Một Croatia tấn công tệ có thể làm tốt hơn bốn năm trước?

Tác giả Tú Nguyễn - Thứ Ba 13/12/2022 11:25(GMT+7)

Thật khó để thể hiện điều gì khác ngoài sự tôn trọng đối với Croatia với tư cách là một đội tuyển bóng đá. Croatia chỉ mới lần đầu dự World Cup từ năm 1998, nhưng trong bảy giải đấu tiếp theo, họ đã ba lần lọt vào bán kết.

 

 

Đó là thành tựu đáng kinh ngạc đối với một quốc gia có dân số dưới 4 triệu người (chỉ bằng một nửa so với Hà Nội). Đáng chú ý hơn, Croatia luôn có ý đồ chơi thứ bóng đá kiểm soát, với hàng tiền vệ dựa trên sự sáng tạo hơn là sức mạnh cơ bắp.

Tuy nhiên, sẽ là hợp lý khi đặt câu hỏi này (dù nó có phần khắc nghiệt), khi so sánh kết quả của họ ở World Cup 2018 và 2022: Croatia có đang thực sự chơi hay?

Trong sáu trận đấu loại trực tiếp của họ tại hai giải đấu đó, thành tích của Croatia là hòa, hòa, thắng cách biệt một bàn sau hiệp phụ, thua, hòa, hòa. Tất nhiên, cả bốn trận hòa sau đó đều được giải quyết ở loạt sút luân lưu. Đây là điểm mạnh của Croatia, dù hiếm khi họ giành được phần thắng trong 90 phút.

Vì vậy, hãy chỉnh lại câu hỏi một chút: Croatia ở Qatar 2022 chơi tốt hơn hay tệ hơn so với đội đã thua Pháp trong trận chung kết bốn năm trước. Trong khung thành, Dominik Livakovic đang có một giải đấu xuất sắc về khả năng cản phá, nhưng anh thường tỏ ra lo lắng khi phải xử lý bóng bằng chân.

Ở hàng phòng ngự, sự xuất hiện của Josko Gvardiol giúp Croatia có thêm tốc độ và khả năng điều phối, cũng như sự chắc chắn trong khâu phòng ngự. Hậu vệ trái Borna Sosa cống hiến nhiều hơn đáng kể so với người đồng cấp của anh ở Nga, Ivan Strinic. Trong khi đó, dù không được đánh giá cao như Sime Vrsaljko trước khi giải đấu diễn ra, Josip Juranovic đã có màn trình diễn siêu hạng trong trận tứ kết với Brazil hôm thứ Sáu. Anh khóa chặt Vinicius Jr, đồng thời liên tục dâng cao hỗ trợ tấn công.

Hàng tiền vệ của họ ở Qatar rất giống cách đây 4 năm, cả về nhân sự, phong cách lẫn chất lượng. Luka Modric ở tuổi 37 không phải lúc nào cũng có thể duy trì khối lượng di chuyển trong các trận đấu, nhưng anh vẫn có tầm ảnh hưởng hơn bao giờ hết về khả năng kiểm soát trận đấu.

 

Tuy nhiên, hàng công lại là điểm yếu chết người của Croatia phiên bản hiện tại. Ivan Perisic vẫn là mối đe dọa ở những pha đi bóng cũng như chạy chỗ cột xa, nhưng Croatia lại không đảm bảo chất lượng ở hai vị trí: Trung phong cắm và tiền đạo cánh phải. Đặc biệt, họ đều không giỏi trong việc lẩn ra phía sau hàng thủ đối phương, một sự lãng phí lớn khi sau lưng họ là hàng tiền vệ có nền tảng kỹ thuật tốt nhất so với phần còn lại.

Bốn năm trước, Croatia có Mario Mandzukic dẫn dắt hàng công và Ante Rebic ở cánh phải. Mandzukic hiện đã giải nghệ và là thành viên ban huấn luyện của Croatia tại giải đấu này, còn Rebic bị loại khỏi danh sách triệu tập sau khi có xích mích với HLV Zlatko Dalic. Ở một phần ba cuối sân, hàng công Croatia rõ ràng yếu hơn so với năm 2018.

