Tại sao Chelsea không còn thăng hoa như giai đoạn đầu mùa giải? (P1)

Tác giả Nam Khánh - Thứ Sáu 07/02/2020 11:37(GMT+7)

Trên thực tế, việc Chelsea vẫn có thể trụ được trong top 4 ở thời điểm hiện tại phần lớn là nhờ vào việc cả Manchester United và Tottenham Hotspur đều đã thi đấu không tốt. Nhưng làm thế nào mà chuyện này lại có thể xảy ra? Tại sao mọi thứ lại đột nhiên lại trở nên tệ đi?

Chelsea đã có một sự khởi đầu đầy sáng sủa. Tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra rằng, cuộc cách mạng của Frank Lampard tại The Blues sẽ là một sự thành công lớn.

Mặc dù không phải là một sự hoàn hảo tuyệt đối, nhưng Chelsea đã thắng đến 8 trong số 12 trận đấu đầu tiên của họ tại Premier League 2019/2020 theo một cách cho thấy họ đang thật sự rất “ngon lành”. Trên cả những kết quả, các số liệu thống kê còn tuyệt vời hơn rất nhiều. Sau 12 trận đấu đầu tiên, hiệu số bàn thắng kì vọng mà đội bóng của Lampard đạt được thậm chí còn cao hơn cả Liverpool.
Ảnh: So sánh hiệu số bàn thắng kì vọng của các đội bóng tại Premier League mùa giải 2019/2020 trong khoảng thời gian 01/08/2019 đến 11/11/2019.

Sau khi bán đi ngôi sao số 1 của đội bóng – Eden Hazard, không mua về một tân binh nào do lệnh cấm chuyển nhượng, và đưa một gương mặt thiếu kinh nghiệm – đồng thời cũng là một huyền thoại của đội bóng – lên ngồi trên chiếc ghế huấn luyện viên trưởng, đó là một thành tích khá bất ngờ. Chìa khóa then chốt của nó dường như xuất phát từ phong độ tuyệt vời của những cầu thủ “cây nhà lá vườn” được chính họ đào tạo nên, mà nổi bật nhất là Tammy Abraham và Mason Mount, những người cuối cùng cũng đã được trao cho cơ hội thể hiện bản thân ở đội một.

Thứ bóng đá của Lampard không mang nhiều sự gò bó như hệ thống dựa trên kiểm soát bóng và sự chính xác tuyệt đối của Maurizio Sarri, do đó cho phép một cầu thủ như Mateo Kovačić được đưa vào các trận đấu theo một cách phù hợp hơn với phong cách thi đấu của anh, thay vì bị mắc kẹt trong một vai trò không thoải mái mà anh phải gánh vác ở mùa giải trước đó. Ngay cả Jorginho, “con cưng” của Sarriball, dường như cũng ưa thích sự tự do mà vị tân huấn luyện viên trưởng dành cho mình hơn rất nhiều. 
Và rồi chuỗi ngày tháng đẹp đẽ đó bỗng nhiên dừng lại: Trong 12 trận đấu gần đây nhất, Chelsea chỉ giành được 4 chiến thắng và có đến 6 thất bại. Trên thực tế, việc Chelsea vẫn có thể trụ được trong top 4 ở thời điểm hiện tại phần lớn là nhờ vào việc cả Manchester United và Tottenham Hotspur đều đã thi đấu không tốt. Nhưng làm thế nào mà chuyện này lại có thể xảy ra? Tại sao mọi thứ lại đột nhiên lại trở nên tệ đi?
Xét về mặt bàn thắng kì vọng, không có quá nhiều thay đổi. Trong chuỗi 12 trận đầu tiên của mùa giải, hiệu số xG mỗi trận của Chelsea là +0.83, và trong chuỗi 12 trận gần nhất là +0.72. Xét về các thông số ở khâu phòng ngự, mọi thứ đều trông hoàn toàn ổn. Trong chuỗi 12 trận đầu tiên, xG phải nhận mỗi trận của họ là 0.92, và trong chuỗi 12 trận gần nhất là 0,86 xG. Như có thể thấy ở radar bên dưới,đội chủ sân Stamford Brigde đang đưa việc triển khai phòng ngự lên cao hơn trên sân so với trước đây, cho phép  đối phương thực hiện ít đường chuyền hơn khi cố gắng thu hồi lại bóng, và hạn chế hơn nữa khả năng duy trì quyền kiểm soát bóng của đối phương. Chelsea trông giống như thể họ đang trở thành một đội bóng tổ chức pressing hoàn hảo hơn.
Ảnh: So sánh radar phòng ngự của Chelsea trong hai giai đoạn 10/11/2019 đến 28/01/2020 và 01/08/2019 đến 09/11/2019. Non-penalty xG conceded (xG phải nhận – không tính penalty). xG/ shot conceded (xG/ các cú sút phải nhận). Shots conceded (số cú sút phải nhận/ trận). Counter attacking shots conceded (số cú sút phải nhận từ các pha phản công/ trận). Clear shot conceded (những cú dứt điểm đối mặt với thủ môn phải nhận từ đối phương). Set Pieces xG conceded (xG của các tình huống cố định phải nhận). Opposition passing% (tỷ lệ chuyền bóng thành công của đối phương khi Dortmund triển khai phòng ngự). Defensive distance (khoảng cách triển khai phòng ngự tính từ khung thành đội mình). Passes/ defensive action (số đường chuyền cho phép đối phương thực hiện khi đội mình triển khai phòng ngự).

