Tây Ban Nha: Cuộc hồi sinh từ những năm tháng lầm lũi

Tác giả CG - Chủ Nhật 01/07/2018 19:05(GMT+7)

Zalo
Đã có một thời gian dài đội tuyển Tây Ban Nha liên tục tiến đến các giải đấu lớn và một câu chuyện lặp được lại hết năm này qua năm khác: Họ chơi một thứ bóng đá chất lượng, vượt qua vòng bảng để rồi bị loại ở vòng knockout và toàn bộ điểm yếu bị phơi bày. Nhưng có những điều đã đổi khác. Một bước tiến vượt bậc của sự đổi mới và tư duy sáng tạo đã thay đổi bộ mặt bóng đá Tây Ban Nha mãi mãi.
 
Tay Ban Nha: Cuoc hoi sinh tu nhung nam thang lam lui
Tây Ban Nha: Cuộc hồi sinh từ những năm tháng lầm lũi
Nếu có một nghiên cứu về sự thay đổi chóng mặt của túc cầu giáo thì cuộc hành trình của bóng đá Tây Ban Nha từ những người luôn thi đấu trái với sự mong đợi đến một cường quốc là ví dụ hoàn hảo. Chắc chắn, người hâm mộ vẫn chưa quên những ký ức của kỳ Euro 2008 và giải đấu năm đó, bóng đá Tây Ban Nha đã thể hiện một phong độ chưa từng có.
 
Câu chuyện về quá trình rực sáng của Tây Ban Nha có thể coi là một cuộc cách mạng và hành trình tìm ra bản ngã. Thế giới bóng đá luôn tôn vinh những quốc gia sản sinh ra những cầu thủ tài năng nhất hay những câu lạc bộ vĩ đại. Tuy nhiên những nền bóng đá luôn dồi dào tài năng để rồi lại thi đấu không đáp ứng được sự kỳ vọng thì chính là chất liệu làm nên những câu chuyện hơi mang tính huyền thoại. Người ta luôn có xu hướng lãng mạn hóa một cách kỳ lạ với những thứ dở dang và chưa hoàn chỉnh.
 
Tây Ban Nha đã đem đến cho thế giới bóng đá hai câu lạc bộ nổi tiếng, mạnh mẽ và được tôn sùng nhất trong lịch sử luôn biến động của môn thể thao này. Đó là những đội bóng đã tạo ra những cuộc cách mạng ở trên sân, phía sau hậu trường, trên thị trường chuyển nhượng và trong phòng họp. Real Madrid và Barcelona là những gã khổng lồ của bóng đá thế giới, họ là biểu tượng của sức mạnh, bản sắc và sự ưu tú - chỉ có điều mỗi bên có những khác biệt trong các nguyên tắc và cách thể hiện. Nhưng bóng đá Tây Ban Nha còn nhiều thứ để chúng ta nói đến chứ không chỉ mình hai cái tên vĩ đại này.
 
barcelona real madrid
Real Madrid và Barcelona là những gã khổng lồ của bóng đá thế giới
Có một sự khác biệt rõ rệt giữa cấp câu lạc bộ và cấp đội tuyển trong hành trình bóng đá Tây Ban Nha định nghĩa nên bản sắc của mình. Dù là một quốc gia đã sản sinh ra rất nhiều ngôi sao suốt chiều dài lịch sử nhưng điều nghịch lý ở đây là thành tích của đội tuyển Tây Ban Nha tại các giải đấu quốc tế trước năm 2008 lại chẳng thể khiến người hâm mộ và cả nền bóng đá vui vẻ được. Tuy nhiên sự vươn lên tới đỉnh cao thế giới ở mọi cấp độ không chỉ đơn thuần chỉ là thành công nhất thời. Việc tìm lại được tầm ảnh hưởng góp phần tạo nên sự phục hưng của La Roja. Những tiếng vang trong giai đoạn gần đây khiến việc hiểu biết về một thì quá khứ luôn trầy trật của họ càng cần thiết hơn. Một trong những thành tích đáng chú ý nhất của Tây Ban Nha trong quá khứ là vị trí thứ tư tại World Cup 1950. Để rồi sau chức vô địch Euro 1964, các giải đấu tiếp theo Tây Ban Nha luôn thi đấu trái với sự kỳ vọng và điều này dần trở thành một mệnh đề quen thuộc.
 