Dưới đây là cách Dalic giải quyết vấn đề tuyến trên.

Trận hòa tẻ nhạt không bàn thắng với Morocco đã thể hiện chính xác các vấn đề của họ. Bộ tứ vệ, tiền vệ trung tâm và Perisic phối hợp ăn ý, nhưng tiền đạo cắm Andrej Kramaric tỏ ra lạc lõng (không dứt điểm lần nào, chỉ một lần chạm bóng trong vòng cấm Morocco và bị thay ra ở phút 71). Trong khi đó, tiền đạo cánh phải Nikola Vlasic có nhiệm vụ di chuyển vào trong để tạo khoảng trống cho Juranovic leo biên. Tuy nhiên, cầu thủ đang chơi cho Udinese có vẻ không hoàn toàn thoải mái với vai trò đó.

Biểu đồ chuyền bóng trận đấu giữa Morocco và Croatia
Mọi thứ có vẻ tốt hơn trong trận đấu thứ hai với Canada bốn ngày sau đó. Đây cũng là trận duy nhất Croatia thắng đậm tại Qatar 2022 cho đến nay.

Kramaric lần này xuất phát ở cánh phải, với Marko Livaja - người có thành tích ghi bàn xuất sắc trong các giải đấu hàng đầu Croatia 18 tháng qua - lùi sâu để liên kết lối chơi. Kramaric đã ghi hai trong số bốn bàn thắng của họ và lẽ ra có thể ghi nhiều bàn hơn, còn Livaja ghi bàn thứ hai từ ngoài vòng cấm để vươn lên dẫn trước ngay trước khi hiệp một khép lại. 

Biểu đồ chuyền bóng trận đấu giữa Canada và Croatia
Do đó, trước cuộc chạm trán với Bỉ ở trận cuối vòng bảng, Dalic vẫn giữ nguyên cách tiếp cận này. Điều này hơi khó lí giải. Phần vì Croatia tạo ra khá ít mối đe dọa, nhưng chủ yếu là bởi họ đã hài lòng với một tỉ số 0-0 khác, giúp họ vào vòng knock-out với tư cách á quân bảng F. Tất nhiên, hài lòng với một trận hòa đã trở thành cách tiếp cận mặc định của họ.
Biểu đồ chuyền bóng trận đấu giữa Bỉ và Croatia
Gặp Nhật Bản ở vòng 16 đội, Dalic đã thay đổi mọi thứ. Kramaric một lần nữa được sử dụng ở cánh phải, còn Bruno Petkovic lần này đá cắm và không tham gia quá nhiều vào lối chơi chung (24 lần chạm bóng, chỉ 3 lần trong số đó tại vòng cấm Nhật Bản, bị thay ra sau 62 phút). Biểu đồ dưới đây cho thấy Perisic ở vị trí trung bình cao nhất trên sân, tóm tắt ngắn gọn cách anh tạo ra mối đe dọa tấn công lớn nhất, thể hiện qua pha đánh đầu xuất sắc để san bằng tỉ số 1-1.
Biểu đồ chuyền bóng trận đấu giữa Nhật Bản và Croatia
Và sau đó là cuộc đụng độ với Brazil, nơi Dalic tiếp tục có cách tiếp cận khác: Kramaric trở lại dẫn dắt hàng công, còn Mario Pasalic chủ yếu bó vào trong từ cánh phải.

Dù không đặc biệt sắc sảo trong tấn công, Pasalic đã chơi rất hiệu quả vai trò này. Anh theo sát hậu vệ trái Danilo khi cầu thủ này bó vào trong, đồng thời tạo khoảng trống để Juranovic chồng biên.

Kramaric tỏ ra ít nguy hiểm hơn. Đóng góp đáng nhớ nhất của tiền đạo này cho Croatia đến ở phút 72, khi anh rời sân để nhường chỗ cho Petkovic. Đến hiệp phụ thứ hai, Petkovic có bàn gỡ quý hơn vàng. Dù đó là bàn thắng có phần may mắn (bóng chạm người hậu vệ và bay vào lưới), nó thể hiện khả năng tìm kiếm khoảng trống trong vòng cấm tuyệt vời của cầu thủ này. 

