Những thử thách nào đang chờ đợi Barcelona mùa giải 2022/23?

Tác giả KDNX - Thứ Bảy 09/07/2022 09:15(GMT+7)

Bước vào mùa giải mới với một tâm thế khá ổn định sau khi nhận được "đòn bảy kinh tế" tới từ tiền bản quyền truyền hình. Tuy nhiên, trước mắt BLĐ Barcelona cũng như Xavi Hernandez đang là trăm ngàn mối lo.

 

"Đây là lúc những vấn đề bàn giấy, những vấn đề còn quan trọng hơn vấn đề ở trên sân, cần được giải quyết," HLV của Barcelona, Xavi Hernandez, chia sẻ sau khi mùa giải 2021-2022 trắng tay kết thúc bằng một trận thua 2-0 đầy xấu hổ trước Villarreal.

Cựu tiền vệ hàng đầu sân Camp Nou đã truyền tải thông điệp tới những người hâm mộ đang thất vọng tràn trề cũng như những người ở giới thượng tầng sân Camp Nou như chủ tịch Joan Laporta, giám đốc thể thao Mateu Alemany và thư ký kỹ thuật Jordi Cruyff: hoặc là giải quyết công việc, hoặc là chứng kiến sự đi xuống bất khả kháng của đội nhà.

"Chúng ta cần phải gia cố đội bóng để chiến đấu trên mọi mặt trận," Xavi tiếp tục. "Rất nhiều thứ cần phải được thay đổi. Chủ tịch, Mateu, Jordi, họ đều nói với tôi rằng những thay đổi này có thể được thực hiện và chúng ta có thể gia cố đội hình. Với một CLB vĩ đại như Barca, chúng ta phải thay đổi rất nhiều mỗi khi chúng ta không thể giành được danh hiệu."

Tuy nhiên, khi Xavi trở lại Barca vào ngày 27 tháng 6, những sự gia cố mà anh đòi hỏi vẫn chưa được thực hiện.

Lạc quan nhưng vẫn thiếu ổn định

Ngày 30 tháng 6 trở thành ngày quan trọng với khá nhiều CĐV Barca, nhất là sau khi Laporta chia sẻ rằng đây là hạn chót của việc xin phép kích hoạt hai "đòn bẩy kinh tế" từ một hội đồng đặc biệt bao gồm các hội viên của CLB.

Những người theo dõi Laporta thường xuyên sẽ không cảm thấy ngạc nhiên khi một trong hai "đòn bẩy kinh tế" này được kích hoạt ngay ở ngày cuối cùng. Barca tuyên bố về "đòn bẩy kinh tế" này vào buổi trưa ngày 30 tháng 6. Cụ thể, "đòn bẩy kinh tế" có trị giá 207,5 triệu Euro này tới từ việc bán 10% tiền bản quyền La Liga trong vòng 25 năm tới cho tập đoàn kinh tế Sixth Street của Mỹ.

Thay vì kết thúc năm kinh tế 2021-2022 với 161 triệu Euro tiền lỗ, Barca giờ đây đã có rất nhiều chuyển biến tích cực ở bản báo cáo tình hình tài chính của mình. Nhờ đó, La Liga sẽ có những đánh giá tích cực hơn về tình hình tài chính của Barcelona, điều mà theo đội chủ sân Camp Nou sẽ giúp họ nới lỏng các giới hạn kinh tế ở mùa giải 2022-2023.

Tuy nhiên, vẫn phải chờ các quyết định của BTC La Liga, những người ít khi tuyên bố giới hạn tiền lương cho tới khi thị trường chuyển nhượng đóng cửa vào ngày 1 tháng 9. Trong khi đó, thống kê tài chính chính thức của Barcelona phải đợi tới mùa thu mới được công bố.

Tuy nhiên, trước công chúng và NHM, Barcelona vẫn cho thấy một bộ mặt khá lạc quan. Cụ thể, theo chủ tịch Joan Laporta: "Chúng tôi đang kích hoạt những "đòn bẩy kinh tế" cũng như thực thi các chiến thuật kinh tế đường dài một cách hiệu quả và từ tốn nhất có thể để gia cố lại tình hình tài chính của CLB."

