Tại sao Manchester City lại đá phạt đền tệ đến thế?

Tác giả Tú Nguyễn - Thứ Ba 01/11/2022 14:55(GMT+7)

Cuối cùng, chúng ta đã tìm ra điểm yếu của của Manchester City: Những quả phạt đền.

 

Sau khi cú đá từ cự li 11 mét của Riyad Mahrez bị thủ thành Gregor Kobel cản phá trong trận hòa không bàn thắng trước Borussia Dortmund, Man City hiện đã đá hỏng 25 trong số 80 quả penalty dưới thời Pep Guardiola, nhiều hơn bất kỳ đội bóng hàng đầu nước Anh nào kể từ năm 2016.

Chuyện đá hỏng phạt đền nghe có vẻ khá hãn hữu, nhưng nó phổ biến hơn những gì chúng ta nghĩ. Dữ liệu cho thấy chỉ có khoảng 78% số quả penalty được thực hiện thành công, nghĩa là cứ 5 quả thì sẽ có 1 quả ra ngoài hoặc bị cản phá.

Lại đá hỏng 11m, Riyad Mahrez nổi đình nổi đám trên MXH
Nhiều người đã chế giễu Riyad Mahrez khi anh tiếp tục đá hỏng 11m, khiến Man City chỉ có được kết quả hòa 0-0 trên sân của Dortmund.
Pep Guardiola: Mahrez phải nghỉ đá penalty thôi!
Riyad Mahrez tiếp tục bỏ lỡ một quả penalty và khiến Man City cầm hoà không bàn thắng trước Dortmund. HLV Pep Guardiola đã lên tiếng về điều này.

Man City bỏ lỡ nhiều hơn, đơn giản là bởi họ giành được rất nhiều quả phạt đền. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ lỡ của họ lên tới 31%, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình. Brighton and Hove Albion - đội bóng nổi tiếng vì bỏ lỡ cơ hội - và Southampton đã bỏ lỡ 29,4% quả phạt đền kể từ mùa giải 16/17. Trong khi các chân sút pen của Chelsea (chủ yếu là Eden Hazard và Jorginho) tỏ ra rất đáng tin cậy, khi số lần đá hỏng của họ chỉ chiếm 13,6%.

 

Tỉ lệ bỏ lỡ phạt đền của các đội bóng Premier League kể từ khi Pep Guardiola dẫn dắt Manchester City. Đội bóng của ông đứng đầu danh sách này khi bỏ lỡ tới 31,25% số quả phạt đền

Mahrez hiện đã bỏ lỡ 4 quả phạt đền cho Man City, trong đó có quả penalty quan trọng trước Liverpool vào năm 2018. Theo The Analyst, trong số những cầu thủ thực hiện nhiều hơn 10 quả phạt đền trong lịch sử Premier League, chỉ có 5 người có tỷ lệ sút thành công thấp hơn Mahrez. Rõ ràng cần có ai đó ngăn cản cầu thủ người Algeria đá phạt đền trước khi quá muộn.

Chân sút số một mọi thời đại của Man City, Sergio Aguero từng bỏ lỡ 8 trong số 28 quả phạt đền trên mọi đấu trường dưới thời Guardiola, cao hơn tỷ lệ bỏ lỡ trung bình 28,5%. Gabriel Jesus đã bỏ lỡ một nửa trong số 10 quả phạt đền mà anh thực hiện cho Man City. Không có gì lạ khi Bukayo Saka mới là người quả 11 mét cho Arsenal trước Liverpool cách đây ít tuần.

Man City từng có chân đá phạt đền đáng tin cậy là Yaya Toure, người duy nhất trong lịch sử Premier League thực hiện hơn 10 quả phạt đền và đều thành công. Nhưng Toure đã rời Man City vào năm 2018, tức là cuối mùa thứ hai của Guardiola ở Anh.

Kể từ đó, đội chủ sân Etihad bắt đầu thử nghiệm. Jesus và Aguero tỏ ra không ổn, Raheem Sterling đá hỏng 4 lần, còn với Kevin De Bruyne và Ilkay Gundogan là con số 2.

 

Cụ thể từng vị trí đá hỏng phạt đền (hình tròn màu đỏ) của các cầu thủ Man City kể từ mùa giải 16/17 đến nay

Nhiều người cho rằng việc Man City thiếu một trung phong thuần túy trong phần lớn thời gian Guardiola dẫn dắt đội bóng này đã khiến thành tích sút phạt đền của họ đi xuống; ít cầu thủ nào có thể so sánh được với Harry Kane, Alan Shearer hay Robin van Persie ở khía cạnh này. Nhưng trên thực tế, những hậu vệ cánh như Julian Dicks (15/16) và Leighton Baines (20/22) cũng thuộc danh sách những cầu thủ đá penalty hay nhất trong lịch sử Premier League, cho thấy không phải lúc nào cũng cần một tiền đạo đẳng cấp.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của Erling Haaland có thể giúp Man City giải quyết vấn đề. Anh đã thực hiện thành công một quả phạt đền trong chiến thắng 3-1 của họ trước Brighton cuối tuần trước và tại West Ham vào tháng Tám, cũng như chỉ bỏ lỡ 2 trong số 30 trong sự nghiệp.

