Các email, được tung ra bởi Spiegel trong một series vạch trần, như một “cú đấm” thẳng vào cái hình ảnh hiện đại, chuyên nghiệp và giàu có của Manchester City, để rồi phơi bày mọi thứ ra ánh sáng dựa trên ba khía cạnh quan trọng liên quan đến luật công bằng tài chính của UEFA, được ban hành vào năm 2011 để ngăn chặn tình trạng bội chi ở các câu lạc bộ.
Sau những email trao đổi nội bộ của Manchester City bị tiết lộ trên tạp chí Der Spiegel của Đức, cùng với đó là cuộc điều tra được tiến hành bởi UEFA, kết quả cuối cùng chính là phán quyết chính thức kết án được đưa ra vào hôm thứ Sáu, bao gồm cấm thi đấu tại đấu trường Champions League đến hai mùa giải, và khoản tiền phạt 30 triệu Euro (25 triệu bảng Anh); hiện tại, những phản ứng của Manchester City có thể được tóm gọi trong các cụm từ sau đây: Khinh miệt, phẫn nộ và phủ nhận.
Các email, được tung ra bởi Spiegel trong một series vạch trần, như một “cú đấm” thẳng vào cái hình ảnh hiện đại, chuyên nghiệp và giàu có của Manchester City, để rồi phơi bày mọi thứ ra ánh sáng dựa trên ba khía cạnh quan trọng liên quan đến luật công bằng tài chính của UEFA, được ban hành vào năm 2011 để ngăn chặn tình trạng bội chi ở các câu lạc bộ.
Đầu tiên, và cũng là tai hại nhất, chính là các email và tài liệu kế toán cho thấy chủ sở hữu của Man City, ông Sheikh Mansour, thuộc gia tộc hoàng gia Abu Dhabi, chính là nguồn cung cấp phần lớn của số tiền khủng lồ 67,5 triệu bảng Anh được rót vào câu lạc bộ này hàng năm, bao gồm hợp đồng tài trợ áo đấu, sân vận động và học viện đào tạo trẻ, thông qua hãng hàng không của quốc gia mình, Etihad.
Phát hiện đó đã đưa đến cái kết luận rằng, gia tộc Abu Dhabi, với mục đích vừa có thể chi tiêu mạnh tay cho Man City để họ có thể đảm bảo vị thế của một tên tuổi hàng đầu trong thế giới bóng đá, vừa có thể tuân thủ các quy tắc của FFP, đã lừa dối UEFA trong các bản đệ trình tài chính của họ. Rắc rối nghiêm trọng này đã xảy đến với Man City từ một số lượng nhỏ các email, một phần trong những tài liệu đã được cung cấp cho Spiegel bởi Rui Pinto, một công dân người Bồ Đào Nha hiện đang bị bắt giữ tại quê nhà của anh vì 147 cáo buộc hình sự, bao gồm hack máy tính, một trong những tội danh mà anh đã khước từ.
Luật FFP giới hạn số tiền mà các chủ sở hữu có thể đưa vào đội bóng để bù lỗ, thúc đẩy các câu lạc bộ hàng đầu châu Âu không chi tiêu vượt quá khả năng trong việc trả lương cho các cầu thủ, cũng như chuyển nhượng, để rồi phải đối mặt với nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính, mà nói tóm gọn lại là nhằm mục đích muốn họ chi tiêu nằm trong giới hạn doanh thu của chính mình. Mansour đã bắt đầu đổ tiền cho Man City để bù vào những khoản lỗ lớn bắt nguồn từ các bảng hợp đồng chuyển nhượng và lương lậu của các cầu thủ sau khi ông tiếp quản đội bóng này vào năm 2008, và Man City đã chính thức đi vào con đường “phi pháp”, đặc biệt là sau khi FFP được ban hành vào năm 2011, để đẩy mạnh doanh thu của họ với những khoản tài trợ khủng lồ từ các công ty của Abu Dhadi.
