Những tình huống cố định của Tottenham Hotspur mùa tới sẽ có gì đặc biệt? 

Tác giả KDNX - Thứ Bảy 16/07/2022 19:01(GMT+7)

Mới đây, Tottenham Hotspur đã công bố một bản hợp đồng được cho là có sự tư vấn của Antonio Conte, đó là Gianni Vio, HLV chuyên về các tình huống cố định của đội tuyển Italia. Với nhiều NHM bóng đá Việt Nam, có lẽ cái tên này vẫn còn khá xa lạ với chúng ta. Vậy, Gianni Vio là ai ? Có điều gì đặc biệt trong những tình huống cố định của ông? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

 

Gianni Vio là ai?

Gianni Vio, cũng giống như Maurizio Sarri, vốn là một cựu nhân viên ngân hàng trước khi trở thành HLV tình huống cố định. Trước khi chuyển đến Tottenham, ông từng làm việc ở đội bóng SPAL của giải Serie B.

Sự nghiệp của vị HLV 69 tuổi này thường xoay quanh các đội hạng dưới của Italia. Bước ngoặt sự nghiệp của ông đến khi Gianni Vio chuyển lên Serie A, sau đó là vài năm ở Anh và đội tuyển Italia, nơi ông được công nhận sau khi đưa đội tuyển Italia vô địch Euro 2020 ở mùa hè năm ngoái.

Trong suốt 20 năm, Gianni Vio đã học hỏi rất nhiều kiểu đá phạt khác nhau, thậm chí, ông còn tạo ra 4830 bài tập đá phạt, lập hẳn một trang web và viết sách về các nghiên cứu liên quan tới tình huống cố định mang tên That Extra 30 Percent (30% thêm vào-ND), nói về việc "một pha bóng cố định có thể củng cố cơ hội ghi bàn của đội nhà nhiều như thế nào."

Các con số cho ta biết điều gì?

Là một nguồn ghi bàn hiếm gặp, vì vậy, tỷ lệ bàn thắng tới từ các cú đá phạt hàng rào ở Premier League chỉ giao động trong khoảng từ 13 bàn ở mùa giải 2020-2021 tới 26 bàn ở mùa giải 2019-2020.

Ở biểu đồ dưới đây, được tổng hợp từ bài viết của tác giả Mark Carey về các cú sút phạt hồi tháng 3, chúng ta có thể thấy các cú sút phạt chỉ có tỷ lệ chuyển hóa thành bàn thắng là 6%. Tuy nhiên, có một điều thú vị ở đây: Premier League là giải đấu duy nhất của Châu  u không chứng kiến sự sụt giảm về số lượng các cú sút phạt hàng rào.

 
Thống kê về tỷ lệ thành công và số lần sút phạt của 5 giải đấu hàng đầu Châu Âu. Nguồn: The Athletic.

Một điều khác cũng cần quan tâm đó là các cú đá phạt góc. Cụ thể, ở các tình huống đá phạt góc ngoặt trong, Italia thường sử dụng những cú sút phạt tới từ góc bên phải nhiều hơn, điều chúng ta có thể thấy qua tần suất 16% của các pha phạt góc nói trên trong bảng thống kê dưới đây. Trong số 16% pha phạt góc ngoặt trong tới từ cánh phải đó, Italia đã ghi được một bàn thắng, chính là bàn thắng gỡ hòa trong trận chung kết gặp ĐT Anh ở Euro 2020.

Tần suất sút phạt góc trong từng vị trí của ĐT Italia ở Euro 2020. Nguồn: The Athletic.