Điều chúng ta có thể thấy rõ ở đây đó là Barca cần một nền tài chính ổn định, vốn là phương châm của Laporta kể từ khi trở lại ghế chủ tịch Barcelona. Tuy nhiên, kể từ ngày trở lại cương vụ chủ tịch tới nay, Laporta thường xuyên gặp phải rắc rối ở thị trường chuyển nhượng, cùng với đó là những khó khăn trong việc tìm nguồn tiền để đăng ký các cầu thủ họ đem về vài tuần, thậm chí là vài tháng trước đó.

Thực sự, Barcelona vẫn chưa thực sự ổn định như Laporta chia sẻ, một điều vẫn thường được những nhân vật đối lập với ông xoáy vào. Mọi chuyện càng tệ hơn khi Victor Font, một trong những ứng cử viên cho chiếc ghế chủ tịch, bất ngờ xuất hiện ở sân Camp Nou hồi tuần trước.

Victor Font

Victor Font quyết định mở một cuộc họp với phó chủ tịch Elena Fort nhằm bàn luận về việc ông sẽ giúp Barca trở nên minh bạch và dân chủ hơn trong các quyết định của mình như thế nào. "Thực sự, tôi không muốn chỉ trích đâu, nhưng cho tới hiện tại, tôi vẫn chưa thấy một kế hoạch nào, tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là những lời hứa mà thôi," Font chia sẻ.

Đầu tiên, Font đặt ra câu hỏi về việc vì sao Barca không tham gia thỏa thuận CVC hồi mùa hè năm ngoái, thỏa thuận mà theo ông "sẽ giữ chân Messi thành công." Ông cũng chỉ trích cách làm ăn "nước tới chân mới nhảy" của Joan Laporta ở thương vụ bản quyền truyền hình với Sixth Street: "Càng để mọi việc chậm trễ, mọi yêu sách đàm phán càng khó được thực hiện. Thực sự, đây là điều mà chúng tôi đã lo sợ từ lâu."

Việc bán bản quyền truyền hình không phải là "đòn bảy kinh tế" duy nhất mà Laporta và BLĐ của ông có thể thực hiện. Hồi tháng 10 năm ngoái, họ nhận được sự cho phép của các hội viên CLB để bán 49% cổ phần của Barca Studios. Gần đây nhất, các hội viên CLB chấp thuận để BLĐ bán 49% cổ phần của bộ phận quảng cáo và thương mại của CLB.

Bế tắc người đi

Có được nguồn tiền lớn lao như vậy, đáng lẽ ra BLĐ Barcelona phải cảm thấy vui, thậm chí sớm đạt được những thỏa thuận mà họ đã luôn nghĩ đến từ lâu. Thế nhưng, trớ trêu thay cho Blaugrana, chính số tiền lớn mà họ nhận được từ "đòn bảy kinh tế" này lại chính là nguyên nhân dẫn tới việc đình trệ ở TTCN hè vừa qua của đội chủ sân Camp Nou.

Hồi đầu tháng 6 năm nay, The Athletic đã nêu ra 11 cầu thủ Xavi sẵn sàng cho rời khỏi sân Camp Nou ở mùa tới, một phần của kế hoạch cắt giảm ngân sách từ 560 triệu Euro xuống còn 400 triệu Euro.

Các cầu thủ kể trên vẫn còn nằm ở đội hình 31 cầu thủ còn hợp đồng ở mùa tới, tuy nhiên, một số đã sẵn sàng rời đi. Ví dụ như Philippe Coutinho, người chuyển hẳn đến Aston Villa ở cuối mùa giải 2021-2022 . Trong khi đó, tiền đạo đội trẻ Ferran Jutgla đã được bán cho CLB Bruges với giá 5 triệu Euro. Gần đây nhất, 2 bản hợp đồng cho mượn là Luuk De Jong và Adama Traore cũng đã được trả lại CLB chủ quản là Sevilla và Wolverhampton. Cuối cùng là trường hợp của Dani Alves, người rời khỏi sân Camp Nou ở cuối mùa giải vừa qua.

Tuy nhiên, Barca vẫn còn 13 cầu thủ nữa chưa rời khỏi sân Camp Nou. Dù họ biết rõ CLB đang có ý định bán họ, 13 cầu thủ này vẫn cố gắng ở lại. Xavi đã chia sẻ với Puig, Neto, Umtiti, Martin Braithwaite và Oscar Mingueza rằng anh sẽ không cần đến họ ở mùa giải sắp tới, thậm chí cho rằng họ có thể tận dụng kỳ nghỉ của mình để tính đến chuyện ra đi. Tuy nhiên, Neto và Puig vẫn quyết định trở lại sân Camp Nou vào thứ 2 tuần này.

