Man Utd mùa 2020/21: Liệu những ngày tháng đẹp đẽ có quay trở lại? (P1)

Tác giả Nam Khánh - Thứ Tư 16/09/2020 20:00(GMT+7)

Zalo

Phong độ ấn tượng sau đó trùng khớp với chuỗi 11 trận đầu tiên của nửa sau chiến dịch diễn ra một cách ổn định hơn, và một lịch thi đấu đầy lý tưởng sau đợt tạm hoãn mùa giải vì Covid-19 là môi trường hoàn hảo cho sự trở lại của Pogba và để Greenwood trình diễn khả năng dứt điểm thậm chí còn vượt trội hơn cả sự nổi lên của Rashford 4 năm về trước.

Ole Gunnar Solskjaer đã ngồi trên chiếc ghế nóng của Manchester United được gần hai năm và có một sự thật không thể phủ nhận rằng,  mọi thứ đang trở nên càng lúc càng tốt hơn dưới triều đại của ông. 

Man Utd mùa 202021 Liệu những ngày tháng đẹp đẽ có quay trở lại (P1) hình ảnh gốc 3
 
Điều đó không có nghĩa là cuộc hành trình đến thời điểm này đã luôn diễn ra một cách suôn sẻ hay trải toàn hoa hồng, ngoài ra, sự cải thiện hữu hình trên sân cỏ cũng chẳng phải toàn bộ đều đạt đến mức không thể bàn cãi. Nó phức tạp, khó nhận biết hơn thế. Khi Man United đạt phong độ tốt, họ có thể tiếp đà để tiến lên mức “cực kỳ” tốt. Trên lý thuyết, họ sở hữu một loạt tài năng tấn công ít người sánh bằng với sự hiện diện của Anthony Martial, Bruno Fernandes, Paul Pogba, Marcus Rashford và ngôi sao mới nổi Mason Greenwood. Xét về công tác phòng ngự, họ chỉ kém Liverpool và Manchester City một chút ở mùa giải trước, và những chỉ số kỳ vọng của họ là rất chất lượng. 
 
Việc chiêu mộ Fernandes vào cuối tháng Giêng đã trở thành một nước cờ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trên sân cỏ. Từ một chuỗi phong độ rất thất thường trước khi ngôi sao người Bồ Đào Nha cập bến Old Trafford, Quỷ Đỏ đã bất bại ở Premier League sau khi có được sự phục vụ của anh (14 trận) và chỉ để thua trận đấu đầu tiên kể từ ngày anh khoác lên mình bộ đồng phục Man United tại vòng bán kết cúp FA trước Chelsea vào tháng 7. Hình ảnh Fernandes thực hiện những quả penalty đã trở nên vô cùng quen thuộc khi nó xuất hiện đến 7 lần trong vài tháng đầu tiên anh khoác áo câu lạc bộ thành Manchester, kỹ thuật và cái đầu lạnh của chàng trai này “kết duyên” một cách hoàn hảo với một đội bóng đã kiếm được rất nhiều tình huống phạt đền trong xuyên suốt mùa giải, đa số là nhờ vào kỹ thuật cá nhân điêu luyện của Rashford, Pogba và những người khác.
 
Nhưng nửa đầu mùa giải của Quỷ Đỏ là một hình ảnh không mấy sáng sủa, với sự đan xen đầy kỳ lạ của những kết quả tốt trước các đối thủ mạnh, và các kết quả tệ khi chạm trán những đối thủ được đánh giá yếu hơn. Phong độ ấn tượng sau đó trùng khớp với chuỗi 11 trận đầu tiên của nửa sau chiến dịch diễn ra một cách ổn định hơn, và một lịch thi đấu đầy lý tưởng sau đợt tạm hoãn mùa giải vì Covid-19 là môi trường hoàn hảo cho sự trở lại của Pogba và để Greenwood trình diễn khả năng dứt điểm thậm chí còn vượt trội hơn cả sự nổi lên của Rashford 4 năm về trước. 
 