Nhưng tất cả đã kết thúc sau kỳ Euro 2008 khi Tây Ban Nha chấm dứt 44 năm không danh hiệu. Giải đấu tiếp sau đó của họ là World Cup 2010, một vòng chung kết mà HLV Vicente Del Bosque cùng các học trò đã thể hiện một lối chơi hoa mỹ và gần như hoàn hảo mà đỉnh cao là chiến thắng trong trận chung kết trước Hà Lan. Có rất nhiều yếu tố đóng góp vào sự thay đổi chóng mặt này của bóng đá Tây Ban Nha. Việc cho rằng thành công của đội tuyển Tây Ban Nha trong thập kỷ vừa qua chỉ đơn thuần là kết quả của một thế hệ vàng đã được hội tụ đúng thời điểm là không cần thiết bởi đó là điều hiển nhiên. 
 
Bài viết này sẽ chỉ đề cập đến các khía cạnh về văn hóa, bản sắc, triết lý, sự gắn kết, niềm tự hào quốc gia và các khu vực. Suốt triều dài lịch sử thăng trầm, bóng đá Tây Ban Nha đã tự biến đổi mình. Họ giành các chức vô địch nhờ biết nhìn lại quá khứ, giải quyết các vấn đề nội tại và tạo ra một thay đổi về văn hóa.
 
Doi bong Tay Ban Nha
Đội bóng Tây Ban Nha
Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha (RFEF) đã cam kết ưu tiên vào giáo dục huấn luyện thành tích cao một cách toàn diện và dễ dàng tiếp cận thông qua một chương trình quốc gia. Điều này đảm bảo tài năng trên khắp cả nước mà chủ yếu là thế hệ trẻ được tiếp cận với các nguồn lực cần thiết, trong đó đáng chú ý nhất là phương pháp huấn luyện đúng đắn.
 
Ngoài ra, “chiến lược trung thành” đã yêu cầu các câu lạc bộ phải đào tạo và sau đó biến họ trở thành các cầu thủ Tây Ban Nha bản địa trước khi kết hợp với những tài năng nước ngoài. Người đi đầu cho chính sách này chính là José Luis Astiazarán - cựu chủ tịch Professional Football League. Chiến lược này đã đặt nền tảng cho việc tập luyện và cơ hội thi đấu của cầu thủ Tây Ban Nha ở hệ thống các giải quốc nội được tốt hơn. Trong khi các quốc gia khác nhập khẩu ngôi sao hàng đầu để thu hút sự quan tâm của người hâm mộ cũng như các khoản đầu tư kinh doanh thì cách làm của bóng đá Tây Ban Nha là tạo ra những cầu thủ giỏi hơn ở trên khắp cả nước.
 
Không có một “phương thuốc thần” nào để nền bóng đá Tây Ban Nha từ những khó khăn thực sự biến thành một siêu cường. Xin nhắc lại, việc tạo ra một bản sắc văn hóa trong cách giáo dục và huấn luyện chính là yếu tố then chốt. Năm 2008, UEFA cho biết Tây Ban Nha có 15.000 huấn luyện viên có bằng UEFA A và UEFA Pro - gấp đôi so với các nước châu Âu khác. 10 năm sau, con số đó vẫn tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, không phải tất cả những tấm bằng đó đều giống nhau ở trên sân như trong lý thuyết. Sự khắt khe và có chiều sâu của chương trình huấn luyện yêu cầu tối thiểu 750 giờ thực hành trên sân cũng như trên lớp để các học viên đủ điều kiện có một tấm bằng Pro. Ở Vương quốc Anh, con số rơi vào khoảng 245 giờ trong năm 2010.
 
Tay Ban Nha vs Marocco
Tây Ban Nha vs Marocco
Hiệu quả của việc thay đổi phương pháp cũng nằm ở sự tập trung vào các huấn luyện viên đủ điều kiện ở mức cơ bản, nghiệp dư, bán chuyên sẽ được cùng các huấn luyện viên chuyên nghiệp đi rèn giũa ở nước ngoài. Và như vậy, các huấn luyện viên và nhà quản lý người Tây Ban Nha trở nên “đắt khách” ở ngoại quốc, điều này cho phép họ mang những phương pháp và phong cách tiến bộ trở lại Tây Ban Nha. Ý tưởng về huy hiệu huấn luyện cũng là một điều khác ở đất nước này. Trong khi nhiều nước khác trao chứng chỉ về huấn luyện thì Tây Ban Nha yêu cầu và truyền tải từng chút một về một nền giáo dục huấn luyện.
 
