Serie A thập niên 1980: Câu chuyện về giải đấu khắc nghiệt nhất thế giới (P2)

Tác giả Fussballgott - Thứ Năm 04/06/2020 10:58(GMT+7)

Zalo

Bóng đá thời kỳ đó vẫn dựa trên những khoảnh khắc xuất chúng của ngôi sao. Maradona tỏa sáng rực rỡ năm 1987 rồi tái hiện phép màu năm 1990. Nhưng bóng đá đã bắt đầu thay đổi. Các luật lệ thay đổi kéo theo phong cách chơi bóng thay đổi.

 
Trung bình mỗi trận đấu chỉ có 1.93 bàn thắng được ghi, thấp nhất trong số các giải đấu lớn của châu Âu trong suốt 38 năm. Bàn thắng cũng như nước giữa sa mạc.
 
Serie A thập niên 1980 Giải đấu khắc nghiệt nhất thế giới (P2) hình ảnh
 
Điều này giải thích vì sao những cầu thủ vĩ đại nhưng có thông số bàn thắng cực thấp trong giai đoạn này. Maradona chỉ ghi được 10 bàn thắng trong mùa giải vô địch, thật sự khác thường nếu so với hằng hà sa số những gì Lionel Messi làm được trong xuyên suốt sự nghiệp.
 
Maradona cũng chưa bao giờ ghi hơn 16 bàn trong một mùa giải ở Serie A nhưng 6 mùa giải ở Ý, ông cán đích trong tốp 4 cuộc đua Capocannoniere tới 5 lần.
 
Đặc biệt hơn, vua phá lưới Pietro Paolo Virdis là người duy nhất ghi nhiều hơn 12 bàn trong mùa giải 1986/1987.
 
Năm đó, chân sút trẻ Gianluca Vialli của Sampdoria ghi được 12 bàn nhưng ngay cả đương đỉnh cao, anh cũng không thể ghi quá 20 bàn trong một mùa giải. Marco Van Basten chuyển đến với thành tích ghi 68 bàn sau 53 trận cho Ajax nhưng không ghi nổi 20 bàn cho đến tận mùa thứ năm trên đất Ý – thời điểm mọi mặt của bóng đá đã trải qua cuộc dâu bể.
 
Rõ ràng, những chân sút xuất chúng đã bị khắc chế hoàn toàn trong giai đoạn này, bởi bối cảnh khách quan đến từ luật lệ, chiến thuật phòng ngự và tâm lý không được để thua. Số phận không đứng về phía họ.
 
Wim Kieft, cũng như Van Basten, giành Chiếc Giày Vàng châu Âu trong màu áo Ajax với 32 bàn mùa giải 1981/1982. Thời gian thi đấu tại Ý của ông chỉ để lại nỗi thất vọng cực lớn nhưng ngay cả 8 bàn thắng trong mùa giải 1986/1987 cũng giúp ông lọt 10 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mùa giải.
 
Quay lại PSV mùa sau đó, ông ngay lập tức nhả đạn đều đặn, giành giải vua phá lưới Eredivisie. Đơn giản mà nói thì ở Ý không ai ghi bàn cho vui.
 
Ian Rush cũng có những trải nghiệm cho riêng mình.
 
Rush đạt đến đỉnh cao của mình ở mùa giải 1986/1987, thể hiện qua 30 bàn thắng cho Liverpool. Khi chuyển đến Juventus, ông không mất nhiều thời gian để nhận ra mình đã lạc vào một hành tinh khác.
 
Thời gian tại Turin không gì khác hơn là một cú ngã, rồi ông tháo chạy về Merseyside chỉ sau một mùa giải nhưng những gì Rush trải qua thật sự đáng nhớ.
 
“Mọi người đều nói tôi có một mùa giải thất vọng nhưng không đúng. Tôi dẫn đầu danh sách ghi bàn ở Juventus cơ mà” – Rush nói với Skysports.
 
Rush chỉ ghi vỏn vẹn 7 bàn thắng, nghe có vẻ rất tệ nhưng chỉ đặt trong bối cảnh ngoài bộ đôi của Napoli là Maradona – Careca, không cầu thủ nào ghi được nhiều hơn 11 bàn thắng. Với Rush, sự thay đổi về tinh thần thi đấu thật sự quá lớn.
 
5Serie A thap nien 1980: Cau chuyen ve giai dau khac nghiet nhat the gioi1
 
“Có rất nhiều sự khác biệt trong chiến thuật, trong đó phòng ngự được chú trọng nhiều hơn. Nếu dẫn trước một bàn bạn sẽ phòng ngự đến chết mới thôi. Ở Liverpool, chúng tôi luôn cố cố gắng ghi 2, 3 bàn mỗi trận. Còn ở Ý thì phải hiểu ‘bằng mọi cách không cho đối phương ghi bàn’”.
 
“Nếu như muốn đoạt bóng ngay trên phần sân đối phương thì bạn phải chạy theo hậu vệ, nhưng ở Ý, tôi nhìn quanh thấy các đồng đội ai cũng yên vị. Bắt 1 người thay đổi bao giờ cũng dễ hơn là bắt 10 người thay đổi”.
 
Luther Blissett có những trải nghiệm tương tự nhưng trong màu áo AC Milan. Giống Rush, ông đến Ý với vị thế tiền đạo hàng đầu châu Âu sau thời gian gắn bó với Watford, nhưng thứ bóng đá rực lửa của Graham Taylor là một trời khác biệt so với nước Ý.
 
