Serie A thập niên 90 (P5): Câu chuyện thần kì của Parma và sự chuyển giao quyền lực

Tác giả Góc Khán Đài - Thứ Sáu 12/10/2018 15:26(GMT+7)

Trong suốt một thập kỷ, Serie A đã ở trên ngai vàng đỉnh cao của thế giới bóng đá: 13 chức vô địch tại đấu trường châu Âu, 6 vụ chuyển nhượng lập kỷ lục thế giới và 6 cầu thủ giành danh hiệu Ballon d’Or chỉ trong 10 năm. Một sự thật không ai có thể bàn cãi: Trong những năm 90, Serie A chính là kẻ thống trị tối cao của môn thể thao vua.

CÂU CHUYỆN THẦN KÌ CỦA PARMA

Có thể nói, một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của bóng đá Italia trong thập niên 90 chính là một bức ảnh được chụp tại Moscow. Bức ảnh chụp lại Gianluigi Buffon, Lilian Thuram, Fabio Cannavaro, Juan Sebastian Veron, Hernan Crespo và những người khác trước trận chung kết UEFA Cup 1999.

 

Đối với một câu lạc bộ đến từ một thành phố nhỏ ở miền Bắc Italia thì đó thực sự là một đội hình đáng kinh ngạc. Đây chính là đội bóng đã kết thúc mùa giải ở những vị trí thuộc top 6 trong suốt 9 mùa giải của thập niên 1990, dù cho trước đó họ chưa hề có kinh nghiệm chinh chiến tại những đấu trường hàng đầu. Vào năm 1986, họ thậm chí còn đang chơi ở Serie C, cho đến khi được đầu tư bởi công ty thực phẩm Parmalat.

Tomas Brolin và thủ môn Claudio Taffarel, người đã góp mặt trong đội hình đội tuyển Brazil tại Italia 90 trước khi vô địch World Cup 1994 tại Mỹ vào bốn năm sau, chính là hai trong số những ngôi sao đầu tiên đặt chân đến đến Parma khi họ chính thức được thăng hạng lên chơi ở Serie A.

“Những diễn biến trong vụ chuyển nhượng của tôi đã diễn ra theo một cách khó tin,” Taffarel cho biết. “World Cup 1990 đã kết thúc với thất bại của chúng tôi trước Argentina ở vòng 16 đội, và chúng tôi đang trên đường trở về Brazil, khi đó, cả đội đang chờ chuyến bay của mình ở sân bay Milan-Malpensa. Một anh chàng lạ mặt đến gần tôi và hỏi: ‘Cậu có muốn thi đấu ở Italia không?’Tôi cười và đáp lại, ‘Có chứ. Nhưng làm thế nào?’”

“Một tuần sau, tôi nhận được một cú điện thoại, người ở đầu dây bên kia hỏi tôi, ‘Cậu vẫn còn muốn đến đất nước này thi đấu chứ?’ Khi đó, tôi mới nhận ra là anh ta đã nói chuyện này một cách rất nghiêm túc. Vài tuần sau, các đại diện của Parmalat đã đến Brazil để đàm phán với câu lạc bộ của tôi, Internacional và tôi gia nhập Parma.”

“Khi tôi mới đặt chân đến, các đồng đội ở đội bóng mới đều muốn xin chữ ký của tôi. Vụ này có làm tôi hơi sợ. ‘Mình đã đến câu lạc bộ quỷ quái nào thế này?’ tôi nghĩ thầm. Chỉ có duy nhất một cầu thủ trong đội là có kinh nghiệm thi đấu ở Serie A, nhưng tất cả mọi người đều nhận thức được rằng có một cơ hội rất lớn đang ở ngay trước mắt chúng tôi.”

“Chúng tôi đã đặt ra một mục tiêu rõ ràng ngay trong năm đầu tiên: ‘Salvezza’ – theo cách nói của người Italia – nghĩa là ‘trụ hạng’. Parma không có sân tập nào, vậy nên chúng tôi buộc phải tập luyện tại một công viên công cộng – chúng tôi tập luyện ở bất cứ đâu trong thị trấn.”

“Nhưng chúng tôi có một mối liên kết rất mạnh mẽ với người dân trong thành phố, và mặc dù phần lớn đội hình của chúng tôi đều không có kinh nghiệm chinh chiến ở Serie A, họ đều tỏ ra là mình đủ khả năng để thi đấu ở đẳng cấp cao nhất. Parma cũng đã mang về những bảng hợp đồng chất lượng – Brolin là một cầu thủ tuyệt vời. Tại Parma, chúng tôi là một gia đình lớn.”