Nền tảng cho thành công của Tây Ban Nha đã khởi nguồn từ một thập kỷ rưỡi trước, trước khi tạo nên tiếng vang bằng ba danh hiệu liên tiếp. Điều quan trọng ở đây là cần hiểu các phương pháp để thay đổi cầu thủ và huấn luyện viên. Với việc tập trung vào sự phát triển của cá nhân thông qua môn futsal, các học viện hàng đầu ở Tây Ban Nha đã tạo ra một lứa cầu thủ mang đẳng cấp khác, họ thi đấu với nhau vô cùng gắn kết.
 
Ở mức độ cơ bản, sự giúp đỡ của các huấn luyện viên có trình độ cao đã giúp giải quyết các câu hỏi về chiến thuật và kỹ thuật cơ bản của những cầu thủ thuộc thế hệ trẻ nhất và do đó bóng đá Tây Nha đã được cải thiện. Những cầu thủ có nền tảng cơ bản tốt đồng nghĩa với những cầu thủ được tuyển vào các học viện cũng tốt. Một sự thay đổi toàn diện được thực hiện ở khắp các cấp độ. Cuộc hồi sinh này cũng diễn ra ở Đức với những sáng kiến do liên đoàn khởi xướng nhằm nâng tầm nền bóng đá quốc gia.
 
Cac CDV Tay Ban Nha cuong nhiet voi niem tin vao chien thang cho doi tuyen xu dau bo.
Các CĐV Tây Ban Nha cuồng nhiệt với niềm tin vào chiến thắng cho đội tuyển xứ đấu bò.
Có một câu nói như thế này: “Khi các học trò đã sẵn sàng thì giáo viên sẽ xuất hiện.” Nếu ví bóng đá Tây Ban Nha là một cậu học trò thì người giáo viên ở đây chính là lịch sử bóng đá của quốc gia này bị tóm lược bằng việc luôn phải “xách vali về nước sớm” ở các giải đấu. Điều trớ trêu thay là Tây Ban Nha, một nước trước kia chỉ biết đến thất bại thì nay đã tìm ra phương pháp để thành công dựa trên một nền tảng cơ sở nhất quán khác với những quốc gia khác. Thách thức của việc mang cầu thủ ở các câu lạc bộ khác nhau từ rất nhiều giải đấu để chơi với đúng bản sắc trong suốt thời gian diễn ra Euro hay World Cup cũng quan trọng không kém sự kết dính trên sân. Thái độ xã hội bao trùm toàn bộ nền bóng đá Tây Ban Nha đã thay đổi để phù hợp với tính “sắt mài nhọn sắt” sau khi liên đoàn bắt đầu mang một lời hứa. Bóng đá là một môn thể thao và cũng là trụ cột văn hóa, hai thứ đó dường như đã phát triển đồng bộ. Từ khi nó được người Anh giới thiệu lần đầu tiên cho tới những người biệt xứ tới xứ Basque vào cuối thế kỷ 19, bóng đá trở thành một phương tiện để thay đổi xã hội, là phương thức biểu đạt và đấu tranh của người Tây Ban Nha, đặc biệt là ở Catalunya. Bản sắc của Barcelona trên phương diện thể thao là một thành phố sử dụng bóng đá làm trọng tâm cho những tư tưởng ly khai.
 
Khi tướng Francisco Franco nắm quyền điều hành đất nước Tây Ban Nha, ảnh hưởng chính trị của ông lên bóng đá là rất đậm nét. Ông dùng môn thể thao này làm một phương tiện chính trị. Bóng đá Tây Ban Nha, qua sự chính trị hóa và bầu không khí xã hội sau cuộc nội chiến, đã thu hút nguồn cảm hứng từ nước ngoài và các cầu thủ ngoại quốc. Ferenc Puskás và Alfredo Di Stéfano - hai cầu thủ tới từ Hungary và Argentina - trở thành đại diện cho Real Madrid vào thập niên 50 của thế kỷ 20. Nhưng ngoài ra còn có một người nước ngoài khác tạo ra tầm ảnh hưởng ở đây, người đặt nền móng phần lớn cho những thành công của bóng đá Tây Ban Nha ngày nay, đó là Johan Cruyff ở Barcelona.
 