Thế nhưng, The Blues đã để thủng lưới nhiều hơn thông số kì vọng ở mùa giải này. Có thể phần lớn là do lỗi của Kepa Arrizabalaga, người chưa bao giờ thật sự gây ấn tượng ở các con số về khâu ngăn chặn những cú sút. Nhưng ngay cả vậy, anh không hề là toàn bộ vấn đề. Chelsea đã phải nhận 21,54 xG trên mô hình thông thường, 24.17 xG trên mô hình post-shot (viết tắt: PSxG: Có thể hiểu là xG, nhưng được gia tăng thêm giá trị về độ chính xác và độ nguy hiểm. Nếu xG chỉ được xét cho đến khi pha dứt điểm được diễn ra, thì post-shot xG là giá trị tính cả điểm đến của các pha dứt điểm trúng đích, và chỉ tính các pha dứt điểm trúng đích mà thôi), và 28 bàn thua thực tế - không tính penalty.

Nếu Kepa thật sự là người chịu hoàn toàn trách nhiệm, anh sẽ không thể đổ lỗi cho việc các cầu thủ tấn công của đối phương đã được thực hiện những cú dứt điểm của họ trong các điều kiện đặc biệt lý tưởng; ít nhất, theo các dữ liệu là vậy … Có một khả năng khác cũng nên được cân nhắc đến, mặc dù sẽ rất khó tìm được bằng chứng để chứng minh nó trong các dữ liệu, đó là chính vì phong cách thi đấu đặc biệt cởi mở của Chelsea  đã dẫn đến việc họ phải nhận lấy từ đối phương những cú dứt điểm chất lượng hơn so với những gì các mô hình đã biểu diễn. Nhưng đó chỉ là những giả thuyết. Một kịch bản khác cũng có khả năng rất cao: Đó chỉ đơn giản là họ đã khá “đen đủi”, và sẽ không có chuyện đội bóng này – về lâu dài –  tiếp tục để lọt lưới thêm những bàn thua như vậy nữa nếu không có gì khác thay đổi.
Tuy nhiên, khâu tấn công là nơi mà các dữ liệu trông có vẻ rõ ràng hơn một chút. Con số 11 bàn thắng (không tính penalty) ghi được trong 12 trận gần đây so với con số 26 bàn trong chuỗi 12 trận đầu tiên có thể đã khiến cho vấn đề bị thổi phồng quá mức, nhưng không thể phủ nhận là đã thật sự diễn ra một sự sa sút trong khâu tấn công của Chelsea.
Ảnh: So sánh radar tấn công của Chelsea trong hai giai đoạn 10/11/2019 đến 28/01/2020 và 01/08/2019 đến 09/11/2019. Non-penalty xG (Trung bình xG mỗi trận – không tính penalty). xG/shot (xG của mỗi cú sút đã thực hiện). Shots (số cú sút tung ra mỗi trận). Counters attacking shots (số cú sút được tung ra sau các đợt phản công mỗi trận). Set Piece xG (giá trị của các tình huống cố định theo xG). High press shots (số cú sút tung ra sau các đợt triển khai pressing tầm cao mỗi trận). Clear shots (số cú dứt điểm trong điều kiện đối mặt thủ môn được thực hiện mỗi trận). Goalkeeper pass length (cự li trung bình của các đường chuyền mà thủ môn thực hiện). Box cross% (tỷ lệ những đường chuyền thành công vào vòng cấm là các pha phạt bóng)

