Có một câu thành ngữ nổi tiếng của Trung Quốc: “Những quả trứng liệu có nguyên vẹn nếu tổ chim bị phá hủy không“, ngụ ý rằng trong một thảm họa lớn, không ai có thể bình an vô sự. Nó khá phù hợp với sự sụp đổ của Evergrande – tập đoàn bất động sản lớn thứ hai ở Trung Quốc, dẫn tới những rắc rối tài chính đối với tham vọng của Trung Quốc trong bóng đá.
Từ lâu, Trung Quốc đã sử dụng thể thao như một cách để khích lệ lòng yêu nước của nhân dân, cũng như nâng cao bản sắc dân tộc. Họ trở thành một thế lực thống trị tại Olympic trong những thập kỉ gần đây, với việc đăng cai Thế vận hội mùa hè ở Bắc Kinh năm 2008 là quả cherry được gắn trên chiếc bánh kem.
Sở hữu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tạo ra cảm giác như một quốc gia có tất cả, nhưng Trung Quốc lại vô cùng chật vật với môn thể thao phổ biến nhất thế giới, bóng đá. Đất nước tỉ dân mới chỉ tham dự World Cup một lần duy nhất vào năm 2002 và chẳng để lại bất cứ ấn tượng gì.
Để khắc phục điều này, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch phát triển bóng đá toàn diện vào năm 2015, từ cấp cơ sở đến các cấp cao hơn. Evergrande trở thành doanh nghiệp ủng hộ nhiệt tình nhất cho chiến dịch này.
Tập đoàn được thành lập năm 1996 bước vào thế giới bóng đá năm 2009, bằng cách tiếp quản một CLB ở phía nam thành phố Guangzhou, trước đó thuộc sở hữu của một công ty dược phẩm. Evergrande đã đổ một lượng tiền khổng lồ để chiêu mộ các cầu thủ và HLV hàng đầu ở trong nước và quốc tế, cũng như phát triển các học viện và nâng cấp cơ sở vật chất của đội bóng.
Guangzhou R&F vs Guangzhou Evergrande
CLB đạt đến đỉnh cao vào năm 2013, khi giành được danh hiệu Chinese Super League (CSL) và Asian Champions League (họ tiếp tục chiến thắng giải đấu này hai năm sau) dưới sự dẫn dắt của HLV huyền thoại người Ý, Marcello Lippi.
Hiệu ứng Evergrande đã thu hút sự quan tâm của công chúng đối với giải đấu, cũng như đặt nền móng cho chính phủ trong việc đưa bóng đá trở thành dự án trọng điểm, trong cải cách toàn diện về kinh tế, xã hội và chính trị mà Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra.
Thành công của Guangzhou Evergrande đã kéo theo các doanh nghiệp khác vào đầu tư, nhằm quảng bá danh tiếng với công chúng và chính phủ Trung Quốc. Điều này đã gây ra một cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt để thách thức đội bóng này, bằng việc các đội chi ra số tiền chuyển nhượng kỉ lục với mức lương cao ngất ngưởng nhằm thu hút các tài năng nước ngoài đến Trung Quốc.
Mới chỉ 4 năm trước, đây là giải đấu chi nhiều tiền nhất thế giới. Trong kì chuyển nhượng mùa đông 16/17, các CLB Trung Quốc đã chi 331 triệu bảng (so với 215 triệu bảng của Premier League) cho những ngôi sao như Carlos Tevez và Oscar dos Santos.
Ví dụ như Jiangsu Suning FC, đội bóng thuộc sở hữu của tập đoàn bán lẻ Suning, đã thuê cựu HLV đội tuyển Anh Fabio Capello, đồng thời kí hợp đồng với các cầu thủ Brazil như Alex Teixeira và Ramires với giá gần 75 triệu euro.
Những ngôi sao đã tạo ra những khác biệt lớn. Sự có mặt đông đảo của họ đồng nghĩa với việc giải CSL trở thành giải đấu tốt nhất châu Á về số lượng cũng như chất lượng cầu thủ. Bản quyền truyền hình trong năm 2015 trị giá lên tới 1,2 tỉ USD, tăng gấp 25 lần so với thỏa thuận trước đó. Điều này giúp mức lương của người dân địa phương tăng lên đáng kể, một bước phát triển quan trọng ở một đất nước mà bóng đá thường không được coi là một lựa chọn nghề nghiệp khả thi.
Về phía Guangzhou Evergrande, bất chấp sự cạnh tranh ngày càng tăng, họ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu giải đấu suốt một thập kỉ qua. Có một quy luật đơn giản: giải đấu bắt đầu và đội về nhất luôn là Guangzhou. Kể từ năm 2011, họ chỉ có đúng hai mùa giải về đích ở vị trí Á quân.