Cruyff đến và mang theo bóng đá tổng lực. Lối chơi này đặt ra các yêu cầu kỹ thuật rất cao lên các cầu thủ thông qua những thuộc tính về thể chất. Nó làm nổi bật lên các pha di chuyển khôn ngoan, sự ưu việt về kỹ thuật và sự linh hoạt về chiến thuật. Không chỉ giành chiến thắng, áp dụng bóng đá tổng lực khiến lối chơi trở nên đẹp mắt hơn rất nhiều. Nói cách khác, Tây Ban Nha đã tạo ra những “cầu thủ tổng lực”.
 
Doi tuyen Tay Ban Nha than trong du gap Nga - doi thu ua thich tai vong 1/8. Anh: AS.
Đội tuyển Tây Ban Nha thận trọng dù gặp Nga - đối thủ ưa thích tại vòng 1/8. Ảnh: AS.
Với Tây Ban Nha, nó được phát triển thành Juego de Posición dựa trên bóng đá tổng lực. Sự thay đổi liên tục về vị trí trên sân giúp kiểm soát trận đấu và mở ra rất nhiều phương án chuyền bóng. Các nguyên tắc của phương pháp này yêu cầu những cầu thủ có lối chơi thông minh và cách huấn luyện vô cùng phức tạp. Ví dụ điển hình nhất chính là một cựu học viên La Masia, Pep Guardiola - người đã manh nha thể hiện phong cách huấn luyện bắt đầu từ sự nghiệp cầu thủ thành công của mình. Nhưng phép thuật thực sự nằm ở việc ông luôn có những nguyên tắc bất di bất dịch đối với các cầu thủ. Cầu thủ có thể đến và đi nhưng hệ thống lối chơi thì luôn nhất quán và thương hiệu bóng đá của Guardiola đã kết hợp các yếu tố cần thiết để bóng đá Tây Ban Nha trở nên uyển chuyển.
 
Chức vô địch World Cup 2010 cho thấy thành tích tại Euro 2008 trước đó không hề là một điều may mắn. Thậm chí, Tây Ban Nha còn đến với giải đấu được tổ chức tại Nam Phi với thành tích giành 45 chiến thắng, 2 hòa và chỉ thua 1 trong tổng cộng 48 trận, một minh chứng cho thấy đội bóng này sở hữu một đội hình gồm toàn những tài năng đẳng cấp thế giới đang thực sự đạt tới đỉnh cao. Sức mạnh từ các học viện của Barcelona và Real Madrid cũng như khả năng của đội tuyển tại các giải lớn chỉ cho thấy một phần câu chuyện. Những lời chỉ trích nhiều nhất dành cho LaLiga chính là việc giải đấu này luôn bị thống trị bởi Real Madrid và Barcelona. Các cơ cấu quyền lực của hai đội bóng đã thống trị toàn bộ giải vô địch quốc gia Tây Ban Nha cũng như có tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thể thao của đất nước này. Hai câu lạc bộ đào tạo nên những tài năng xuất sắc nhất và sau đó kết hợp họ với những cầu thủ hàng đầu thế giới.
 
Hãy suy nghĩ về những trường hợp như Xavi, Iniesta và Busquets đều đã đá tốt hơn khi được thi đấu cùng Messi hay những Cristiano Ronaldo, Modrić, Kroos hoặc Marcelo đã giúp các cầu thủ như Isco, Asensio và Carvajal tiến bộ như thế nào. Điều tương tự cũng diễn ra ở các đội bóng thuộc top đầu khác của Tây Ban Nha. Trong khi đó điểm mạnh của Segunda División B, nơi các ông lớn LaLiga cho đội dự bị thi đấu, là việc các cầu thủ trẻ được ra sân tích lũy kinh nghiệm và được “ném” vào một môi trường rất cạnh tranh.
 
alonso xavi barcelona real madrid
alonso xavi barcelona real madrid
Tuy nhiên, không phải lúc nào LaLiga cũng là cuộc đua song mã. Những câu lạc bộ như Valencia và Sevilla đều đã thách thức chức vô địch trước khi bản quyền truyền hình tại Tây Ban Nha bắt đầu được bán riêng lẻ. Điều này, cộng thêm tình hình kinh tế của các đội bóng trong giải đấu, đã gây ra sự mất cân bằng về cấu trúc khiến lợi thế nghiêng về hai ông lớn Barcelona và Real Madrid. Ngoài ra, sự chia rẽ càng trầm trọng hơn bởi cuộc khủng hoảng tài chính ở Tây Ban Nha từ năm 2008 đến 2015, điều này tạo ra một sự tàn phá nặng nề với nền kinh tế Tây Ban Nha.
 