Một trong các email, được gửi từ giám đốc tài chính khi đó của Man City, ông Jorge Chumillas, với tiêu đề “Cashflow” (dòng tiền), đã ghi rõ rằng công ty riêng của Mansour, Tập đoàn Abu Dhabi United Group (ADUG), sẽ trả 57 triệu bảng như một “khoản đóng góp cho phí tài trợ của mùa giải 13/14”, trong khi chỉ có 8 triệu bảng là “khoản đóng góp trực tiếp” của Etihad. Sau đó, Chumillas đã gửi các hóa đơn đến cho Etihad, cũng như các giám đốc điều hành của Man City là Ferran Soriano và Simon Pearce, ghi rõ rằng trong mùa giải 2015/2016, khoản tài trợ của Etihad là 67,5 triệu bảng, trong đó “8 triệu bảng là của Etihad, còn 59,5 triệu bảng là của ADUG.”
Sau những thông tin gây chấn động mà Spiegel đã vạch trần, cơ quan kiểm soát tài chính (CFCB) và ủy ban điều tra (IC) của UEFA đã tuyên bố vào tháng 3 năm ngoái rằng, họ đang tiến hành một cuộc điều tra, và Man City đã đáp trả bằng cách khẳng định họ sẵn sàng chứng minh những lời buộc tội đó là hoàn toàn sai. IC, một hội đồng bao gồm những nhân vật “tai to mặt lớn”, được dẫn đầu bởi cựu thủ tướng Bỉ Yves Leterme, rõ ràng đã không cảm thấy bị thuyết phục, và rồi sau một phiên điều trần kéo dài 2 ngày, họ đã chính thức buộc tội Man City vào tháng 5. Đội chủ sân Etihad đã đáp lại quyết định này bằng một sự khinh thường rõ rệt, cáo buộc IC đã làm ngơ trước “hàng loạt bằng chứng không thể bác bỏ” do họ cung cấp, khăng khăng rằng quyết định đó là kết quả của “những sai lầm, diễn giải sai và nhầm lẫn cơ bản do các sai sót về mặt quy trình”, và tố cáo IC đã không công bằng khi tiến hành “một quy trình không chất lượng, bị kìm hãm và mang thái độ thù địch”.
Man City đã bày tỏ sự phẫn nộ của họ với việc án phạt mà IC quyết định đã bị rò rỉ ra sớm hơn 2 ngày trước khi có thông cáo chính thức – một việc đã thật sự gây bối rối cho UEFA – mặc dù sự thật là trong xuyên suốt quá trình đó, có rất ít thông tin bị lọt ra ngoài. Mặc dù vậy, cái thực tế IC đã tuyên án với Man City, đã khiến cho mọi chuyện trở nên rất rõ ràng rằng, những lời giải thích của thượng tầng đội chủ sân Etihad, và bất cứ tài liệu nào mà họ cung cấp, đã không thể thuyết phục được IC rằng, các câu hỏi được dấy lên bởi công tác truyền thông nội bộ của đội bóng này đã được trả lời theo một cách không thể phủ nhận.
Ví dụ, IC có thể đã trông chờ Man City sẽ đưa ra những lời đáp trả nội bộ cho các email gây chấn động của Chumillas, điều có lẽ sẽ cho thấy ông đã được “chấn chỉnh”, hoặc trong bối cảnh này, có thể chứng minh rằng, “rất rõ ràng”, không hề có chuyện ADUG đang rót tiền cho các khoản tài trợ của Etihad. Thay vào đó, IC rõ ràng đã quyết định rằng, các kết luận sẽ không bị thay đổi, và gửi chúng lên cho ủy ban xét xử CFCB của UEFA (AC), do José Narciso da Cunha Rodrigues, một cựu công tố viên ở Bồ Đào Nha và thẩm phán tại Tòa Án Công Lý châu Âu, đứng đầu, ngoài ra, còn có sự góp mặt của một công ty luật hàng đầu Anh Quốc, Charles Flint QC.
Nguồn: Lược dịch từ bài viết “How 'leaked' emails and invoices led to Manchester City's ban from Europe” của tác giả David Conn, đăng tải trên ESPN.