Quyền lực thực sự ở Barcelona thuộc về ai (P2)

Tác giả Nam Khánh - Thứ Tư 05/02/2020 10:23(GMT+7)

Trong những năm gần đây, Messi đã quyết định rằng anh đã không còn đủ sung sức để pressing đối phương nữa và muốn dành phần lớn thời gian của các trận đấu ở khu vực nửa phần trung lộ bên phải của sân bóng thay vì phải đá rộng hơn.

Phần 1: https://bongda24h.vn/doi-bong/quyen-luc-thuc-su-o-barcelona-thuoc-ve-ai-405-243082.html

Phần 2: 

Phong cách thi đấu của Barcelona được quyết định bởi chính Messi, cũng như những “công thần” khác là Sergio Busquets và Gerard Pique, kết hợp cùng huấn luyện viên trưởng và các trợ lý của ông ta. Trong những năm gần đây, Messi đã quyết định rằng anh đã không còn đủ sung sức để pressing đối phương nữa và muốn dành phần lớn thời gian của các trận đấu ở khu vực nửa phần trung lộ bên phải của sân bóng thay vì phải đá rộng hơn.


Bất cứ ai trở thành huấn luyện viên trưởng của Barcelona đều phải thích nghi với thứ quyền lực đó. Câu lạc bộ này đã ký hợp đồng với Arturo Vidal để anh trở thành đôi chân của Messi, cầu thủ người Argentina hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm pressing, và chiến lược cơ bản đã trở thành “chỉ cần trao bóng cho Messi thôi”. Có thể nói, nó đã hoạt động rất hiệu quả trong phần lớn thời gian.

 

Đặt bên cạnh tầm ảnh hưởng của Messi, mọi vị huấn luyện viên trưởng của Barca đều nhận thức rất rõ vai trò và quyền lực khiêm tốn của mình. Khi tôi đến thăm Valverde vào năm ngoái tại sân tập của đội 1, Ciudad Deportiva Joan Gamper, các bức tường trong văn phòng của ông gần như trống trơn, chỉ có mỗi lịch trình của đội một.

Ông hiểu rằng câu lạc bộ này được điều hành bởi các nhân viên người địa phương làm việc lâu năm, một nơi mà các cầu thủ thường sẽ gắn bó toàn bộ sự nghiệp ở đây, vì thế, huấn luyện viên trưởng chỉ là một người qua đường. Ông chỉ có thể mang theo mình một hoặc hai người trợ lý. Chủ yếu, ông sẽ làm việc với những gì đã có sẵn mà mình có thể tìm thấy ở chính nơi này.

Valverde, một người đàn ông nhỏ bé với nụ cười đầy khiêm tốn, đã nói với tôi rằng: “Đây là một môn thể thao diễn ra liên tục mà các huấn luyện viên trưởng có trong tay rất ít quyền lực, hay ít nhất là kém hơn nhiều so với trong môn bóng rổ. Chúng tôi chỉ có vỏn vẹn 3 quyền thay người. Các trận đấu không bao giờ được dừng lại (còn bóng rổ thì có timeouts). Vì vậy, bóng đá là một môn thể thao hoàn toàn thuộc về các cầu thủ. Trong suốt 45 phút mỗi hiệp, không một chút gián đoạn, các cầu thủ sẽ tự mình đưa ra những quyết định. Tôi phải nói rằng những cầu thủ kiệt xuất có khả năng phân tích trận đấu giỏi hơn tôi rất nhiều lần.” Ông mau chóng điều chỉnh lại một chút những gì mình nói. “Thay vì phân tích, tôi sẽ nói là họ ‘thể hiện’ về cách thi đấu đúng đắn nhất. Trong trận đấu, anh không thể suy nghĩ quá nhiều. Anh phải chơi.”

Vị huấn luyện viên trưởng của Barca và các trợ lý của ông ta không thể nói với các cầu thủ kiệt xuất ở đội bóng này là họ nên thi đấu như thế nào. Ngược lại: Các nhân viên tại câu lạc bộ xứ Catalan dường như sẽ được học về bóng đá bằng cách quan sát những cầu thủ này. Ví dụ, Busquets tự biết chính xác anh cần phải làm gì để dụ một đối thủ lao về phía mình và tạo điều kiện cho một đồng đội khai thác cái khoảng trống mà gã kia đã bỏ lại. Không một vị huấn luyện viên liên tục gào thét qua một chiếc ear-piece tưởng tượng nào có thể đưa ra lời khuyên để anh chơi tốt hơn cả.

Trong loạt phim tài liệu có tên “Matchday” được sản xuất bởi nhà tài trợ Rakuten của câu lạc bộ phát hành gần đây, có một số cảnh quay được thực hiện trong phòng thay đồ đã tiết lộ một cách vô cùng sinh động về vai trò nhỏ bé của một vị huấn luyện viên trưởng tại Barcelona, đặc biệt là những khoảnh khắc trước buổi khởi động. Valverde sẽ có một cuộc nói chuyện ngắn gọn về chủ đề chiến thuật, sau đó, các cầu thủ kì cựu sẽ là những người nói nhiều nhất. Messi thường sẽ thực hiện rất nhiều những bài phát biểu ngắn có nội dung tương tự nhau, nhấn mạnh sự cần thiết của việc phải suy nghĩ một cách điềm tĩnh, lạnh lùng. Ví dụ, ngay trước cuộc đối đầu với Atletico Madrid, anh đã nói với các đồng đội của mình rằng: “Tranquilo, như mọi khi, đừng đánh mất cái đầu của mình. Đừng có nhanh quá.”

