Nét đặc trưng trong những pha ném biên thông minh của Arsenal

Tác giả Skeleton - Thứ Bảy 20/01/2024 12:44(GMT+7)

Ở trận đấu với Liverpool tại vòng 3 FA Cup, Arsenal đã có một pha ném biên thông minh mà có lẽ bạn không thường thấy ở những đội bóng khác. Sau đó họ liên tục thực hiện lại phương án ném biên đó khi thấy nó có hiệu quả. Cách ném biên đặc biệt này đang dần trở thành một nét đặc trưng trong lối chơi của Arsenal.

 

"Cutback throw" về cơ bản là để một cầu thủ chạy sát đường biên ngang gần với khung thành của đối phương. Những cầu thủ này có thể xuất phát ở gần cột cờ phạt góc và thực hiện một pha chạy vòng về phía vòng cấm của đối thủ. Khi cầu thủ thực hiện cú chạy luồn phía sau hậu vệ đứng sâu nhất, người ném biên sẽ thực hiện quả ném bóng đi qua đầu hậu vệ và nhắm thẳng tới khoảng không di chuyển gần đường biên ngang của khung thành hoặc khu vực 18 yard của sân bóng.

 

Có một vài điểm mấu chốt ở cách ném biên này. Đầu tiên là bạn không thể việt vị khi thực hiện quả ném biên. Điều này có nghĩa là người chạy luồn sau hậu vệ có thể ở vị trí càng sâu càng tốt. Cầu thủ đó chỉ cần đảm bảo rằng người theo kèm anh ta không thể cùng lúc vừa thực hiện kèm người và quan sát quả bóng.

Điều tiếp theo là cầu thủ chạy nhận bóng ở "cutback zone" (khu vực sát đường biên ngang, khoảng không thường xuất hiện những đường chuyền trả ngược) sẽ có tầm nhìn toàn cảnh khi ở khu vực sát đường biên. Từ đây họ đã có một vị trí đắc địa để có thể tung ra một đường chuyền nguy hiểm về phía khu vực đá phạt đền. Khi các hậu vệ lùi sâu hơn để bảo vệ khung thành, khu vực cutback sẽ di chuyển theo một hướng khác. Khu vực này sẽ hướng về phía những cầu thủ tấn công đang tiến đến mà không bị họ theo kèm ở phía điểm mù của họ.

 

Bình thường một cầu thủ nhận quả ném biên cần có thời gian và không gian để kiểm soát lại trái bóng. Tuy nhiên ở cách ném biên mà Arsenal đã thực hiện thì thời gian và không gian lại không phải là vấn đề mà cầu thủ nhận bóng cần quan tâm. Các cầu thủ chạy dọc khung thành của Arsenal có thể chuyển hướng trái bóng về phía đồng đội gần nhất chỉ bằng một cú chạm. Họ có thể thực hiện cú chạm bằng một cú volley hoặc đánh đầu.

Trên lý thuyết, đó là những mặt lợi thế khi bạn thực hiện những cú ném biên vào "cutback zone". Tuy nhiên có phần ngạc nhiên là không có đội bóng nào thử thực hiện việc này thường xuyên như Arsenal.

Xét trên mọi đấu trường mùa này, 17% số quả ném biên đoàn quân của Mikel Arteta đã nhắm vào khu vực "cutback zone" quanh vòng cấm đối phương. Con số này cao hơn gấp đôi so với bất kỳ đội bóng nào khác ở Premier League , La Liga hoặc Championship (khoảng 8% số quả ném biên gần vòng cấm được Tottenham, Sevilla và Southampton nhắm đến đều nhắm tới khu vực trả ngược).

 

Có thể không phải ngẫu nhiên mà các đội đã dẫn đầu ở Premier League về tỷ lệ ném biên vào khu vực "cutback zone" trong những năm gần đây như Brighton, Brentford và Liverpool được biết đến với danh xưng là những nhà cải cách về chiến thuật. Brentford và Liverpool thậm chí còn mời một huấn luyện viên ném biên chuyên nghiệp là Thomas Gronnemark để nghiên cứu chiến thuật bên lề của họ.

Gronnemark không tin vào việc coi những quả ném biên giống như những pha phạt góc hay đá phạt trực tiếp. Bạn có thể rèn luyện một vài thói quen đơn giản và thực hiện chúng nhiều lần đồng thời cùng nhắm vào một cầu thủ mỗi lần tập luyện. Theo quan điểm của ông ấy, quả ném biên giống như một pha phạm lỗi trong bóng rổ hơn. Trong bóng rổ khi một đội bóng được hưởng ném phạt từ biên,   các cầu thủ sẽ thực hiện một loạt các pha chạy vòng quay để tạo ra cũng như khai thác những khoảng trống khác nhau trên sân. Việc di chuyển liên tục này giúp người thực hiện ném bóng có nhiều lựa chọn hơn để chọn điểm đến cho trái bóng. 