Khi đặt lên bàn cân so sánh, tần suất của Spurs cũng không chênh lệch là bao. Cụ thể, Italia có tần suất sút ngoặt trong đạt 51%, còn của Tottenham là 40% nếu tính cả hai bên. Trong khi đó, tần suất sút bóng ngoặt ngoài của Tottenham Hotspur là 33%, còn của Italia là 36% nếu tính cả hai bên. Cuối cùng, ở tần suất sút phạt góc ngắn, cả hai đội chỉ chênh nhau 10%. Cụ thể, Italia đạt 13%, còn Spurs đạt 23%

Một điều khác cần phải chú ý đó là cả hai đội đều dựa rất nhiều vào các cầu thủ thuận chân phải ở các tình huống đá phạt góc. Điều này được cho là xuất phát từ việc Conte không có được một cầu thủ sút cố định bằng chân trái tốt, vì vậy, họ phải sử dụng Son hoặc Ivan Perisic cho các tình huống cố định bằng chân không thuận.

Tần suất sút phạt ở từng vị trí của Tottenham Hotspur mùa trước. Nguồn: The Athletic.

Một điều khác cũng được Andy Jones và Mark Carey chỉ ra trong một bài viết hồi tháng 10 năm ngoái, đó là ở 5 giải đấu hàng đầu Châu  u, các pha sút bóng ngoặt trong có tỷ lệ tiếp cận đồng đội ít hơn các tình huống sút bóng ngoặt ngoài, cụ thể là 30% với các cú sút ngoặt trong và 42% đối với các cú sút ngoặt ngoài. Thêm vào đó, chúng cũng ít tạo ra các tình huống sút bóng hơn, cụ thể lả 18,6% với các cú sút ngoặt trong và 20,9% với các cú sút ngoặt ngoài.

Tuy nhiên, các cú sút phạt góc ngoặt trong có tỷ lệ chuyển hóa thành bàn thắng cao hơn các cú sút ngoặt ngoài, cụ thể là 10,8% với các cú sút ngoặt trong và 6,5% với các cú sút ngoặt ngoài, bởi lẽ, các cú sút ngoặt trong thường giúp các cầu thủ tiếp cận khung thành dễ dàng hơn.

Sự lợi hại của "bức tường thứ hai" và những cú đá vòng cung

Dưới thời của Vio, Italia đã áp dụng những phong cách đá phạt hết sức khéo léo.

Đầu tiên, họ sử dụng một bức tường thứ hai, một chiến lược hiệu quả trong việc chặn đứng tầm nhìn của thủ môn, đồng thời, tạo ra sự hỗn loạn và rắc rối cho hàng phòng ngự đối phương. Một nghiên cứu bởi Học Viện Belfast trực thuộc Hoàng Gia Anh cho biết các thủ môn thường gặp phải khó khăn trong việc phán đoán hướng bóng khi gặp phải các pha đá phạt hàng rao.

Những bạn đọc tinh mắt có thể thấy rằng trong 4 bức hình dưới đây, Italia có khá nhiều cầu thủ đón bóng. Điều này giúp họ có nhiều phương án sút bóng khác nhau, từ chân trái sang chân phải, đồng thời, khiến quá trình tạo dựng hàng rào và đoán hướng bóng của thủ môn gặp rất nhiều khó khăn.


 

Trong trận Finalissima 2022 gặp Argentina (tình huống góc trên bên trái) và Bulgaria ở Nations League (góc dưới bên trái), Italia đặt "bức tường" của họ phía trước đối phương. Tuy nhiên, ở trận chung kết Euro gặp Anh (góc trên và dưới bên phải), họ lại đặt bức tường của mình ở cạnh.

"Gianni nghiên cứu đối phương rất kỹ", đó là lời nhận xét của một cựu cầu thủ về Vio, vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ông có rất nhiều cách đối phó khác nhau với từng đối thủ.

Tuy nhiên, những bức tường tấn công như thế không phải là điều gì đó quá mới với Vio. Cách đây 14 năm, ông đã từng thực hiện một bức tường như thế với Catania, điều chúng ta có thể thấy ở tình huống dẫn đến bàn thắng thứ hai của họ trong trận thắng 3-2 trước Catania.

Ở một vài thời điểm, Italia sẽ để bức tường của mình ở cả phía sau và phía trước bức tường phòng ngự của đối phương.

