Những vấn đề đằng sau thành tích kém cỏi của AC Milan tại Champions League

Tác giả Tú Nguyễn - Thứ Năm 30/11/2023 11:12(GMT+7)

Zalo

Cơ hội đi tiếp của AC Milan tại Champions League sau thất bại 1-3 trên sân nhà trước Dortmund hiện đang mỏng manh như sợi chỉ. Thậm chí, những cơn sóng ngầm còn đang ẩn hiện phía sau đó.

Những vấn đề đằng sau thành tích kém cỏi của AC Milan tại Champions League 1
 

AC Milan cần phải thắng Newcastle United trên sân khách, đồng thời hy vọng Dortmund, đội đã vượt qua vòng bảng tìm được động lực để đánh bại Paris Saint-Germain trên sân nhà.

Có một sự thật đáng buồn: Toàn bộ chiến dịch Champions League của AC Milan là về những điều có thể xảy ra, để rồi lại bỏ lỡ. Trận đấu với Dortmund cũng không phải ngoại lệ.

Trong 5 phút đầu tiên, lẽ ra họ phải vươn lên dẫn trước 2 lần. Đầu tiên là tình huống Olivier Giroud không thể chạm bóng sau quả tạt như đặt của Davide Calabria. Một phút sau, chính Giroud đá hỏng quả phạt đền.

Tiếp đến, khi Marco Reus đưa đội khách dẫn trước, Milan tìm được bàn gỡ hòa nhờ công của Samuel Chukwueze. Sau đó, họ lại thất bại trong việc chuyển hóa cơ hội thành bàn thắng. Phần vì Milan thiếu may mắn, phần vì trung vệ Mats Hummels của Dortmund chơi bóng như đang trẻ lại, và phần vì Milan đã lãng phí cơ hội.

Những vấn đề đằng sau thành tích kém cỏi của AC Milan tại Champions League 2
 

Bước ngoặt của trận đấu ư? Hẳn là pha tung người móc bóng của Christian Pulisic, nhưng trái bóng bằng cách nào đó lại chạm vào lưng Julian Ryerson của Dortmund, thay vì đi vào lưới.

Để rồi đây là những gì xảy ra sau đó: Milan để mất bóng và Tijjani Reijnders cố gắng phạm lỗi chiến thuật để ngăn chặn pha phản công của Jamie Bynoe-Gittens, với sự hời hợt của một cậu thiếu niên được ra lệnh bỏ điện thoại xuống.

Khi Bynoe-Gittens tiến đến phần sân của Milan, Malick Thiaw đuổi theo anh đến nỗi bị căng cơ. Do không còn trung vệ đủ thể lực, HLV Stefano Pioli buộc phải tung tiền vệ Rade Krunic vào sân. Dortmund sau đó ghi 2 bàn đều từ những tình huống chuyển tiếp.

Nếu bạn là người lạc quan, bạn có thể nhìn vào Milan và thấy ngay sự bất hạnh.

Họ được xếp vào bảng đấu khó khăn nhất. Họ chiếm thế thượng phong trước Newcastle trên sân nhà và Dortmund trên sân khách, nhưng lại bị cầm hòa một cách đáng tiếc. Họ đánh bại Paris Saint Germain. Họ một lần nữa tạo ra nhiều cơ hội trước Dortmund trên sân nhà, nhưng đang đứng trước nguy cơ không thể vượt qua vòng bảng.

Họ bước vào trận đấu với Dortmund với một danh sách chấn thương dài đến nực cười. Ít nhất 8 cầu thủ vắng mặt (bao gồm cả ngôi sao của họ, Rafael Leão), để rồi họ có một dàn thiếu niên trên băng ghế dự bị (Francesco Camarda, người đã trở thành cầu thủ trẻ nhất Serie A khi mới 15 tuổi vào cuối tuần trước cũng có thể có mặt ở đó, nếu các quy định của UEFA không bắt buộc bạn phải ít nhất 16 tuổi). Trên thực tế, Milan thậm chí không thể lấp đầy ghế dự bị và phải triệu tập Chaka Traorè, một cầu thủ 18 tuổi và được ra mắt ngay trong trận đấu này.

