RB Leipzig: Nhật ký những ngày đồng tiền chưa khôn (P2)

Tác giả Fussballgott - Thứ Tư 04/09/2019 13:56(GMT+7)

RB Leipzig và những người đứng đằng sau đã chạm đến đỉnh núi. Nhưng chẳng ai ngạc nhiên điều đó vẫn chưa đủ. Họ muốn nhiều hơn nữa.

Phần 1: RB Leipzig: Nhật ký những ngày đồng tiền chưa khôn (P1)

Phần 2:
Ngoài một số tài liệu và bài báo ít ỏi, nỗ lực của Red Bull cho thể thao mạo hiểm chưa từng được đánh giá sâu sắc đúng mức. Khi Red Bull đặt chân đến một địa hạt thể thao, họ đôi khi đặt tên nó lên bản đồ giúp mọi người biết đến nhiều hơn. Họ đã làm thì luôn luôn chọn những cái tên hàng đầu. Không có những cuộc đua thăng hạng khốc liệt, không có hành trình gian nan đi qua từng cấp độ. Không như tất cả những gì đã và đang diễn ra tại Leipzig.
Tôi nhớ đến một cuộc trò chuyện năm 2011 khi RB Leipzig đang chật vật trong cuộc chiến giành vé thăng hạng ở Regionalliga (hạng tư) - khi đó vẫn được coi là cấp độ nghiệp dư. Các phóng viên tại Leipzig tỏ ra ngờ vực về việc Red Bull rút lui. "Nếu đội thể thức một không giành được danh hiệu vô địch thì họ đã phắn lâu rồi" - một cây viết nói với tôi thời điểm đó. Nhưng sự thực là nhiệt huyết của Red Bull không hề nguội lạnh, cuối cùng cũng thành công rời khỏi hạng tư sau 2 năm thất bại. Sự liên hệ giữa bóng đá và thể thức một về cơ bản không tồn tại.
Khi Red Bull mua đội thể thức một của Jaguar năm 2005, họ đã trở thành một phần cuộc đua từ lúc xuất phát, dù cho phải mất đến vài năm họ mới giành được chức vô địch đầu tiên. Những chiếc xe hiện diện trước mắt hàng triệu người xem mỗi tuần, RB Leipzig, trái lại, trở thành cuộc đua đường trường gian khó nhưng không ngờ chính điều này lại giúp cho CLB có thời gian phát triển.
"Ba năm đó ở giải hạng tư không mấy dễ chịu với túi tiền của Red Bull, nhưng với CLB, đó là cơ hội để hoàn thiện" - Kießling lý giải. "Những thứ như khu tập luyện phức hợp, kế hoạch sắp xếp - quản lý, thực sự đến với thành phố này, đồng thời có thời gian xây dựng một cộng đồng người hâm mộ ổn định. Điều này quan trọng hơn leo lên Bundesliga sớm một hai năm".
Mặc dù Red Bull theo sát dự án nhưng có lúc mọi thứ không thể diễn ra suôn sẻ như dự định. Đội thăng hạng ngay trong mùa giải đầu tiên nhưng tồn đọng những vấn đề cần giải quyết và quan trọng hơn, không có người lèo lái để xác định chiến lược. Kießling nói tiếp: "cho đến khi Ralf Rangnick xuất hiện năm 2012, BLĐ không vạch ra được một chiến lược nào mà phụ thuộc vào tâm trạng của (CEO Red Bull) Dietrich Meteschitz. Ban đầu, ông ta thuê Dietmar Beiersdorfer - khi Leipzig vẫn còn ở giải hạng năm - để điều phối tất cả vấn đề liên quan chuyên môn bóng đá bên trong đế chế của Red Bull."
Quyết định đầu tiên của Beiersdorfer là sa thải HLV Vogel. Beiersdorfer phạm sai lầm khi để trống chiếc ghế GĐTT, để tân HLV Tomas Oral phải chiến đấu một cách lẻ loi với các vấn đề trong đội cũng như trước công chúng. Khi ông ấy sửa chữa sai lầm bằng cách mời về Thomas Linke (giữ chức danh GĐTT) thì đến lượt Mateschitz can thiệp vào nội bộ, quyết định rằng Peter Pacult sẽ trở thành HLV mới một buổi rượu. Beiersdorfer và Linke từ chức trong sự bực bội.
Vậy là một lần nữa, RB Leipzig không có người phụ trách việc chuyển nhượng và hoạt động kinh doanh, dẫn đến một trong số những hệ lụy là mâu thuẫn với Red Bull Salzburg về việc chuyển nhượng tiền đạo người Áo Roman Wallner. Tất cả những sai lầm chỉ chấm dứt khi Ralf Rangnick xuất hiện. Ông áp dụng một triết lý rõ ràng cả ở Salzburg lẫn Leipzig, chỉ tuyển những người thực sự có năng lực và giảm sức ảnh hưởng của Mateschitz đến công việc của mình về bằng 0.
Những tân binh được Rangnick mua về mất nhiều thời gian nghiên cứu đánh giá hơn. Trước đó, RB Leipzig từng ưu tiên chiến lược mua các cầu thủ miễn phí từng có kinh nghiệm ở Bundesliga và 2.Bundesliga, những cầu thủ vừa qua sườn dốc, trả tiền như thể họ vẫn đang còn ở đỉnh cao, và nhận lại sự thể hiện không hề tương xứng.
Hai gương mặt đáng chú ý được mang về trong giai đoạn này là Yussuf Poulsen và Joshua Kimmich. Bộ mặt CLB thay đổi. Các hồ sơ tuyển trạch sáng sủa hơn. Tuy vậy, với những người từng coi thường giá trị mà RB Leipzig đại diện, mọi thứ không có nhiều thay đổi. Những kẻ gièm pha tiếp tục chỉ trích cấu trúc khép kín của CLB với chỉ vỏn vẹn 17 thành viên. Họ vẫn nói về sự thiếu truyền thống và lịch sử.
Red Bull học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ. "Họ có trải nghiệm thất bại về việc áp dụng chương trình marketing sai lầm vào bóng đá. Nếu bạn có xem World Cup bóng chuyền bãi biển sẽ thấy những cô cậu ăn vận phong cách thời thượng nhảy nhót theo những bài hát của David Guetta, đó chính xác là những gì Red Bull đã làm hồi 2005" - Reinisch nhớ lại. "Họ muốn tạo ra sự kiện để giới thiệu đồ uống. Và những cổ động viên bóng đá truyền thống không thể thường thức phong cách kiểu Red Bull".
Kießling - có lẽ may mắn hơn Reinisch tội nghiệp ở Salzburg: "ở Leipzig, họ tránh lặp lại điều đó, có lẽ vì học được rằng không thể thay đổi giới hạn của môn thể thao theo cách họ muốn. Trong bóng đá, chúng ta sống với những gì đang có."
Ngày 25 tháng mười 2017, Zentralstadion, từng được gọi là sân vận động của trăm nghin người vì kích thước của nó - bây giờ xây dựng lại có tên Red Bull Arena và sức chứa 42 nghìn người, đã không còn chỗ trống. Khán giả đến xem đội chủ nhà đối đầu cùng Bayern Munich ở đấu trường DFB Pokal. Mặc dù để thua, nhưng với CLB đó là cột mốc đã mong đợi từ rất lâu.
Sự săn đón của truyền thông, sân vận động kín chỗ và doanh số hàng lưu niệm ở mức cao, sự chú ý vượt qua khỏi biên giới đất nước - không còn gì gợi nhớ đến buổi chiều thứ bảy năm 2009 tại Platz, Jena. RB Leipzig và những người đứng đằng sau đã chạm đến đỉnh núi. Nhưng chẳng ai ngạc nhiên điều đó vẫn chưa đủ. Họ muốn nhiều hơn nữa.
dịch từ bài viết The Money Before Fame: RB Leipzig's Troubled Journey To The Top - tác giả: Constantin Eckner