Nhận thức cũng đóng vai trò quan trọng. Man City là một cỗ máy tấn công vô cùng hiệu quả, là đội bóng mà chúng ta đã quen với việc nhìn thấy họ đứng đầu mọi thống kê với khoảng cách khá xa so với phần còn lại. Chứng kiến họ xếp dưới mức trung bình ở một kỹ năng khá đơn giản như đá phạt đền giống như nhìn thấy một con khủng long bạo chúa đang chơi vơi giữa biển vậy.

Lionel Messi từng phải chịu đựng điều tương tự. Thành tích sút phạt đền của anh chính xác ở mức trung bình, mặc dù có một số pha bỏ lỡ đáng quên như trước Chelsea ở bán kết Champions League 11/12 và Real Madrid ở mùa giải năm ngoái. Điều đó chỉ ra rằng những quả phạt đền là lĩnh vực duy nhất mà Messi không tỏ ra khác biệt so với phần còn lại của thế giới bóng đá.

Man City đang thực hiện rất tốt các tình huống cố định dưới thời Guardiola, do đó việc thiếu chú ý đến từng tiểu tiết trong công tác huấn luyện của ông là điều ít ai nghĩ đến. Thay vào đó, mối quan hệ không mấy vui vẻ giữa Man City và các quả phạt đền có thể được lí giải là do thiếu những cầu thủ đáng tin cậy, vận rủi và có lẽ là cả sự cẩu thả đến từ việc biết rằng một cơ hội khác sẽ đến.

Lược dịch từ bài viết “Why are Manchester City so bad at taking penalties?” của Daniel Zeqiri (The Telegraph)

 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Liverpool đứng đầu Premier League: Niềm tin cho Arne Slot

Lội ngược dòng trước Brighton với chỉ 3 phút bằng 2 bàn thắng chớp nhoáng của Cody Gakpo và Mohamed Salah, Liverpool của Arne Slot đã giành lại ngôi đầu giải ngoại hạng Anh sau khi vòng đấu thứ 10 khép lại. Khoảng cách giờ là 2 điểm với những nhà đương kim vô địch Manchester City và là 7 điểm đối với kẻ được xem là ứng cử viên số 2 mùa này Arsenal.

Chuyện gì đang xảy ra với Arsenal?

Hành quân đến Newcastle với tâm thế không thật sự thoải mái sau những lần hụt chân liên tiếp gần đây khiến cho kết quả mà Arsenal phải nhận trước những người chủ nhà thực ra không quá bất ngờ với những ai am tường về Arsenal lẫn ngoại hạng Anh. Có chăng một cuộc khủng hoảng đang dần lan rộng ở Emirates?

Bayern Munich của Vincent Kompany hay ở đâu, dở điểm nào?

Đứng đầu Bundesliga và bất bại, Bayern Munich dường như đã tiến bộ hơn so với thời Thomas Tuchel. Tuy nhiên, tại Champions League lại là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược và đáng xấu hổ sau khi đoàn quân của Vincent Kompany phải nhận một thất bại tồi tệ trước Aston Villa (0-1) và một trận thua thảm hại trước Barcelona của Hansi Flick (1-4).

Per Mertesacker bóc tách chính sách đào tạo trẻ của Arsenal: "U8 là lứa tuyển trạch quan trọng nhất!"

Bukayo Saka, Ethan Nwaneri, và Myles Lewis-Skelly chia sẻ nhiều nét tương đồng. Dễ nhận ra nhất, cả ba đều là sản phẩm của học viện Arsenal và hiện đang là thành viên đội hình chính dưới sự dẫn dắt của Mikel Arteta. Họ cũng đều thuận chân trái, đa năng, quyết tâm và đầy tài năng.

Ánh hào quang của quá khứ liệu đã trở lại với Barca?

Trong những năm gần đây, quả thật chẳng có mấy điều được coi là niềm vui dành cho người hâm mộ Barcelona. Nhưng với những gì các cầu thủ của Hansi Flick đã thể hiện ở đầu mùa này, liệu ánh hào quang ngày nào của cái tên Barcelona có thể trở lại trên bản đồ bóng đá thế giới?