Với sự dẫn dắt của huấn luyện viên Nevio Scala, Parma đã giành được Coppa Italia ngay trong mùa giải thứ hai góp mặt ở giải đấu hàng đầu Italia. Thành công này được tiếp nối bởi chức vô địch Cup Winner’s Cup một năm sau, mặc dù họ đã mất đi tiền đạo chủ lực Tino Asprilla trong trận chung kết đối đầu với Antwerp, sau khi anh bị thương vì một vụ ẩu đả với một tài xế xe bus tại Colombia. Và thật đáng kinh ngạc, danh hiệu cấp châu lục thứ hai đã đến với họ chỉ hai năm sau đó, vào năm 1995, khi Parma đánh bại Juventus trong trận chung kết UEFA Cup nhờ những bàn thắng của Dino Baggio.

Marseille không hề có một cơ hội nào để tạo nên bất ngờ trước một Parma hùng mạnh và hừng hực khí thế trong trận chung kết UEFA Cup 1999, và đã phải nhận thất bại với tỷ số 3-0 tại Moscow. Không một đội bóng nào trên khắp châu lục có thể vượt qua Parma trong ba chức vô địch châu Âu của họ ở những năm 1990 – ngay cả khi Taffarel đã tỏ ra khá tiếc nuối khi những ngày tháng vinh quang đó đã không thể kéo dài được. Những vấn đề về tài chính mau chóng ập đến sau khi Parmalat bị tuyên bố phá sản. Cuối cùng, Parma cũng “sức cùng lực kiệt” vào năm 2015 và bị xuống hạng đến tận Serie D.

SỰ CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC

Juventus liên tục dồn ép đối phương, chiếc cúp C1 thứ ba tưởng như đã hoàn toàn nằm trong tầm tay của họ, thế nhưng trận chung kết Champions League năm đó chỉ mang đến cho họ sự cay đắng của thất bại. Người bước lên chiếc ngai vàng của bóng đá Châu Âu sẽ là Real Madrid, chứ không phải Old Lady.

Đó là trận chung kết Champions League 1997/1998, và cũng trong thời điểm đó, cán cân quyền lực của bóng đá châu Âu đã bắt đầu thay đổi. Sau pha dứt điểm của Roberto Carlos, bóng đập vào một hậu vệ Juventus và chuyển hướng đến chân của Predrag Mijatovic, người đã ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu, đưa Madrid lên ngôi vương. Chiếc Baton quyền lực đã được chuyển từ Serie A sang cho La Liga.

Đêm hôm đó, Juventus là đội bóng được yêu thích hơn hẳn đối phương – họ đã có ba lần liên tiếp lọt vào trận chung kết Champions League và đã tung ra sân một đội hình có sự góp mặt của những cái tên cực kì xuất chúng như Del Piero, Edgar Davids và Zinedine Zidane. Zidane đã trở thành đầu tàu giúp Juventus giành được Scudetto chỉ trong hai mùa giải đầu tiên đặt chân đến Turin, nhưng cũng ngay tại đội bóng này, anh đã phải trải qua ba trận thua tại ba trận chung kết cúp châu Âu liên tiếp – cầu thủ người Pháp đã phải nhận một thất bại khi còn khoác áo Bordeaux vào năm 1996, và sau đó tiếp tục không thể giúp cho Juventus tránh khỏi trận thua 3-1 trước Borrussia Dortmund trong trận chung kết Champions League 1997.

Sau đó, một số người đã bắt đầu gọi anh là “cầu thủ nhỏ của những trận đấu lớn” – dù cho trước đó anh đã ghi hai bàn trong một trận chung kết World Cup. Vào cuối năm đó, quả bóng vàng chắc chắn sẽ thuộc về Zidane. “Juventus chính là bệ phóng của tôi trên đấu trường quốc tế,” Cầu thủ người Pháp chia sẻ với tờ FFT.

Hương vị vô địch Champions League cuối cùng cũng đến với Zinedine Zidane, nhưng là trong màu áo Real Madrid, đội bóng đã giành chức vô địch châu Âu đầu tiên sau 32 năm vào cái đêm năm 1998. Trong khi đó, các đại diện của Serie A đã góp mặt trong 7 trận chung kết cúp C1 liên tiếp.