Tạo động lực cho các cầu thủ là một công việc ít quan trọng hơn hẳn so với những gì mà hầu hết người ngoài cuộc nghĩ. Một cầu thủ không thể tự tạo ra động lực cho bản thân mình có lẽ sẽ không bao giờ vươn lên được đội một của Barcelona và chắc chắn sẽ không thể tồn tại được ở đội bóng này. Bất kể thứ động lực nào là cần thiết trước khi trận đấu bắt đầu, thì chúng cũng đều không được tạo ra bởi huấn luyện viên trưởng. Thay vào đó, tất cả cầu thủ và huấn luyện viên sẽ khoác tay lên vai nhau trong một cuộc nói chuyện và hét to lên: “One, Two, Three. BARCA!” Đó là tất cả.

Trong một phân cảnh khác của bộ phim tài liệu đó, vài giờ sau khi nghiền nát Real Madrid với tỷ số 5-1, Piqué đang hồi tưởng với giám đốc điều hành của Rakuten, Hiroshi Mikitani, về cái lần mà anh thuyết phục Valverde cho phép các cầu thủ được đến tham dự một bữa tiệc sau một trận đấu được tổ chức ở New York. Trong lời kể của Pique, khi ấy, anh đã nói rằng, “Nghe này, Mr. Valverde, bọn tôi sẽ đi quẩy tiệc đây.” Sau đó, anh nhái lại câu trả lời của Valverde. “Tại sao? Tại Sao? Tại sao cơ chứ? Tôi không thấy bất kì lý do gì để cho phép các anh đi ăn chơi cả.” Pique cười lớn và kể lại câu trả lời của mình. “Kệ ông chứ, dù sao thì bọn tôi cũng sẽ đi thôi!” Đó là một tình tiết đã cho thấy rất rõ rằng, tại câu lạc bộ này, quyền lực thuộc về những ai. Valverde đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu này như một “ông giáo thân thiện” mà không có bất kì ai nể sợ ông cả.

Tại Barcelona những tuần gần đây, sự bất mãn đã ngày càng tăng lên đối với Valverde vì lối chơi và những kết quả đáng thất vọng, cũng như việc ông không đếm xỉa gì đến các tài năng trẻ ở học viện. Setién đã được bổ nhiệm để giúp hồi sinh lại khía cạnh đó. Ngay sau khi nhậm chức, ông đã mời một số cầu thủ trẻ lên tập luyện cùng đội một.

Ngay cả nếu Setién có giành được chức vô địch Champions League, thì ông cũng sẽ chỉ là một trong nhiều tiếng nói trong phòng thay đồ của Barcelona. Đó không phải là vì ông yếu đuối, mà là vì câu lạc bộ này luôn hoạt động theo cách như vậy. Chừng nào Barcelona vẫn còn sở hữu một tập thể gồm toàn những cầu thủ kì cựu, mang đẳng cấp hàng đầu thế giới, đứng đầu bởi Messi, cộng với những tàn dư của “đạo Cruyff”, thì một vị huấn luyện viên trưởng mạnh mẽ, quyết liệt sẽ chỉ là một trở ngại mà thôi.
 

Sự tiến hóa của Lionel Messi: Sự khởi đầu - Barca 3-3 Real Madrid tháng 3/2007 (P2)
Messi chính là hiện thân của sự thật rằng, thậm chí ngay cả kẻ vốn đã xuất sắc nhất cũng có thể vươn tầm hơn nữa. Ví dụ rõ ràng nhất chính là khả năng sút phạt...

Nguồn: Lược dịch từ bài viết “At Barcelona it's Lionel Messi, Pique and the players who hold the power, not the manager” của Simon Kuper, đăng tải trên ESPN.



Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

Cuộc khủng hoảng tại Man City: Vấn đề của một đội bóng thiếu cường độ và tốc độ

Pep Guardiola gần đây từng nói rằng “không có triều đại thành công nào tồn tại mãi mãi” nhưng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ Man City trên-đỉnh-cao càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây có lẽ là giai đoạn mà Pep cảm thấy “bất lực” nhất trong nỗ lực giúp The Citizens chơi thứ bóng đá chất lượng cao…

Atletico Madrid: Trở lại những cuộc đua!

Bàn thắng ở phút 94 rạng sáng nay của Antoine Griezmann trước Sevilla đã giúp cho Atletico Madrid của Diego Simeone có cuộc lội ngược dòng không tưởng 4-3 ngay trên sân nhà Estadio Metropolitano. Mọi chuyện truớc đó ngỡ đã kết thúc với đội chủ nhà sau khi họ bị đối thủ dẫn trước 3-1 đến tận phút thi đấu thứ 62 trong trận đấu muộn nhất ngày Chủ nhật.

Arsenal và những miếng đánh từ chấm đá phạt góc

Cứ mỗi tuần trôi qua và Arsenal lại ghi bàn… từ phạt góc. Mới nhất là 2 pha lập công trong thắng lợi 2-0 trước Man United. Đó đã là bàn thắng thứ 21 và 22 từ các tình huống dàn xếp đá phạt góc của Arsenal tại Premier League, tính từ đầu mùa trước. Thống kê này là hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ CLB nào khác của giải đấu.