Trước ĐT Áo ở trận vòng 16 đội Euro 2020, Lorenzo Insigne chuẩn bị thực hiện một tình huống sút phạt từ cự ly 23 mét. Italia khi đó có hai cầu thủ ở phía trước và phía sau bức tường phòng ngự của ĐT Áo. Ngay khi Insigne thực hiện bước chạy đà, cả hai cầu thủ phía sau sẽ lùi về rồi thực hiện một pha cúi người khi tiền đạo người Italia thực hiện một cú sút vượt hàng rào. Rất may cho ĐT Áo, Daniel Bachmann đã đẩy bóng ra khỏi khung thành.


 

Dưới đây là một tình huống tương tự ở trận gặp Wales ở vòng bảng Euro 2020. Trong trường hợp này, bức tường phòng ngự của Xứ Wales bị kẹp giữa hai bộ ba cầu thủ Italia, còn ở vị trí đá phạt, Roberto Mancini quyết định cắt cử hai cầu thủ.


 

Cũng giống như tình huống ở trận gặp ĐT Áo, ba cầu thủ Italia lập tức dồn về phía sau ngay khi Marco Verratti, cầu thủ "mồi nhử" của Italia thực hiện bước chạy đà. Điều này nhằm tạo ra một tình huống cố định không trực diện theo ý đồ của Vio.

Hãy chú ý vào Federico Chiesa và Jorginho trong tình huống dưới đây. Lúc này, cả hai đang theo sát các hậu vệ của Xứ Wales để tạo ra một góc sút thuận lợi cho cầu thủ thuận chân trái Federico Bernardeschi.


 

...sau đó là một cú sút sệt đi vòng qua bức tường phòng ngự, đập trúng chân cột dọc.


 

Có thể nói, các cú đá vòng cung đã trở thành một đặc sản của Italia. Nghe qua thì có vẻ lạ, bởi lẽ, điều này sẽ giảm thiểu cơ hội ghi bàn, nhưng điều này hoàn toàn nằm trong ý đồ của các cầu thủ Italia, những người muốn phản đòn đối phương từ các tình huống bóng bật ra ngoài hoặc tạo cơ hội cho một pha đá phạt góc.

Vậy, điều này có ý nghĩa gì với Tottenham?

Có lẽ, Gà Trống ở mùa giải tới sẽ phải thay đổi người đá phạt chính.

Harry Kane, đã thực hiện 42 pha sút phạt tính từ mùa giải 2017-2018 theo thống kê của Statsbomb thông qua Fbref. Tuy nhiên, anh chưa ghi được một bàn nào. Thêm vào đó, tỷ lệ trúng đích ở các pha sút bóng của anh cũng rất thấp.


 

Tuy nhiên, đội trưởng của đội tuyển Anh lại rất tốt ở các pha phản đòn. Các phân tích của John Muller cho thấy kể từ mùa giải 2013-2014, Kane có được nhiều cú sút đón bóng nhất, cụ thể là 15 cú sút. Ngoài ra, anh còn đứng thứ hai ở tỷ lệ bàn thắng kỳ vọng tới từ các tình huống bật ra của đối phương, cụ thể là 4,95 pha. Cuối cùng, anh là người có số lần ghi bàn từ các tình huống bóng bật ra nhiều nhất, cụ thể là 7 bàn.

Có thể ở mùa tới, Vio sẽ sử dụng tài sút xa thượng hạng của Son Heung Min, người ghi bàn duy nhất cho Spurs ở tình huống sút phạt ngoài vòng cấm trong trận gặp Watford. Việc Son có thể thi đấu tốt hai chân cũng đồng nghĩa với việc anh có thể thực hiện các pha sút phạt bằng cả hai chân cũng như nhiều góc khác nhau trên sân, điều anh đã từng làm ở cấp độ ĐTQG cho Hàn Quốc.