Lần cuối cùng của chuỗi thành công này chính là vào năm 1999, với chiến thắng của Parma tại UEFA Cup và chức vô địch Cup Winner’ Cup của Lazio sau khi đánh bại Mallorca tại Villa Park bằng hai bàn thắng của Pavel Nedved. Sự thành công của Italia ở đấu trường châu Âu đã đi đến hồi kết. Các đội bóng của Tây Ban Nha đã giành được tổng cộng 17 danh hiệu cấp châu lục kể từ khi triều đại của người Italia chấm dứt.

 

“Serie A bắt đầu suy thoái vào đầu những năm 2000,”  Winter nhận xét. “Premier League đã trở nên lớn mạnh hơn, Bundesliga và La Liga cũng đã phát triển. Trong khi đó, Ligue 1 đã có những bước tiếc lớn.”

Những số tiền khủng lồ đã không còn xuất hiện ở Italia nữa, mà là ở Anh, nhờ lợi nhuận thu được từ tiền bảng quyền truyền hình, và ở Tây Ban Nha, nơi sinh ra thời đại của Galacticos. Những cầu thủ hàng đầu đã bị cuốn hút bởi các giải đấu khác và số lượng trung bình khán giả đến sân trong mỗi trận đấu cũng giảm mạnh, đặc biệt là trong mùa giải 2006/2007, sau vụ scandal dàn xếp tỷ số rúng động làng túc cầu Calciopoli.

Trong suốt một thập kỷ, Serie A đã ở trên ngai vàng đỉnh cao của thế giới bóng đá: 13 chức vô địch tại đấu trường châu Âu, 6 vụ chuyển nhượng lập kỷ lục thế giới và 6 cầu thủ giành danh hiệu Ballon d’Or chỉ trong 10 năm. Một sự thật không ai có thể bàn cãi: Trong những năm 90, Serie A chính là kẻ thống trị tối cao của môn thể thao vua.

Nguồn bài viết: Lược dịch từ bài viết  “Serie A in the '90s: when Baggio, Batistuta and Italian football ruled the world” của tác giả Chris Flanagan, được đăng tải trên Fourfourtwo.

Đọc thêm:

Parma những năm 90 và cuộc thập tự chinh của gia tộc Tanzi
Chẳng có gì quá ngạc nhiên khi mà mùa bóng 1998/99 được chứng kiến một Gialloblu thành công nhất trong lịch sử với cú đúp danh hiệu Coppa Italia và UEFA Cup...

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Có một Arsenal khốn khổ trong nỗi nhớ Martin Odegaard

Thua, hòa và lại tiếp tục thua. Đó là kết quả thi đấu của Arsenal tại Premier League trong 3 vòng đấu gần nhất. Từ việc tràn trề hi vọng cạnh tranh chức vô địch với Manchester City và Liverpool, Pháo thủ thành London giờ đây đang trượt dài trong mớ hỗn độn không lời giải vì phong độ chạm đáy.

Lửa khủng hoảng đang lan nhanh ở Etihad?

Manchester City đã phải nhận thất bại muối mặt 1-4 trên sân Jose Alvalade trước Sporting Lisbon trong loạt trận thứ 4 Champions League rạng sáng hôm nay. Đây đã là trận thua thứ 3 liên tiếp của đoàn quân Pep Guardiola trong vòng một tuần, khi trước đó họ để thua Tottenham ở Carabao Cup và Bournemouth ở giải ngoại hạng. Có chăng một cuộc khủng hoảng đang ngầm lan nhanh ở Etihad?

Liverpool đứng đầu Premier League: Niềm tin cho Arne Slot

Lội ngược dòng trước Brighton với chỉ 3 phút bằng 2 bàn thắng chớp nhoáng của Cody Gakpo và Mohamed Salah, Liverpool của Arne Slot đã giành lại ngôi đầu giải ngoại hạng Anh sau khi vòng đấu thứ 10 khép lại. Khoảng cách giờ là 2 điểm với những nhà đương kim vô địch Manchester City và là 7 điểm đối với kẻ được xem là ứng cử viên số 2 mùa này Arsenal.

Chuyện gì đang xảy ra với Arsenal?

Hành quân đến Newcastle với tâm thế không thật sự thoải mái sau những lần hụt chân liên tiếp gần đây khiến cho kết quả mà Arsenal phải nhận trước những người chủ nhà thực ra không quá bất ngờ với những ai am tường về Arsenal lẫn ngoại hạng Anh. Có chăng một cuộc khủng hoảng đang dần lan rộng ở Emirates?