Hệ thống phát triển của Tây Ban Nha khá toàn diện, có sự kết hợp giữa bóng đá tại học đường và câu lạc bộ do đó sẽ tránh được những xung đột trong việc chọn người và tạo ra thêm nhiều cơ hội thi đấu ở ở những môi trường khác nhau trước những đối thủ khác nhau. Với những tài năng trẻ triển vọng, các tuyển trạch viên sẽ tham dự các trận đấu tại các vùng để những cầu thủ giỏi nhất ở các đội bóng địa phương được xác định và mời về tập luyện tại câu lạc bộ chuyên nghiệp. Chính vì vậy, ngoài công tác huấn luyện thì mạng lưới tuyển trạch sẽ luôn liên tục để ý tới trường học và đội bóng nhỏ ở địa phương để đảm bảo không lọt một tài năng nào ra ngoài.
 
Cầu thủ ở Tây Ban Nha không thể thi đấu chính thức cho đội bóng chuyên nghiệp tới khi nào đủ 14 tuổi, tức là họ có thể trở lại những đội bóng địa phương bất cứ lúc nào. Điều này cho phép các huấn luyện viên có thể làm được những điều tốt nhất cho các cầu thủ. Trong quá trình phát triển, các cầu thủ sẽ được “ngấm” nét văn hóa của câu lạc bộ ngay tại đội trẻ, nơi họ ăn, học và được đặt vào khuôn khổ nhằm đáp ứng những yêu cầu của bóng đá chuyên nghiệp sau này.
 
Tay Ban Nha vs Marocco
Tây Ban Nha vs Marocco
Vị trí địa lý của Tây Ban Nha trên bán đảo Iberia đồng nghĩa các cầu thủ và đội bóng ở đây phải cạnh tranh với các quốc gia láng giềng có truyền thống về bóng đá. Ở trong nước, mỗi một vùng của Tây Ban Nha lại có một bản sắc và nền văn hóa riêng. Chúng hòa hợp với đặc tính thể thao quốc gia và bản sắc cũng như văn hóa riêng biệt được giới thiệu thông qua trái bóng tròn.
 
Các huấn luyện viên chỉ có thể tỏa sáng nếu có một triết lý nhất quán nhưng phải mang dấu ấn của mình. Những gì cả thế giới thấy khi Tây Ban Nha giành ba chức vô địch liên tiếp là dấu ấn cao nhất của một thứ bóng đá kỹ thuật, định hướng kiểm soát bóng, những điều thường gắn với các câu lạc bộ lớn như Barcelona hay Real Madrid như một tiêu chuẩn trong lối chơi của họ. Các học viện bóng đá trên khắp Tây Ban Nha đều có những triết lý, phương pháp cũng như bản sắc riêng. Và kết quả là sản phẩm được sản xuất liên tục từ mô hình mang tính riêng lẻ thành khái niệm chung về một cầu thủ hội tụ năng lượng và sự thông minh để tạo thành một thế hệ trước hết tập trung vào việc học hỏi và sau đó cùng nhau giành chiến thắng.
 
Có thể nói, Euro 2008 và những thành công sau đó chính là vụ thu hoạch sau những năm tháng gieo trồng và ươm mầm. Hành trình tái sinh của bóng đá Tây Ban Nha bắt đầu từ lứa trẻ và các đội tuyển trẻ Tây Ban Nha từ năm 1998 cho tới nay đã đại diện cho xứ sở bò tót thống trị các giải đấu từ lứa U16 đến U21, giành hơn 20 chiếc cúp của các giải đấu thuộc UEFA và FIFA.
 
