Tại sao Barcelona không còn là “bệ phóng” tốt cho những sao mai La Masia? (p1)

Tác giả Elflaco - Thứ Sáu 02/08/2019 16:52(GMT+7)

La Masia – Học viện lừng danh của Barca, niềm tự hào bất biến của CLB xứ Catalunya ở đâu khi Barca phải năm này qua năm khác, ra sân và chiến đấu với một đội ngũ bị lão hóa đến vậy?

Có rất nhiều nguyên nhân, hàng trăm ngàn bình luận được đưa ra để lý giải cho cách Barcelona bị Liverpool đá bay ở bán kết Champions League mùa trước, sau thất bại thảm hại 0-4 trên sân Anfiled bất chấp đã dẫn tới 3 bàn ở lượt đi. Nhưng có một chi tiết không được đa số để ý đến: đội tuổi trung bình của 2 CLB: Barca 29,5 còn Liverpool, trẻ trung hơn rất nhiều, chỉ 26.

Đấy là một chi tiết gợi mở cho rất nhiều góc nhìn: Barca đang đi hết một chu kỳ thành công với những ngôi sao đã gắn liền với đội hơn 1 thập kỉ qua; Barca cần “những đôi chân mới” để vươn tới đỉnh cao đã từng… Và những góc nhìn dù có thể khác nhau, về cách Barca thất bại với một đội hình có độ tuổi bình quân rất cao, đều hướng về một điểm chung duy nhất: La Masia. 
La Masia – Học viện lừng danh của Barca, niềm tự hào bất biến của CLB xứ Catalynya ở đâu khi Barca phải năm này qua năm khác, ra sân và chiến đấu với một đội ngũ bị lão hóa đến vậy?
Một lưu ý cho bạn: Trong số 14 cầu thủ Barca thi đấu tại Anfield trong thất bại 0-4 trước Liverpool, Sergi Roberto là cái tên gần nhất tốt nghiệp La Masia và chơi cho đội một CLB. Và Roberto “ra mắt” đội một Barca từ năm… 2010. La Masia, “dây chuyền sản xuất” những siêu tài năng cho Barca từng được ca ngợi hết lời như là hình mẫu thời đại với các sản phẩm đỉnh cao như Xavi, Lionel Messi, Iniesta, Busquets ấy, phải chăng đã “khô hạn” sau khi trình làng Thế hệ vàng?
"Đối với một CLB như Barcelona, bạn phải sở hữu tài năng lớn để có cơ hội chơi cho đội một. Không phải lúc nào cũng có thể tìm thấy những cầu thủ như thế từ La Masia, những người vừa giỏi lại vừa có khả năng chống chọi, thích nghi với áp lực ở cấp độ cao nhất " - Damia, một cựu La Masia hiện đang là HLV đội U18 Barca cho biết.
"Quan trọng hơn, giờ là một thời đại bóng đá khác. Bởi khi các tài năng La Masia đến tuổi 16, họ có nhiều lựa chọn hơn, từ những lời chào mời ở các CLB lớn khắp châu Âu, thay vì cố định mục tiêu của mình là cố gắng bằng được để lên đội một Barca. Nhưng năm gần đây nhiều học viên tài năng La Masia đã lựa chọn con đường rời Học viện để tới một CLB khác mà họ có nhiều cơ hội hơn. Như Eric Garcia (Man City, 2017 ), Jordi Mboula (Monaco, 2017) hay Sergio Gomez (Dortmund, 2018).
"Bạn có thể đặt cược vào một số tài năng trẻ, nhưng bạn không thể đặt cược vào tất cả học viên của La Masia. Bởi chi phí để giữ toàn bộ những cầu thủ trẻ giàu tiềm năng ở lại La Masia là quá lớn, trong thời đại bóng đá kim tiền này” – vẫn lời Damia. Rõ ràng, không thể đáp ứng những yêu sách từ gia đình các “sao mai” là một trong những lý do hàng đầu khiến La Masia bị chảy máu tài năng.