Người đến sân Camp Nou sớm nhất đó là Francisco Trincao, anh di chuyển đến sân bằng xe Taxi trước 9 giờ sáng sau khi trở lại từ Wolverhampton mùa trước. Tiếp đó là hậu vệ Sergino Dest và Miralem Pjanic, người trở lại từ Besiktas sau khi được đem cho mượn ở mùa trước. Cả ba đều biết rõ Alemany và Cruyff đều đang cố gắng bán họ cho CLB mới dù họ có muốn hay không.

 

Trong số các cầu thủ vẫn muốn ở lại, chỉ có Braithwaite, Memphis Depay và De Jong là chưa thể trở lại, một phần vì họ vẫn còn nghĩa vụ với đội tuyển quốc gia ở thời điểm hiện tại.

Trong số những cái tên kể trên, có lẽ De Jong là cái tên khó đoán nhất. Cụ thể, tiền vệ người Hà Lan mới trở lại từ kỳ nghỉ ở Mỹ, nơi anh đã tuyên bố kết hôn với Mikky Kiemeney, cô bạn gái lâu năm của mình. Tuy nhiên, Barca đã cho thấy ý định bán anh ở TTCN hè năm nay dù trước đó Laporta tuyên bố "sẽ làm mọi cách để giữ chân De Jong ở lại Camp Nou."

Theo các nguồn tin của The Athletic, Barca vẫn đang cố gắng bán anh, dù là cho Man United hay bất cứ CLB nào sẵn sàng bỏ 80 triệu Bảng, nhưng De Jong vẫn đang đang cảm thấy hài lòng ở Barca và rất muốn ở lại. Bản thân Xavi cũng rất muốn giữ anh lại. Tuy nhiên, De Jong lại là một trong số những cầu thủ có số tiền lương cao nhất và là cầu thủ đang bị nợ lương nhiều nhất ở Barca. Vì vậy, dù cho Man United có quan tâm tới anh nhiều thế nào, tiền vệ người Hà Lan vẫn nhất quyết ở lại.

Trường hợp duy nhất sẵn sàng ra đi đó là Clement Lenglet, người vừa chuyển đến Tottenham dưới dạng cho mượn ở TTCN hè năm nay. Lenglet biết rõ anh không nằm trong kế hoạch của Barca ở mùa giải sắp tới. Tuy nhiên, Tottenham cũng được tham dự Champions League, vì vậy Lenglet không ngại ngần chuyển đến sân thành London ở mùa giải tới, nơi anh có thể được thi đấu thường xuyên ở Champions League hơn.

Tottenham chiêu mộ Clement Lenglet theo dạng cho mượn

Chút tích cực ít ỏi

Buổi sáng thứ 2 tuần này cũng đem đến những thông tin tích cực cho Barca như việc tiền vệ Franck Kessie đã chuyển đến Barca từ Milan với bản hợp đồng kéo dài tới tháng 6 năm 2026. Kessie sau đó đã tập luyện với Xavi cùng các đồng đội mới vào tối thứ 2.

Buổi chiều thứ 2, Barca cũng tuyên bố bản hợp đồng Andreas Christensen tới từ Chelsea, bản hợp đồng cũng kéo dài tới tháng 6 năm 2026. Vào thứ 5 tuần này, cầu thủ người Đan Mạch sẽ ra mắt CLB và sẽ cùng tham gia tập luyện với các đồng đội trở về từ đợt tập trung đội tuyển quốc gia vào tuần sau.

Những người xung quanh sân Camp Nou cũng cho biết phải đến khi Barca đạt được quỹ lương cho phép của mình, Kessie với Christensen mới có thể được đăng ký vào đội hình thi đấu ở La Liga mùa sau.

Dù vậy, BLĐ Barca vẫn tự tin vào việc các cầu thủ khác sẽ nhanh chóng gia nhập đội bóng khi "đòn bẩy kinh tế" tiền bản quyền truyền hình được kích hoạt. Một điểm quan trọng khác trong kế hoạch này đấy là việc BLĐ La Liga chấp nhận rằng kế hoạch tài chính của Barca đang đi đúng hướng. Nếu không, họ sẽ chỉ được tiêu 33% số tiền được dùng để chi tiêu cho các bản hợp đồng mới.