Tay Ban Nha bo nhiem huyen thoai Fernando Hierro lam HLV tam quyen thay the Julen Lopetegui moi bi sa thai ngay dung mot ngay truoc them World Cup 2018
Tây Ban Nha bổ nhiệm huyền thoại Fernando Hierro làm HLV tạm quyền thay thế Julen Lopetegui mới bị sa thải ngay đúng một ngày trước thềm World Cup 2018
Fernando Hierro, huyền thoại Tây Ban Nha và Real Madrid, giám đốc kỹ thuật liên đoàn từ năm 2007 đến 2011 và đóng vai trò quan trọng trong thành công tại Euro 2008 cũng như World Cup 2010, đã trở lại chiếc ghế giám đốc kỹ thuật liên đoàn bóng đá từ tháng 11 năm 2017 và giờ là HLV tạm quyền của Tây Ban Nha. Ông chia sẻ về tầm quan trọng bản sắc bóng đá quốc gia của Tây Ban Nha vào năm 2010: “Chúng tôi vừa trải qua một thời kỳ không ai biết đặc điểm của bóng đá Tây Ban Nha là gì. Trước đó, tất cả chúng ta đều biết về bóng đá Ý, bóng đá Anh, bóng đá Đức, Argentina, Brazil. Bây giờ, thật tuyệt khi nói bóng đá Tây Ban Nha đã ở đây.”
 
Thành công và sự thống trị của Tây Ban Nha đến nhờ sức mạnh của các câu lạc bộ hay rộng hơn chính là sức mạnh của LaLiga ở các giải đấu của UEFA trước các quốc gia khác. Các đội bóng Tây Ban Nha đã thống trị Europa League và Champions League trong suốt thập kỷ vừa qua: Real Madrid, Barcelona, Atlético Madrid và Sevilla, tất cả đều đã là nhà vô địch.
 
Nhưng một sự thật phũ phàng trong thế giới bóng đá là bản sắc, cơ cấu và triết lý sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu các thành viên trong đội bóng không thể gắn kết, đoàn kết với nhau. Với những gì Tây Ban Nha đã làm được ở lứa trẻ và cấp đội tuyển quốc gia khi kết hợp những nhân tố của Real Madrid và Barcelona lại bất chấp những quan điểm chính trị thì có thể xem đó như công việc giả kim vâỵ. Một thành phần quan trọng khác là nhiều cầu thủ Tây Ban Nha đang thi đấu ở nước ngoài. Họ có trình độ và đã mang sự chuyên nghiệp cũng như tinh thần cần có để thành công ở ngoại quốc vào đội tuyển quốc gia cho các chiến dịch vòng loại, vòng chung kết các giải đấu.
 
Andres Iniesta tuong nho nguoi ban than Dani Jerque sau khi ghi ban trong tran chung ket World Cup 2010.
Andres Iniesta tưởng nhớ người bạn thân Dani Jerque sau khi ghi bàn trong trận chung kết World Cup 2010.
Cũng giống như nhiều quốc gia khác, Tây Ban Nha đã rũ bỏ đi bóng ma trong quá khứ. Thay vì bị ám ảnh bởi sự kì vọng để rồi thất vọng, họ đã trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều, như tác giả/chuyên gia bóng đá Tây Ban Nha Phil Ball nhận định trong cuốn sách “Morbo: the History of Spanish Football”: “Từng chút một, Tây Ban Nha đã từ bỏ những yếu kém kéo họ gần những đội bóng Bắc Âu. Dưới thời Franco, Tây Ban Nha bị xem là nghèo nàn ở châu Âu, cộng thêm một chút thụt lùi về chính trị cho tới thập niên 70. Khi Tây Ban Nha mở cửa sau khi chuyển đổi sang nền dân chủ, họ tổ chức World Cup 1982 và tự biến mình thành kẻ ngốc. Đó là cơ hội để cho thế giới thấy họ không hề kém cỏi.”
 