Tháng Bảy vừa qua, PSG đã thực hiện một thương vụ đáng chú ý, khi “bốc” một trong những tài năng trẻ được kì vọng nhất của La Masia về Paris: Xavi Simons, 16 tuổi, thủ quân đội Cadet A (U16) Barca. Simons, được đại diện bởi siêu cò Mino Raola, nhận lương 1 triệu euro/ năm tại PSG. “Đó là chế độ đãi ngộ với một cầu thủ trẻ mà Barca không thể nào đáp ứng” – Agel Perez, phóng viên có tiếng của Mundo Deportivo bình luận.
Thực tế thì “dây chuyền sản xuất” La Masia vẫn luôn tạo ra những tài năng chất lượng cao. Đội U19 Barca đã đăng quang chức vô địch UEFA Youth League 2 lần (2014 và 2018) trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, đầu ra được kì vọng nhất đối với các tài năng của La Masia – lên đội một Barca – lại không hề tương xứng với thành tích của các tuyến trẻ CLB.
Chỉ duy nhất Munir, thành viên của đội U19 Barca đăng quang UEFA Youth League 2014 là được trao cơ hội lên đội một Barca. Nhưng Munir, ghi 11 bàn trong chiến tích vô địch của U19 Barca 5 năm trước, cũng không có cơ hội để phát triển ở đội một. Kỳ chuyển nhượng tháng 1 vừa qua, Munir chính thức bị bán đứt cho Sevilla.
Lứa U19 Barca đã đánh bại Chelsea trong trận chung kết UEFA Youth League năm 2018, thậm chí còn dược đánh giá cao hơn, khi Hè này nhiều người trong số họ là những trụ cột quan trọng của Tây Ban Nha giành chức vô địch giải U19 châu Âu. Ví dụ như hậu vệ trái Juan Miranda, một điểm sáng của giải đấu, tác giả của 2 bàn thắng và 2 pha kiến tạo trên hành trình đăng quang của U19 Tây Ban Nha. Và Miranda ấy, hai năm qua vẫn chỉ chơi cho đội Barca B, chưa từng được trao cơ hội ra mắt ở đội một CLB.
"Áp lực phải thành công, phải giành những danh hiệu lớn qua mỗi mùa khiến cấp thượng tầng Barcelona không còn dám đặt niềm tin vào những sản phẩm tài năng trưởng thành từ Học viện," Oscar Hernandez, cựu HLV ở La Masia giai đoạn 2007-2017 bình luận. "Tồn tại một sự tắc nghẽn lỡn giữa Barca B và đội một CLB. Không phải là vì La Masia thiếu tài năng mà là bởi những người chịu trách nhiệm về nhân sự đội một, từ HLV, các tay tuyển trạch, giám đốc kĩ thuật đều thích những bản hợp đồng mua mới từ CLB khác hơn là ưu tiên những tài năng đến từ “Cantera – Học viện trẻ”.
Oscar dẫn ra hai ví dụ: Takefusa Kubo, tài năng người Nhật Bản được Barca phát hiện từ năm 9 tuổi, từng ăn tập ở La Masia 5 năm, trước khi Barca buộc phải “trả về địa phương” bởi scandal vi phạm điều 19 chuyển nhượng hồi 2014, hiện đã bị Real Madrid “cướp mất” và Alex Grimaldo. Nếu như Kubo là một đòn giáng mạnh vào niềm tự hào của Barca thì Grimaldo là một trường hợp khác.
Grimaldo, hiện 23 tuổi, từng trải qua nhiều năm mòn mỏi ở Barca B để cờ đợi cơ hội ra mắt đội một. Điều đó không bao giờ đến, buộc Grimaldo phải chọn cho mình quyết định xê dịch. Grimaldo cập bến Benfica và nhanh chóng tỏa sáng ở CLB này, cùng Benfica vô địch giải Bồ Đào Nha 3 mùa liên tiếp. Giá trị thị trường hiện tại của Grimaldo là 32 triệu euro, theo TransferMarkt.
"Grimaldo đã ở La Masia trong nhiều năm, nhưng cơ hội thì không bao giờ tới với cậu ấy” Oscar nói, "Barcelona hiện đang tìm kiếm một hậu vệ trái hỗ trợ và dần thay thế Jordi Alba, và lẽ ra họ đã có sẵn một phương án dự phòng cực tốt nếu không để Grimaldo phải ra đi theo cách như vậy. Giờ Grimaldo là ngôi sao ở Benfica, và cậu ấy là một ví dụ rõ ràng về việc Barca đã lãng phí nguồn lực ra sao chỉ bởi không dám đặt niềm tin vào  những sản phẩm tài năng mà họ tạo ra." (còn nữa)
Lược dịch từ “Barcelona's 'La Masia' Is Not Producing 1st-Team Players: Can It Be Fixed?” – Bleacher Report
EL FLACO

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

Cuộc khủng hoảng tại Man City: Vấn đề của một đội bóng thiếu cường độ và tốc độ

Pep Guardiola gần đây từng nói rằng “không có triều đại thành công nào tồn tại mãi mãi” nhưng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ Man City trên-đỉnh-cao càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây có lẽ là giai đoạn mà Pep cảm thấy “bất lực” nhất trong nỗ lực giúp The Citizens chơi thứ bóng đá chất lượng cao…

Atletico Madrid: Trở lại những cuộc đua!

Bàn thắng ở phút 94 rạng sáng nay của Antoine Griezmann trước Sevilla đã giúp cho Atletico Madrid của Diego Simeone có cuộc lội ngược dòng không tưởng 4-3 ngay trên sân nhà Estadio Metropolitano. Mọi chuyện truớc đó ngỡ đã kết thúc với đội chủ nhà sau khi họ bị đối thủ dẫn trước 3-1 đến tận phút thi đấu thứ 62 trong trận đấu muộn nhất ngày Chủ nhật.

Arsenal và những miếng đánh từ chấm đá phạt góc

Cứ mỗi tuần trôi qua và Arsenal lại ghi bàn… từ phạt góc. Mới nhất là 2 pha lập công trong thắng lợi 2-0 trước Man United. Đó đã là bàn thắng thứ 21 và 22 từ các tình huống dàn xếp đá phạt góc của Arsenal tại Premier League, tính từ đầu mùa trước. Thống kê này là hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ CLB nào khác của giải đấu.