Sau một phần chuẩn bị mùa giải ấn tượng, Blissett đã rất háo hức trông chờ mùa giải mới.
 
“Tôi rất trông chờ mùa giải bắt đầu. Tôi nghĩ, wow, đây là bước chuyển đúng đắn. Xung quanh tôi có cả tá cầu thủ giỏi và họ sẽ cố gắng ‘chơi bóng’ một khi tôi mở bước chạy”.
 
“Nhưng đến khi chúng tôi đá trận mở màn mùa giải với Avellino trên sân khách, diễn biến khác với kỳ vọng một trời một vực. Họ chỉ chăm chăm giữ bóng suốt cả trận. Rất khó khăn”.
 
“Anh ban bật để qua người nhưng sau cùng quả bóng sẽ kết thúc trong chân hậu vệ quét. Rồi họ giữ quả bóng qua lại ở phần cuối sân. Cả trận đã diễn ra như vậy đấy”.
 
Bùng nổ với 27 bàn cho Watford mùa trước đó nhưng Blissett chỉ ghi nổi 5 bàn cho AC Milan.
 
“Có dăm ba lần chúng tôi vào trận với tư tưởng tấn công hơn thường lệ và lúc đó chơi tốt hơn thật. Có điều sẽ thật khó khăn khi chỉ biết trông chờ quả bóng tự lăn đến chân, cầu mong cho những cơ hội không bao giờ xảy đến, đặc biệt là khi bạn nằm trong đội bóng không hề biết cách tạo ra cơ hội”.
 
“Tôi phải làm mọi thứ để tạo ra cơ hội cho người khác ghi bàn nhưng không ai có thể kết thúc cơ hội, họ chỉ muốn chuyền bóng qua lại”.
 
Thống kê của Blissett cho thấy ông nói đúng. Trong 42 trận đấu mùa trước đó, Watford ghi đến 131 bàn thắng. Họ ghi bàn nhiều hơn bất kỳ đội bóng Serie A nào và cũng lọt lưới nhiều hơn. Dù cho số trận thi đấu nhiều hơn nhưng có thể khẳng định thứ bóng đá ở Anh thuộc về hệ ngân hà khác bóng đá Ý.

3Serie A thap nien 1980: Cau chuyen ve giai dau khac nghiet nhat the gioi1
 
Gordon Cowans nếm trải cảm giác đá tiền vệ ở Serie A trong màu áo Bari giai đoạn này. Có rất ít cầu thủ có thể tạo ra cơ hội ăn bàn nhưng lựa chọn ưu tiên vẫn là hạn chế tối đa rủi ro bị mất bóng.
 
“Khi bạn có bóng, lúc nào đối phương cũng lùi sâu và che chắn đường bóng”, Cowans nói.
 
“Ý tưởng là chuyền bóng xuyên qua họ nhưng đội nào cũng được tổ chức phòng ngự kỹ lưỡng. Hàng tiền vệ được tổ chức chặt chẽ và rất khó để đưa bóng đi qua. Cách duy nhất là phải triển khai bóng từ rất sớm mới có hy vọng – tôi hay làm như vậy – bằng không chỉ biết chuyền qua chuyền lại”.
 
Bóng đá thời kỳ đó vẫn dựa trên những khoảnh khắc xuất chúng của ngôi sao. Maradona tỏa sáng rực rỡ năm 1987 rồi tái hiện phép màu năm 1990. Nhưng bóng đá đã bắt đầu thay đổi. Các luật lệ thay đổi kéo theo phong cách chơi bóng thay đổi.
 
Cuối thập niên 80, Arrigo Sacchi quyết định loại bỏ vai trò của hậu vệ quét và đi theo sơ đồ 4-4-2, mang đến những thành công vĩ đại cho AC Milan. Đến những năm 90, với số lượng cầu thủ ngoại và HLV ngoại tăng lên, cũng như việc mở rộng Champions League, sự đồng nhất của bóng đá châu Âu chứng kiến khác biệt trong lối chơi bị xóa nhòa.
 
Tuy nhiên danh tiếng không mất đi trong một ngày một giờ. Bóng đá Ý vẫn nổi danh với sự cẩn trọng, thậm chí cho đến giữa thập niên tiếp theo, Serie A vẫn là hiểm địa với mọi tiền đạo.
 
“Sau thời gian ở Ý, tôi chỉ muốn được quay lại với bóng đá tấn công” – Dennis Bergkamp nói trước khi tháo chạy khỏi Inter, chuyển sang Arsenal năm 1995.
 
4Serie A thap nien 1980: Cau chuyen ve giai dau khac nghiet nhat the gioi1
 
Cho đến tận ngày nay, các tiền đạo vẫn tin rằng Serie A mang đến thử thách khắc nghiệt khác hẳn phần còn lại. Carlos Tevez nói rằng anh như được đi đến giảng đường học lại về cách tấn công, còn Cristiano Ronaldo nhấn mạnh đây là giải đấu khó ghi bàn nhất thế giới.
 
Đó có thể là sự thật, nhưng không nghi ngờ gì rằng trong quá khứ, đã có lúc mọi thứ còn khó khăn hơn gấp bội. Khi luật lệ, ý chí của HLV và chất lượng của đối thủ đòi các tiền đạo phải sở hữu những phẩm chất phi thường. Các con số minh chứng điều đó và những câu chuyện cũng nói điều tương tự. Chúng ta sẽ không bao giờ được chứng kiến nữa: giải đấu khắc nghiệt nhất thế giới!
 
Theo Adam Bate | Skysports
 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

X
top-arrow