Đó là sự thật. Nhưng cũng có một số sự thật mất lòng khác về chính đội bóng này. Tạo ra nhiều cơ hội là tốt, nhưng nếu bạn không ghi được bàn thắng nào trong 3 trận đầu tiên ở vòng bảng thì rõ ràng có điều gì đó không ổn.

steptodown
 

Giroud đã chơi tuyệt hay dù đã 37 tuổi, nhưng việc bước vào mùa giải với Luka Jovic là phương án thay thế duy nhất đang khiến Milan gặp rắc rối. Trong trường hợp bạn không nhớ, Jovic là chàng trai đã ghi 27 bàn trong mùa giải 18/19 với Eintracht Frankfurt, kiếm được một khoản tiền lớn khi chuyển đến Real Madrid và kể từ đó, chỉ ghi được 20 bàn sau gần 5 mùa giải.

Công bằng mà nói, Pioli nên sử dụng kế hoạch B cho Giroud bằng việc đưa Leao hoặc Noah Okafor chơi cao nhất trong phiên bản Milan giàu năng lượng và đá với nhịp độ cao, còn Jovic sẽ được dùng trong trường hợp khẩn cấp. Điều đó thật tuyệt, nhưng cả 2 người đều vắng mặt khiến trường hợp khẩn cấp đến sớm hơn dự kiến. Vấn đề ở chỗ, trong trường hợp khẩn cấp, bạn muốn có một giải pháp hữu ích, nhưng Jovic không phải lời giải.

Ngoài ra, Milan đang thiếu vắng một cầu thủ kiến tạo đáng tin cậy nơi hàng tiền vệ, người có thể đóng vai trò như một người bảo vệ điểm số bằng cách điều khiển lối chơi, nhịp độ trận đấu cũng như mang đến sức sáng tạo. Milan không nhất thiết phải có một mẫu cầu thủ như vậy để trở thành một đội bóng mạnh - Liverpool được cho là không có, PSG hay Tottenham cũng vậy - nhưng trước những đối thủ chơi phản công, mẫu cầu thủ như vậy có thể sẽ rất hữu ích.

Về lý thuyết, Milan có 2 người đảm nhận được chuyện đó. Một người là Ismaël Bennacer, người ngồi ngoài vì chấn thương từ tháng 5. Cái tên còn lại là Yacine Adli, người đá chính vỏn vẹn 1 trận mùa trước và vừa có trận đầu tiên đá chính tại Champions League trước Dortmund.

Về lâu dài, Milan sẽ ổn thôi. Họ đầu tư vào cầu thủ trẻ, họ chơi thứ bóng đá tấn công, họ chủ động, người hâm mộ của họ cũng thể hiện sự ủng hộ và niềm tin. Hướng đi của họ hiện đang tương đối đúng đắn.

Vấn đề ở chỗ, giai đoạn vòng bảng Champions League diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn. Đó là một trong số ít tình huống mà những người vô tâm nói những câu như “đó là một công việc kinh doanh mang lại kết quả” lại đúng. Màn trình diễn có thể là điều quan trọng trong việc cải thiện đội bóng, nhưng kết quả mới là điều giúp bạn lọt vào vòng 16 đội Champions League.

Lược dịch bài viết: “AC Milan's poor Champions League run exposes deeper problems” của Gabriele Marcotti (ESPN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Vì sao Mikel Arteta khát khao sở hữu một trung phong đẳng cấp?

Arsenal hiện là đội bóng sở hữu hàng công ấn tượng nhất Premier League 2023/2024, với việc ghi tới 85 bàn thắng sau 35 vòng đấu, tức trung bình 2,4 bàn thắng/trận. Họ chỉ còn cách kỷ lục ghi bàn của chính mình từng thiết lập ở mùa giải trước vỏn vẹn 3 bàn và còn tới 3 vòng đấu nữa để chinh phục một cột mốc mới. Đó rõ ràng là thử thách không hề khó khăn với thầy trò HLV Mikel Arteta.

X
top-arrow