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

Cuộc khủng hoảng tại Man City: Vấn đề của một đội bóng thiếu cường độ và tốc độ

Pep Guardiola gần đây từng nói rằng “không có triều đại thành công nào tồn tại mãi mãi” nhưng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ Man City trên-đỉnh-cao càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây có lẽ là giai đoạn mà Pep cảm thấy “bất lực” nhất trong nỗ lực giúp The Citizens chơi thứ bóng đá chất lượng cao…

Atletico Madrid: Trở lại những cuộc đua!

Bàn thắng ở phút 94 rạng sáng nay của Antoine Griezmann trước Sevilla đã giúp cho Atletico Madrid của Diego Simeone có cuộc lội ngược dòng không tưởng 4-3 ngay trên sân nhà Estadio Metropolitano. Mọi chuyện truớc đó ngỡ đã kết thúc với đội chủ nhà sau khi họ bị đối thủ dẫn trước 3-1 đến tận phút thi đấu thứ 62 trong trận đấu muộn nhất ngày Chủ nhật.

Arsenal và những miếng đánh từ chấm đá phạt góc

Cứ mỗi tuần trôi qua và Arsenal lại ghi bàn… từ phạt góc. Mới nhất là 2 pha lập công trong thắng lợi 2-0 trước Man United. Đó đã là bàn thắng thứ 21 và 22 từ các tình huống dàn xếp đá phạt góc của Arsenal tại Premier League, tính từ đầu mùa trước. Thống kê này là hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ CLB nào khác của giải đấu.

Chelsea bay cao: Dấu ấn Enzo Maresca

Loạt trận thi đấu vòng 14 giải ngoại hạng Anh rạng sáng nay chứng kiến đội đầu bảng Liverpool đã đánh mất chiến thắng vào những phút cuối cùng trên sân của Newcastle, điều này giúp cho những kẻ bám đuổi phía sau có thể thu hẹp được khoảng cách với đoàn quân của Arne Slot.