Các huấn luyện viên Luis Aragonés và Vincente del Bosque, cả hai người đều đạt tỷ lệ chiến thắng lên tới 70% cùng La Roja, đã thay đổi tâm lý ở các đội bóng mà họ cầm quân. Với những cầu thủ tài năng trong tay, đẳng cấp bậc thầy của hai vị huấn luyện viên này là khả năng xây dựng triết lý tổng thể cho cả đội. Qua nhiều năm, Tây Ban Nha đã tạo ra những chuyên gia và sự cạnh tranh cho từng vị trí. Kết quả là đội bóng ấy sở hữu những thủ môn hàng đầu chỉ huy một hàng hậu vệ gồm những trung vệ có thể đóng góp vào khả năng tấn công và những hậu vệ cánh sẵn sàng lao lên hỗ trợ. Thêm vào đó là hàng tiền vệ với khả năng giành và giữ bóng cùng hàng công luôn là mối đe dọa với mọi hậu vệ đối phương. 
 
Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng yêu cầu rất cao về kỷ luật khi phòng ngự trong cả những tình huống một đối một hay tranh chấp tay đôi theo một cách đặc biệt: thông qua kiểm soát bóng và chạy chỗ. Bóng đá Tây Ban Nha ở cấp độ câu lạc bộ cũng như đội tuyển được biết tới khả năng kiểm soát bóng. Với người không biết thì có thể họ sẽ thấy cầu thủ thủ Tây Ban Nha chuyền chỉ để… chuyền. Tuy nhiên, bản sắc của những cầu thủ tới từ xứ sở bò tót được định hình bằng khả năng tấn công nhờ kiểm soát bóng, phòng ngự dâng cao và pressing.
 
Toi yeu Tay ban Nha va cac ban cung the!
 
Từ góc độ chiến thuật và kỹ thuật thuần túy, một cầu thủ Tây Ban Nha hàng đầu sẽ có thể phù hợp với một hệ thống yêu cầu di chuyển liên tục, chạy chỗ thông minh - như màn trình diễn trước Hà Lan trong trận chung kết World Cup 2010 là một điển hình. Đi sâu hơn một chút sẽ thấy các đội bóng Tây Ban Nha có thể cô lập và làm chủ trận đấu thông qua kiểm soát bóng. 
 
Có thể nói, nếu bóng đá Đức là một cỗ máy hiệu quả thì bóng đá Tây Ban Nha là một sinh vật bậc cao nơi những cầu thủ hàng đầu không chỉ là những bánh răng trong cỗ máy. Họ chính là những người nghệ sĩ khiến cả thế giới phải thích thú mỗi khi theo dõi.
 
Lược dịch từ bài viết “The revival: How Spain redefined modern football and success” của tác giả Jon Townsend trong ấn phẩm Spain (These Football Times).

CG (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Hiệu suất dứt điểm kém cỏi có thể Liverpool lỡ hẹn với chức vô địch Premier League

Sau khi giành Carabao Cup vào cuối tháng Hai, một bộ phận fan Liverpool đã mơ về cú ăn bốn. Vào thời điểm ấy, đó là một giấc mơ có-cơ-sở. Tuy nhiên, thất bại trước Man United ở FA Cup, cộng thêm việc vừa thua Atalanta 0-3 trên sân nhà trận lượt đi tứ kết Europa League, đội bóng áo Đỏ Merseyside có lẽ chỉ còn duy nhất 1 mục tiêu trong mùa giải cuối cùng triều đại Jurgen Klopp: giành chức vô địch Premier League.

Liverpool trước nguy cơ mất tất cả: Thay đổi hay là chết?

3-0! Nếu ai đó bỏ lỡ trận đấu của Liverool vào rạng sáng nay, khi bật livescore lên và thấy tỷ số như vậy, như một phản xạ tự nhiên, họ phải dụi mắt mình để xem liệu chữ số 3 và 0 kia có được sắp xếp đúng thứ tự hay không. Sau tất cả, mọi thứ đều chính xác, không có gì sai số cả, Atalanta của Gian Piero Gasperini đã kéo sập Anfield một lần nữa dưới thời vị huấn luyện viên 66 tuổi người Torino.

Barcelona, ‘entorno’ và môi trường độc hại đang bủa vây Xavi

Hồi tháng 1 Xavi đã tuyên bố về quyết định từ chức HLV Barcelona khi mùa giải 2023/24 kết thúc. Sự độc hại xung quanh CLB đã khiến ngay cả một huyền thoại thời cầu thủ như Xavi suy sụp đến mức anh cảm thấy không thể tiếp tục. Thậm chí, anh cũng không thể thoát khỏi sức ép từ cái gọi là “entorno” Barca.

X
top-arrow