạn phòng ngự, khiến họ gặp phải một số khó khăn. Vì vai trò của cầu thủ người Pháp trong khâu tấn công, anh thường rời khỏi vị trí của mình, mở ra khoảng trống để Atalanta khai thác. Các hành động phòng ngự của Hernández trong những lúc anh có thể quay về kịp thời cũng không phải luôn chính xác.

Trong ví dụ dưới đây, anh đang di chuyển lên để đối đầu với wing-back Hateboer, đó sẽ là một quyết định thông minh nếu phần còn lại của hàng thủ không có xu hướng duy trì trạng thái co cụm, giữ cự ly hẹp. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn trái ngược. Hàng thủ Rossoneri sẽ tái tổ chức theo khi Hernández hành động như vậy, mở ra những khoảng trống cho các cầu thủ của La Dea khai thác. Các tiền vệ của Milan nên hỗ trợ phòng ngự nhiều hơn trong tình huống này.
Một tình huống tổ chức tấn công của Atalanta, kéo hậu vệ trái của Milan di chuyển lên và tạo ra khoảng trống. 
Trong khi Sandro Tonali và Franck Kessié được chỉ đạo phải thường xuyên lui xuống rất thấp để hỗ trợ phòng ngự cùng các hậu vệ và tạo ra những phương án chuyền bóng, thì Matteo Pessina và Marten de Roon được chỉ đạo phải kèm 2 cầu thủ này thật chặt để hạn chế không gian hành động của họ. Milan đã cố gắng tạo ra lợi thế quân số trước Atalanta khi bóng vẫn còn ở phần sân của mình, sử dụng 6 cầu thủ và thủ môn để phục vụ cho việc triển khai bóng.  
Vì khâu phòng ngự được tổ chức cực kỳ kỷ luật của Atalanta, Rossoneri chỉ có thể tạo ra được duy nhất 1 pha phản công, nhưng tình huống đó chẳng hề mang đến một cơ hội nguy hiểm. Atalanta đã vô hiệu hóa được một trong những đội bóng phản công hay nhất giải đấu, đây chính là minh chứng cho khả năng pressing và di chuyển tuyệt vời của họ.  

(còn nữa)
Nguồn: Lược dịch từ bài phân tích “Pressing problems: Coincidence or not for Milan against teams who pin them back? – scout report” của tác giả  Lorihanna Shushkova, đăng tải trên Total Football Analysis.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Trong cuộc họp báo trước khi trận đấu với Manchester City trong khuôn khổ lượt trận thứ 4 Champions League diễn ra, Ruben Amorim, người mà trước đó đã chính thức được bổ nhiệm làm HLV Manchester United tuyên bố: “Nếu chúng tôi ( Sporting) giành chiến thắng trước họ ( Manchester City), những người hâm mộ MU nghĩ rằng Alex Ferguson mới đã xuất hiện, nhưng sẽ rất khó có thể làm được điều đó…”

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Có một Arsenal khốn khổ trong nỗi nhớ Martin Odegaard

Thua, hòa và lại tiếp tục thua. Đó là kết quả thi đấu của Arsenal tại Premier League trong 3 vòng đấu gần nhất. Từ việc tràn trề hi vọng cạnh tranh chức vô địch với Manchester City và Liverpool, Pháo thủ thành London giờ đây đang trượt dài trong mớ hỗn độn không lời giải vì phong độ chạm đáy.

Lửa khủng hoảng đang lan nhanh ở Etihad?

Manchester City đã phải nhận thất bại muối mặt 1-4 trên sân Jose Alvalade trước Sporting Lisbon trong loạt trận thứ 4 Champions League rạng sáng hôm nay. Đây đã là trận thua thứ 3 liên tiếp của đoàn quân Pep Guardiola trong vòng một tuần, khi trước đó họ để thua Tottenham ở Carabao Cup và Bournemouth ở giải ngoại hạng. Có chăng một cuộc khủng hoảng đang ngầm lan nhanh ở Etihad?

Liverpool đứng đầu Premier League: Niềm tin cho Arne Slot

Lội ngược dòng trước Brighton với chỉ 3 phút bằng 2 bàn thắng chớp nhoáng của Cody Gakpo và Mohamed Salah, Liverpool của Arne Slot đã giành lại ngôi đầu giải ngoại hạng Anh sau khi vòng đấu thứ 10 khép lại. Khoảng cách giờ là 2 điểm với những nhà đương kim vô địch Manchester City và là 7 điểm đối với kẻ được xem là ứng cử viên số 2 mùa này Arsenal.