Có thể thấy, các tình huống cố định đang là một trong những khía cạnh thay đổi theo chiều hướng tích cực rõ ràng nhất của họ gần đây. Con số mà họ đạt được từ bóng chết tuy không cao cho lắm, với 4 bàn thắng ghi được từ 5,57 xG set pieces, nhưng với việc các tình huống cố định luôn là một món vũ khí rất hữu ích trong khâu ghi bàn, thật tốt khi thấy Chelsea đang tỏ ra tiến bộ hơn trong khía cạnh này … mặc dù vậy, những cú dứt điểm thật sự chất lượng xuất phát từ món vũ khí này đang “bóp méo” đi sự thật ở con số trong mẫu chung. Dù theo cách nào đi chăng nữa, nó đang che lấp đi sự sa sút trong việc tạo cơ hội từ bóng sống của họ. The Blues, từ con số 1,76 xG bóng sống mỗi trận ban đầu, đã sụt giảm xuống còn 1,13 ở hiện tại. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, họ cũng đã tỏ ra đặc biệt tệ trong khâu dứt điểm.
Ảnh: Shotmap (chỉ tính bóng sống) của Chelsea trong giai đoạn 14/11/2019 đến 29/01/2020 ở mùa giải 2019/2020. Freekick of penalty (những cú sút được tạo ra từ đá phạt và penalty). Assisted with a throughball (những cú sút được tạo ra từ các pha chọt khe). Following a successful dribbles (những cú sút được tạo ra từ các pha đi bóng thành công). Header (những cú dứt điểm bằng đầu). Foot/other (những cú sút được tạo ra từ các cách thức khác). xG from set pieces (xG từ các tình huống cố định). xG from open-play crosses (xG từ các pha tạt bóng). xG from throughballs (xG từ các pha chọt khe). xG from dribbles (xG từ các pha đi bóng). Other xG (xG từ các tình huống khác)
Nguồn: Lược dịch từ bài viết “Why has Chelsea season stalled?” của tác giả Grace Roberton, đăng tải trên Statsbomb. (chú thích: Số liệu trên đây thu thập trước trận hòa 2-2 với Leicester)

Phần 2: 
https://bongda24h.vn/doi-bong/tai-sao-chelsea-khong-con-thang-hoa-nhu-giai-doan-dau-mua-giai-p2-405-246342.html

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

Cuộc khủng hoảng tại Man City: Vấn đề của một đội bóng thiếu cường độ và tốc độ

Pep Guardiola gần đây từng nói rằng “không có triều đại thành công nào tồn tại mãi mãi” nhưng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ Man City trên-đỉnh-cao càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây có lẽ là giai đoạn mà Pep cảm thấy “bất lực” nhất trong nỗ lực giúp The Citizens chơi thứ bóng đá chất lượng cao…

Atletico Madrid: Trở lại những cuộc đua!

Bàn thắng ở phút 94 rạng sáng nay của Antoine Griezmann trước Sevilla đã giúp cho Atletico Madrid của Diego Simeone có cuộc lội ngược dòng không tưởng 4-3 ngay trên sân nhà Estadio Metropolitano. Mọi chuyện truớc đó ngỡ đã kết thúc với đội chủ nhà sau khi họ bị đối thủ dẫn trước 3-1 đến tận phút thi đấu thứ 62 trong trận đấu muộn nhất ngày Chủ nhật.

Arsenal và những miếng đánh từ chấm đá phạt góc

Cứ mỗi tuần trôi qua và Arsenal lại ghi bàn… từ phạt góc. Mới nhất là 2 pha lập công trong thắng lợi 2-0 trước Man United. Đó đã là bàn thắng thứ 21 và 22 từ các tình huống dàn xếp đá phạt góc của Arsenal tại Premier League, tính từ đầu mùa trước. Thống kê này là hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ CLB nào khác của giải đấu.