“Điều kỳ diệu đối với tôi ở những quá ném biên chính xác là như vậy, có thể phương án ném bóng vào "cutback zone" là một lựa chọn tiềm năng nếu các cầu thủ đều đã ở vị trí cần thiết. Nhưng nếu bạn chỉ cố gắng thực hiện điều đó trong trận thì nó có thể khiến cầu thủ khá dễ bị kèm cặp.” Gronnemark chia sẻ

Arsenal có nhiều cách khác nhau để thực hiện các quả ném biên. Trong nỗ lực đầu tiên của họ trước Liverpool tại FA Cup, Bukayo Saka đã chạy vào vòng cấm trong khi Kai Havertz có bước di chuyển ngược về người ném bóng nhằm thu hút sự chú ý của hàng thủ đối phương để tạo ra khoảng trống cho Martin Odegaard luồn ra phía sau và chạy dọc về phía khu vực sát đường biên ngang rồi tiến vào gần khung thành. 

 
 

30 giây sau đó, họ lại thực hiện bài ném biên kể trên ở vị trí gần như tương tự nhưng lần này Saka đã thực hiện một pha chạy vòng từ gần cột cờ góc ngược về phía người ném biên để đưa Odegaard vào khoảng trống ở "cutback zone".

 
 

Ở cuối trận, Arsenal đã thực hiện quả ném biên nhanh để tạo ra bài trả ném biên một người vào khu vực cutback đơn giản, điều mà những người hâm mộ NFL có thể mờ mờ mường tượng đường đi nước bước của cách ném biên này.

 
 

Điểm chung ở cả ba ví dụ này là hàng thủ đã có những sai sót nhất thời do cấu trúc khu vực kém gây ra. “Một hậu vệ bị cô lập và sau đó anh ta sẽ phải phong toả không gian phía trước và sau mình rơi vào khoảng 12 đến 15 mét. Và đó gần như là một nhiệm vụ bất khả thi với họ.” - Gronnemark chỉ ra

Khi một cầu thủ phòng ngự đang cố gắng bảo vệ khoảng trống phía trước và phía sau mình thì thật khó để anh ta không có điểm mù. Gronnemark cho biết: “Chúng tôi tập trung rất nhiều vào việc quét khu vực khi nhận đường chuyền với tư cách của một cầu thủ tấn công. Nhưng việc thực hiện quét không gian quanh mình khi bạn đang phòng thủ cũng quan trọng không kém”. Cú ném biên tới "cutback zone" hoạt động tốt nhất khi một chuyển động về phía bóng khiến các hậu vệ mất tập trung. Thời điểm này hậu vệ sẽ quên kiểm tra những cầu thủ đã chạy về phía khung thành ở phía sau mình.

Đôi khi, bạn sẽ thấy Arsenal thực hiện những tình huống dàn xếp ném biên theo phong cách đá phạt góc để tạo khoảng trống cho chân chạy ở sát đường biên ngang. Nó giống như cách Odegaard chủ động tạo "screen" trước Gvardiol để giúp Gabriel Jesus có một pha chạy dọc vào phía trong vòng cấm ở trận gặp Manchester City:

 

Ngay cả khi bạn bỏ qua các quả phạt đền, những cú ném tới "cutback zone" vẫn có hiệu quả cao trong việc tạo ra cơ hội. Kể từ mùa giải 2018-19, các đội ở Premier League thực hiện ném biên quanh khu vực vòng cấm đã ghi được bàn thắng (không phải phạt đền) trong 30 giây sau đó. Khi cầu thủ nhắm quả bóng vào khu vực cấm địa tỉ lệ có bàn thắng cao hơn 67% so với khi họ ném biên ở tới nơi khác. 

Đó chỉ là một lợi thế nhỏ nhưng thực sự Arsenal đang rất quyết tâm để tận dụng tối đa. Cho tới thời điểm hiện tại, dường như không đội bóng nào chắc chắn có thể đưa ra phương án để ngăn chặn họ.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đội tuyển Brazil: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Sau khi chỉ giành được 1 điểm trước những người chủ nhà Venezuela cách đây 4 ngày, đội tuyển quốc gia Brazil lại vừa có thêm một kết quả đáng thất vọng nữa trước Uruguay ngay trên thánh địa Fonte Nova. Một điểm trước Uruguay khiến cho đoàn quân của HLV Dorival Junior chôn chân ở vị trí thứ 5 vòng loại World Cup 2026 sau 12 lượt đấu, một vị trí khó tin đối với đội tuyển từng được coi là hùng mạnh bậc nhất thế giới.

Không có tính tổ chức, lãnh đạo và định hướng: Ghana đang lãng phí một thế hệ tài năng

Điều khiến cho nỗi đau thêm chua xót là có thời điểm, Ghana tưởng chừng như đã vượt qua khó khăn, nhưng không phải vậy. Ghana đã không có được chiến thắng cần thiết ở Angola hôm thứ Sáu, đồng nghĩa với việc Mohammed Kudus, Thomas Partey và Antoine Semenyo sẽ không thể góp mặt tại Cúp các quốc gia châu Phi (AFCON) sắp tới, diễn ra ở Morocco vào tháng 12/2025.

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Trong cuộc họp báo trước khi trận đấu với Manchester City trong khuôn khổ lượt trận thứ 4 Champions League diễn ra, Ruben Amorim, người mà trước đó đã chính thức được bổ nhiệm làm HLV Manchester United tuyên bố: “Nếu chúng tôi ( Sporting) giành chiến thắng trước họ ( Manchester City), những người hâm mộ MU nghĩ rằng Alex Ferguson mới đã xuất hiện, nhưng sẽ rất khó có thể làm được điều đó…”

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.