Các pha sút phạt từ cánh đầy lợi hại của Gianni Vio

Với các pha sút phạt không trực diện, Vio sẽ đem đến khá nhiều cách đá khác nhau cho Tottenham.

Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua chiến dịch Euro 2020 đầy thành công của Italia, cụ thể là ở các tình huống chạy chỗ của Italia, một đặc điểm đậm chất Vio trong các tình huống cố định của Italia.

Ở tình huống dưới đây, chúng ta có thể thấy các cầu thủ Italia đứng khá gần các cầu thủ phòng ngự của đối phương. Điều này giúp họ có được lợi thế so với các hậu vệ ở các tình huống dâng cao vào khung thành đối phương.

Giorgio Chiellini lúc này là người đón bóng ở tình huống đá phạt của Azzurri


 

Chiellini không phải là người chạm bóng, nhưng anh cũng đóng góp một phần quan trọng khi là người chặn đứng pha lùi về của hậu vệ đầu tiên, nhờ đó mà bóng đã dễ dàng đến được vị trí của Leonardo Bonucci...

...phần việc của trung vệ người Italia lúc này đó là đưa bóng vào lưới. Tuy nhiên, bàn thắng này lại không được công nhận bởi bóng đá chạm chân Giovanni Di Lorenzo, người lúc này đang rơi vào tư thế việt vị.

Vậy, Spurs cần điều gì để thực hiện ý đồ của Gianni Vio?

Câu trả lời đó là: tất cả những gì mà Italia thực hiện ở tình huống trong trận gặp Bỉ. Từ sự khó đoán khi sắp xếp hai cầu thủ đá phạt tới việc sử dụng cầu thủ "mồi nhử" cũng như một cầu thủ chạy chỗ thứ hai nhằm đánh lừa hàng phòng ngự đối phương. Cuối cùng, đó là sắp xếp các vị trí sao cho thuận lợi nhất.

Ở mùa tới, chắc chắn Gà Trống sẽ phải đa dạng hóa các pha phạt góc của mình, đồng thời tìm ra một cầu thủ thuận chân trái cho các pha đá phạt góc của mình để các pha sút phạt góc của họ trở nên khó đoán hơn. Khi đó, các phương án của Gianni Vio sẽ vận hành hết sức trơn tru.

Dịch từ bài viết của Liam Tharme cho The Athletic, có bổ sung nguồn từ Mirror.

 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Nottingham Forest và Bournemouth lọt top 5 Premier league: Thành công của những kẻ đi ngược dòng xu hướng

Sự sa sút trầm trọng của Manchester City là câu chuyện tâm điểm của nửa đầu mùa giải, trong khi đó Liverpool, Chelsea và Arsenal đều đang hy vọng rằng họ sẽ trở thành câu chuyện chính của giai đoạn nửa cuối mùa bằng cách giành chức vô địch. Nhưng còn 2 đội bóng đang chen chân vào giữa những ông lớn đó thì sao?

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

Cuộc khủng hoảng tại Man City: Vấn đề của một đội bóng thiếu cường độ và tốc độ

Pep Guardiola gần đây từng nói rằng “không có triều đại thành công nào tồn tại mãi mãi” nhưng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ Man City trên-đỉnh-cao càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây có lẽ là giai đoạn mà Pep cảm thấy “bất lực” nhất trong nỗ lực giúp The Citizens chơi thứ bóng đá chất lượng cao…

Atletico Madrid: Trở lại những cuộc đua!

Bàn thắng ở phút 94 rạng sáng nay của Antoine Griezmann trước Sevilla đã giúp cho Atletico Madrid của Diego Simeone có cuộc lội ngược dòng không tưởng 4-3 ngay trên sân nhà Estadio Metropolitano. Mọi chuyện truớc đó ngỡ đã kết thúc với đội chủ nhà sau khi họ bị đối thủ dẫn trước 3-1 đến tận phút thi đấu thứ 62 trong trận đấu muộn nhất ngày Chủ nhật.