Quyền lực thực sự ở Barcelona thuộc về ai? (p1)

Tác giả Nam Khánh - Thứ Hai 27/01/2020 18:53(GMT+7)

Hầu như ở khắp mọi nơi trong thế giới bóng đá, vai trò của huấn luyện viên trưởng đang ngày càng bị thu hẹp hơn – và không một nơi nào khác thể hiện điều đó rõ rệt hơn tại Camp Nou.

“Ngay cả trong giấc mơ điên rồ nhất của mình, tôi cũng không thể tưởng tượng được rằng mình sẽ trở thành huấn luyện viên trưởng của Barcelona vào một ngày nào đó,” Quique Setien tâm sự sau khi được đội chủ sân Camp Nou bổ nhiệm vào chiếc ghế nóng của họ, kết thúc một chương đầy hỗn loạn dưới thời người tiền nhiệm Ernesto Valverde. “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng Barcelona sẽ chọn mình.”

Hầu hết mọi người cũng không hề nghĩ rằng điều đó sẽ diễn ra. Đúng là vị chiến lược gia 61 tuổi này đích thực là một “fan cuồng” của Johan Cruyff, cha đẻ của thứ bóng đá mà Barcelona tôn sùng nhất, nhưng Setien lại đang ở trong tình trạng “thất nghiệp” sau một sự nghiệp cầm quân không có gì nổi bật khi gã khổng lồ xứ Catalan lựa chọn ông là cái tên thay thế cho Valverde.

Tuy nhiên, có thể nói, chính cái sự nghiệp huấn luyện đầy khiêm tốn của Setien là thứ đã thu hút Barca, và đó cũng chính là cái tiêu chí đã được họ áp dụng cho mục tiêu trước đó của mình, Xavi, người đã quyết định từ chối lời mời của đội chủ sân Camp Nou.

Cho đến hiện tại, toàn bộ kinh nghiệm cầm quân của Xavi chỉ là vài tháng dẫn dắt Al Sadd ở Qatar. Có một điều mà tôi đã nhận ra gần đây về cách làm việc của Barcelona khi đang viết một quyển sách: Một vị huấn luyện viên trưởng danh tiếng chưa bao giờ là thứ mà câu lạc bộ này mong muốn. Hầu như ở khắp mọi nơi trong thế giới bóng đá, vai trò của huấn luyện viên trưởng đang ngày càng bị thu hẹp hơn – và không một nơi nào khác thể hiện điều đó rõ rệt hơn tại Camp Nou.

Lần gần nhất Barca lựa chọn một nhà cầm quân đã nằm ở tầm “hạng A” vào thời điểm được bổ nhiệm là từ tận năm 2002, khi Louis Van Gaal tái ngộ với câu lạc bộ xứ Catalan trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Sau thất bại của nhà cầm quân người Hà Lan, Barcelona đã quyết định “đảo ngược” đường lối tuyển dụng của họ: Thay vì chiêu mộ một vị huấn luyện viên và để ông ta toàn quyền quyết định đội bóng sẽ triển khai thứ bóng đá nào, thì câu lạc bộ sẽ quyết định thứ bóng đá mà họ muốn chơi, trước khi tìm về một vị chiến lược gia để đồng hành với nó. 

Thứ bóng đá mà Blaugrana muốn triển khai là rất rõ ràng: Chuyền bóng nhanh, tấn công, pressing theo phong cách của người Hà Lan mà “Thánh” Cruyff từng “truyền đạo” cho họ trong những năm tháng đảm nhận chiếc ghế huấn luyện viên trưởng tại Camp Nou từ năm 1988 đến 1996.

Vào năm 2003, vị tân chủ tịch của Barca, Joan Laporta, đã hỏi lời khuyên của Cruyff về người có thể mang thứ bóng đá đó trở lại với đội bóng này. Cruyff đã đề xuất với ông một cái tên đồng hương, Frank Rijkaard, người vừa phải nếm trải sự cay đắng của việc xuống hạng trong vai trò huấn luyện viên trưởng của Sparta Rotterdam tại Eredivisie. Rijkaard đã đầu quân cho Barca và giúp họ giành được chức vô địch Champions League vào năm 2006.

Khi Rijkaard ra đi vào năm 2008, Barca gần như đã lựa chọn một người kế nhiệm rất tiếng tăm, khi các quan chức của đội bóng này bay đến Lisbon để phỏng vấn José Mourinho. Nhà cầm quân người Bồ Đào Nha đã được xem là ứng cử viên số một cho chiếc ghế nóng tại Camp Nou, nhưng rốt cuộc, Barca đã quyết định bỏ qua ông.

Thứ bóng đá phòng ngự của ông hoàn toàn trái ngược với “đạo Cruyff” mà Barca tôn sùng, và đồng thời, cái tính cách ngang tàng, ngạo nghễ của ông cũng trái ngược với “sự tôn kính” mà câu lạc bộ này muốn ở vị huấn luyện viên trưởng của họ. Thay vào đó, Blaugrana đã quyết định đặt niềm tin vào một nhà cầm quân vô danh 37 tuổi, có tên là Josep Guardiola, mặc dù trong quá khứ từng là một cầu thủ hàng đầu của Barcelona, nhưng khi ấy, toàn bộ kinh nghiệm huấn luyện của ông chỉ là với duy nhất một đội bóng, Barcelona B.