Thật khó tin khi nhìn lại những số tiền khổng lồ đã lãng phí vào các cầu thủ - ví dụ như trường hợp của Jackson Martinez. Có lẽ Atletico Madrid không thể tin vào vận may của mình, khi Guangzhou Evergrande chấp nhận trả 50 triệu USD cho cầu thủ người Colombia, dù anh đang có phong độ kém cỏi. Có những thất bại nổi tiếng khác như Carlos Tevez hay Nicolas Anelka và cả nhiều cầu thủ khác, những người không nổi tiếng những giá vẫn không rẻ.
Tevez trong màu áo Shanghai Shenhua
Không thể phủ nhận việc tuyển dụng các ngôi sao từ các giải đấu châu Âu đã nâng tầm giá trị của giải VĐQG Trung Quốc. Tuy nhiên, các khoản chi bắt đầu trở nên vô lí như ở trên.
Với việc các CLB bắt đầu có những khoản thâm hụt lớn, Liên đoàn bóng đá Trung Quốc đã vào cuộc khi áp thuế 100% đối với các bản hợp đồng nước ngoài, đồng thời giới hạn mức lương, khi các cầu thủ nước ngoài không được nhận quá 3,6 triệu USD/năm, còn các cầu thủ trong nước chỉ được nhận 1/5 con số đó.
Nhưng đó là không đủ để cứu vãn giải đấu này.
Các khoản chi tiêu không bền vững khiến các CLB đại lục chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế do Covid hơn bất kì giải bóng đá nào khác. Trong một video phát biểu trước lực lượng người lao động khổng lồ của Suning, Zhang Jindong, chủ sở hữu tập đoàn này tuyên bố sẽ “kiên quyết tập trung vào mảng kinh doanh bán lẻ“ và “không do dự“ từ bỏ những sở thích “không liên quan đến kinh doanh“. Inter Milan, đội bóng được sở hữu bởi Suning đã cảm nhận được hậu quả, còn Jiangsu FC (đúng vậy, họ đã phải loại bỏ phần tên tập đoàn đi do yêu cầu của chính phủ) thậm chí còn phải giải thể vào tháng Ba, chỉ vài tháng sau khi giành chức vô địch CSL.
Hebei FC thừa nhận đang gặp khó khăn nghiêm trọng về mặt tài chính, làm dấy lên lo ngại rằng họ có thể không thể cạnh tranh chức vô địch khi mùa giải tiếp tục. Các cầu thủ của Chongqing Liangjiang Athletic gần đây cũng đưa ra một tuyên bố cho biết đội đã "mất khả năng hoạt động bình thường", do các vấn đề tài chính. Ngoài ra, 16 đội bóng đã ngừng hoạt động ở các giải đấu thấp hơn năm 2020 vì lí do tương tự, với 6 CLB khác tiếp bước trong năm nay.
Bản thân Evergrande đang mắc nợ hơn 300 tỉ USD - con số tương đương 2% GDP của Trung Quốc - và đã không thể thanh toán khoản lãi quan trọng cho các nhà đầu tư vào tháng 9 vừa qua. Dễ hiểu khi Guangzhou Evergrande (giờ là Guangzhou F.C.) đang trên bờ vực sụp đổ và phải tìm kiếm gói cứu trợ của chính phủ. Họ đã chia tay HLV của mình, cựu trung vệ người Ý từng vô địch World Cup Fabio Cannavaro. Có ý kiến chính quyền thành phố sẽ phải vào cuộc để đảm nhận một phần sở hữu CLB.
Fabio Cannavaro
Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng thúc đẩy bóng đá Trung Quốc, như một phần quan trọng trong nỗ lực tăng cường mối quan hệ giữa xã hội và quốc gia. Nhưng sự thất bại của Evergrande, doanh nghiệp thành công nhất ở lĩnh vực bóng đá đã gây tổn hại lớn đến mục tiêu này, đồng thời tạo ra những hậu quả chính trị trong cuộc khủng hoảng này.
Trong cuộc họp báo trước khi trận đấu với Manchester City trong khuôn khổ lượt trận thứ 4 Champions League diễn ra, Ruben Amorim, người mà trước đó đã chính thức được bổ nhiệm làm HLV Manchester United tuyên bố: “Nếu chúng tôi ( Sporting) giành chiến thắng trước họ ( Manchester City), những người hâm mộ MU nghĩ rằng Alex Ferguson mới đã xuất hiện, nhưng sẽ rất khó có thể làm được điều đó…”
Manchester City đã thua 4 trận liên tiếp. Mặc dù họ đã vượt qua những rào cản này trước đây, những vấn đề trong mùa giải này lại đặt ra một thách thức mới cho họ.
Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.
Khi Todd Boehly & tập đoàn Clearlake mua lại Chelsea từ Roman Abramovich vào năm 2022, cách tiếp cận của họ trên thị trường chuyển nhượng đã nhanh chóng trở nên rõ ràng.
Liverpool được cho là đang trong một mùa giải chuyển giao sau khi Jürgen Klopp rời đi, nhưng Arne Slot đang khiến việc thế chỗ cho "vị HLV khó có thể thay thế tại Liverpool" trở nên khá dễ dàng.