Biểu đồ chuyền bóng trận đấu giữa Brazil và Croatia

Nhưng về cơ bản, hàng công Croatia không cung cấp đủ mối đe dọa tại giải đấu này.

Ở tỉ lệ bàn thắng kỳ vọng, họ đạt con số dưới 1,0 trong các trận đấu với Morocco, Bỉ và Brazil, khoảng 1,0 trong 90 phút đầu tiên trước Nhật Bản và chỉ thật sự tạo ra nhiều cơ hội nguy hiểm trước Canada. Hàng công của họ thiếu tốc độ trầm trọng. Ngoài ra, khả năng chơi bóng của các tiền vệ chủ yếu được sử dụng như một công cụ phòng thủ hơn là để tấn công.

Tuy nhiên, thật khó để phàn nàn về thành công của họ. Bất chấp điểm yếu này, họ vẫn là một đội chơi bóng kỷ luật và được tổ chức tốt. Bên cạnh đó, các nhà vô địch trước đây - đặc biệt là Pháp năm 1998 và 2018 - đã chứng minh, không phải lúc nào bạn cũng cần một trung phong quá giỏi để vô địch World Cup.

Nếu Croatia có thể kiểm soát bóng tốt hơn trong hai trận đấu tiếp theo và tiếp tục giữ sạch lưới, họ hoàn toàn có thể làm tốt hơn thành tích bốn năm trước.

Lược dịch bài viết “Another World Cup semi-final, but are shot-shy Croatia actually any good?” của Michael Cox (The Athletic)

Đọc thêm:

Mèo tiên tri tiếp tục dự đoán cú sốc xảy ra ở trận Argentina vs Croatia
Sau khi dự đoán Croatia đánh bại Brazil, chú mèo tiên tri Cass tiếp tục dự đoán sẽ có cú sốc ở trận đấu  Argentina vs Croatia tại bán kết World Cup 2022.  
Infographic: Tương quan trước trận bán kết Argentina vs Croatia
Vào 02:00 đêm nay 14/12, trận bán kết 1 World Cup 2022 giữa ĐT Argentina vs Croatia sẽ diễn ra, cùng điểm qua tương quan lực lượng giữa 2 đội bóng.
Argentina vs Croatia: Lịch sử đối đầu, phong độ hiện tại, kênh trực tiếp
Cập nhật thông tin Argentina vs Croatia 2h00 ngày 14/12. Lịch sử đối đầu, phong độ hiện tại, nhận định soi kèo, kênh trực tiếp Argentina - Croatia rạng sáng mai.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

Cuộc khủng hoảng tại Man City: Vấn đề của một đội bóng thiếu cường độ và tốc độ

Pep Guardiola gần đây từng nói rằng “không có triều đại thành công nào tồn tại mãi mãi” nhưng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ Man City trên-đỉnh-cao càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây có lẽ là giai đoạn mà Pep cảm thấy “bất lực” nhất trong nỗ lực giúp The Citizens chơi thứ bóng đá chất lượng cao…

Atletico Madrid: Trở lại những cuộc đua!

Bàn thắng ở phút 94 rạng sáng nay của Antoine Griezmann trước Sevilla đã giúp cho Atletico Madrid của Diego Simeone có cuộc lội ngược dòng không tưởng 4-3 ngay trên sân nhà Estadio Metropolitano. Mọi chuyện truớc đó ngỡ đã kết thúc với đội chủ nhà sau khi họ bị đối thủ dẫn trước 3-1 đến tận phút thi đấu thứ 62 trong trận đấu muộn nhất ngày Chủ nhật.

Arsenal và những miếng đánh từ chấm đá phạt góc

Cứ mỗi tuần trôi qua và Arsenal lại ghi bàn… từ phạt góc. Mới nhất là 2 pha lập công trong thắng lợi 2-0 trước Man United. Đó đã là bàn thắng thứ 21 và 22 từ các tình huống dàn xếp đá phạt góc của Arsenal tại Premier League, tính từ đầu mùa trước. Thống kê này là hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ CLB nào khác của giải đấu.