Mục tiêu hiện tại mà Barca nhắm tới đang là Lewandowski. Blaugrana cũng tự tin rằng Bayern sẽ phải chấp nhận khoản tiền 40 triệu Euro cho cầu thủ sắp bước vào tuổi 34 vào tháng 8 tới đây và vẫn còn 1 năm hợp đồng với đội chủ sân Allianz Arena. Hiện tại, các điều khoản với cầu thủ người Ba Lan về lương đã được thống nhất giữa Barcelona và người đại diện của anh.

Barca cũng tự tin rằng họ sẽ đạt được thỏa thuận với Raphinha của Leeds mới mức giá 50 triệu Bảng. Dù trước đó, đã có thông tin về việc Chelsea sẵn sàng cạnh tranh với họ. Theo các thông tin từ The Athletic, sự tự tin của Blaugrana xuất phát từ việc bản thân Raphina cũng khẳng định muốn chuyển đến Barca, cùng với đó là sự thân cận giữa Laporta và Deco, đại diện của tài năng người Brazil.

The Athletic cũng cho biết Barca đang đưa ra một đề nghị với Dembele: kéo dài hợp đồng nhưng cắt giảm 40% lương so với mùa trước, ngang bằng với hai tài năng trẻ Ansu Fati và Pedri.

Theo Blaugrana, đây là số tiền có thể chấp nhận được với cá nhân Dembele, người rất muốn ở lại sân Camp Nou bên cạnh Xavi, người cũng rất muốn có anh ở mùa sau, thể hiện qua việc anh thường xuyên sử dụng Dembele ở phần sau của mùa giải. Dù vậy, giám đốc thể thao của Barcelona vẫn khẳng định Dembele sẽ phải rời khỏi đây.

 

Vẫn còn phải chờ

Tiên đoán điều gì sẽ xảy ra ở mùa tới thực sự rất khó. Ở một vài thời điểm, các bên liên quan đều sẽ phải đưa ra những quyết định hết sức khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rõ sự tương phản giữa sự lạc quan của BLĐ Barcelona với sự bị quan tới từ những người hiểu rõ đội bóng vùng Catalan.

Ở thời điểm hiện tại, Xavi chỉ muốn có được một tập thể đủ mạnh trên sân để bắt đầu chiến dịch La Liga và Champions League mùa tới, một mùa giải sẽ mở ra rất nhiều thử thách cũng như cơ hội cho Blaugrana.

Dịch từ bài viết của tác giả Dermot Corrigan cho trang tin The Athletic.

 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Man United có thể bán Mainoo và Garnacho nếu được giá

Mặc dù có thể là hơi miễn cưỡng nhưng Man United có thể cân nhắc việc bán những cầu thủ trường thành từ lò đào tạo của CLB như Kobbie Mainoo, Alejandro Ganarcho hoặc thậm chí là cả Marcus Rashford nhằm tạo ra một phương án để đáp ứng các yêu cầu tài chính trong bóng đá. 

Chức vô địch kỳ lạ của ĐT Việt Nam

ĐT Việt Nam lên ngôi quán quân ASEAN Cup 2024 với hành trình đầy rẫy những nghịch lý; nhưng sau tất cả, những quyết định của HLV Kim Sang Sik vẫn mang về thành quả làm hài lòng người hâm mộ nước nhà.

Tản mạn về Manchester City và nỗi khắc khoải của các Gooners

Manchester City nhận tới 9 thất bại trong 14 trận đấu gần nhất trên mọi đấu trường, chỉ ghi vỏn vẹn 17 bàn thắng nhưng lại để thủng lưới tới 28 bàn thua. Tại Premier League, đoàn quân của Pep Guardiola đã bị đá văng ra khỏi Top 4 sau giai đoạn lượt đi với chuỗi thành tích tệ hại khi chỉ có được 8 điểm trong tổng số 30 điểm gần nhất (thắng 2, hòa 2, thua 6), tụt xuống vị trí thứ 6 trên BXH với chỉ 31 điểm.

Nottingham Forest và Bournemouth lọt top 5 Premier league: Thành công của những kẻ đi ngược dòng xu hướng

Sự sa sút trầm trọng của Manchester City là câu chuyện tâm điểm của nửa đầu mùa giải, trong khi đó Liverpool, Chelsea và Arsenal đều đang hy vọng rằng họ sẽ trở thành câu chuyện chính của giai đoạn nửa cuối mùa bằng cách giành chức vô địch. Nhưng còn 2 đội bóng đang chen chân vào giữa những ông lớn đó thì sao?