Guardiola đã mau chóng vươn tầm thành vị chiến lược gia danh tiếng nhất thế giới bóng đá, nhưng sau khi ông ra đi vào năm 2012, vị huấn luyện viên này đã được thay thế bằng một loạt những cái tên “ít nổi tiếng hơn”. Người kế nhiệm đầu tiên chính là trợ lý của Guardiola, Tito Vilanova, và sau khi ông từ chức, cái tên được chọn là một người đàn ông Argentina không chút tiếng tăm, Gerardo Daniel 'Tata' Martino, tiếp bước sau đó là một danh sách những gương mặt đầy lạ lẫm trong giới cầm quân như Luis Enrique, Valverde và mới đây là Setién.

HLV Setien

Nói tóm lại, chủ trương của Barcelona chính là chỉ chiêu mộ những nhà cầm quân vô danh. Tại câu lạc bộ này, huấn luyện viên trưởng không phải là “ông trùm”. Ông ta không phải là người đề ra lối chơi của họ. Thay vào đó, khi mà “đạo Cruyff” quen thuộc cũng đã dần phai mờ đi bên trong câu lạc bộ xứ Catalan, thì phong cách thi đấu của họ sẽ chủ yếu được quyết định bởi các cầu thủ, đặc biệt là Lionel Messi.

Cái uy kém cỏi và sự trầm lặng đã quá quen thuộc của Messi chỉ là cái vỏ bọc ở bề ngoài. Trong phòng thay đồ, cầu thủ người Argentina là một thủ lĩnh cực kì khó tính, và có các đòi hỏi với những quan điểm rất mạnh mẽ về thứ bóng đá mà câu lạc bộ nên đi theo. Barca đã rất nỗ lực để có thể giữ chân anh ở lại đội bóng, tỏa sáng rực rỡ hết tuần này qua tuần khác, trong suốt 15 năm qua. Để làm được điều đó, các đời chủ tịch của câu lạc bộ này – dù ít hay nhiều – đã luôn trao cho anh chiếc chìa khóa quyền lực.

Dù cho Barca sẽ không đời nào thừa nhận việc này, nhưng sự thật là Messi đang nắm trong tay một thứ quyền lực lớn đến mức anh có quyền phủ quyết đối với hầu hết các thương vụ chuyển nhượng, các cuộc bổ nhiệm huấn luyện viên trưởng hoặc các quyết định chiến thuật quan trọng. Tôi đã rút ra được kết luận đó dựa trên hàng chục cuộc trò chuyện với các quan chức của câu lạc bộ này và đọc rất nhiều về “thời đại Messi” của Barcelona.

Đôi khi, thậm chí Messi sẽ trực tiếp đưa ra các quyết định, mặc dù trong những tình huống đó, không phải lúc nào anh cũng được như ý. Ví dụ, vào mùa hè năm ngoái, anh đã hẹn gặp chủ tịch Josep Bartomeu và nói với ông rằng, Barca cần phải mang Neymar quay trở lại Camp Nou càng sớm càng tốt. Thế nhưng, Blaugrana đã nhận định rằng ngôi sao 27 tuổi mẫn cảm với các chấn thương này không đáng giá đến tận con số 200 triệu Euro như Paris Saint-Germain đã đòi hỏi. Sau đó, Barca đã dành phần lớn kì chuyển nhượng  mùa hè để giả vờ là họ đang rất nỗ lực hoàn tất thương vụ Neymar, để rồi đến cuối cùng họ sẽ có thể quay sang Messi và nói: “Xin lỗi, chúng tôi đã cố gắng hết sức, nhưng đành bó tay.”

Phần 2: https://bongda24h.vn/doi-bong/quyen-luc-thuc-su-o-barcelona-thuoc-ve-ai-p2-405-243354.html

Nguồn: Lược dịch từ bài viết “At Barcelona it's Lionel Messi, Pique and the players who hold the power, not the manager” của Simon Kuper, đăng tải trên ESPN.


Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

Cuộc khủng hoảng tại Man City: Vấn đề của một đội bóng thiếu cường độ và tốc độ

Pep Guardiola gần đây từng nói rằng “không có triều đại thành công nào tồn tại mãi mãi” nhưng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ Man City trên-đỉnh-cao càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây có lẽ là giai đoạn mà Pep cảm thấy “bất lực” nhất trong nỗ lực giúp The Citizens chơi thứ bóng đá chất lượng cao…

Atletico Madrid: Trở lại những cuộc đua!

Bàn thắng ở phút 94 rạng sáng nay của Antoine Griezmann trước Sevilla đã giúp cho Atletico Madrid của Diego Simeone có cuộc lội ngược dòng không tưởng 4-3 ngay trên sân nhà Estadio Metropolitano. Mọi chuyện truớc đó ngỡ đã kết thúc với đội chủ nhà sau khi họ bị đối thủ dẫn trước 3-1 đến tận phút thi đấu thứ 62 trong trận đấu muộn nhất ngày Chủ nhật.

Arsenal và những miếng đánh từ chấm đá phạt góc

Cứ mỗi tuần trôi qua và Arsenal lại ghi bàn… từ phạt góc. Mới nhất là 2 pha lập công trong thắng lợi 2-0 trước Man United. Đó đã là bàn thắng thứ 21 và 22 từ các tình huống dàn xếp đá phạt góc của Arsenal tại Premier League, tính từ đầu mùa trước. Thống kê này là hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ CLB nào khác của giải đấu.