Một trong những điểm kỳ lạ nhất ở triều đại Solskjaer là các chỉ số kỳ vọng và kết quả thực tế của Man United đã xa cách nhau đến mức bất thường. Biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy về diễn biến của hiệu số bàn thắng bại kỳ vọng (xG Difference) và hiệu số bàn thắng bại thực tế (Goal Difference) của Man United dưới thời nhà cầm quân người Na Uy và việc chúng rất hiếm khi đến gần nhau: 
 
Man Utd mùa 202021 Liệu những ngày tháng đẹp đẽ có quay trở lại (P1) hình ảnh gốc 3
 
Có thể thấy, các số liệu kỳ vọng tăng dần theo thời gian, còn kết quả thực tế lại trông giống như một máy đo nhịp tim hơn.
Xu hướng chênh lệch đến bất thường đó thực sự đã khiến cho các câu chuyện trở nên hơi sai lệch so với sự thật. Sự bùng nổ của những cú sút và các quả penalty khi Fernandes phục vụ cho Man United đã tạo ra ấn tượng rằng hàng công chính là nguồn sức mạnh chủ lực của câu lạc bộ này, trong khi sự thật thì ngược lại – hàng phòng ngự mới là nền tảng của họ và điều đó đã tồn tại được một thời gian rất dài rồi:  
 
Man Utd mùa 202021 Liệu những ngày tháng đẹp đẽ có quay trở lại (P1) hình ảnh gốc 3
 
Giá trị bàn thua kỳ vọng (Expected goal conceded) khoảng 0,9 mỗi trận là một con số tiệm cận với các đại kình địch của họ – bao gồm Manchester City và Liverpool. Giá trị bàn thắng kỳ vọng (Expected goal) 1,3 mỗi trận là xấp xỉ với Southampton và Everton. Nếu đội bóng này mong muốn tiếp tục giành đủ số trận thắng để có được một suất trong top 4, thì trước hết họ sẽ cần phải tấn công tốt hơn. 
 
Tại sao lại như vậy?
 
Bộ ngũ tấn công của Man United trong xuyên suốt chuỗi trận bất bại là sự kết hợp của những chuyên gia sáng tạo kiêm chân sút xa (Pogba và Fernandes), các chân sút (Rashford và Greenwood), và một cầu thủ sở hữu khả năng dứt điểm xuất sắc hiếm có, cũng như rất ổn định, mặc dù đã sụt giảm ở khía cạnh sáng tạo vì phải đảm nhận vai trò tiền đạo trung tâm (Martial). 
 
Nhiều khả năng, chính việc kết hợp Rashford, Greenwood và Martial (trong vai trò tiền đạo trung tâm) trên hàng công đã khiến cho Man United không thể tạo ra quá nhiều cơ hội trong các trận đấu. Như chúng ta đã thấy vào cuối mùa giải, nếu Fernandes “im hơi lặng tiếng”, Man United sẽ thực sự trở nên bế tắc và thiếu đi khả năng sáng tạo một cách trầm trọng.

Chiều sâu của Quỷ Đỏ ở khía cạnh này cũng không mấy lý tưởng, khi những cái tên dự phòng như Jesse Lingard, Juan Mata hay Andreas Pereira rõ ràng đều không có cả sự ổn định và chất lượng. Đây vốn là một chuyện cũ không nên nhắc lại, nhưng trớ trêu thay, bộ kỹ năng của Alexis Sanchez, hay ít nhất là một phiên bản trẻ trung, mạnh mẽ hơn của cầu thủ người Chile, sẽ là một sự hiện diện hoàn hảo cho hệ thống này. Có thể nhận định rằng, sự cân bằng giữa khâu dứt điểm và khả năng sáng tạo của Man United nên được nghiêng về khía cạnh thứ hai. 
 
Đó là điều đã khiến cho động thái ký hợp đồng với Donny Van de Beek mà Quỷ Đỏ thực hiện trên thị trường chuyển nhượng trở nên hết sức khó hiểu, vì rất khó để chúng ta có thể hình dung được rằng ngôi sao người Hà Lan sẽ thay thế cho cầu thủ tấn công hay tiền vệ nào của Man United hiện tại, hoặc cụ thể hơn là Van de Beek sẽ được lắp vào hàng tiền vệ của đội chủ sân Old Trafford như thế nào khi mà anh có xu hướng đóng góp rất ít vào khâu build-up (triển khai bóng).

Dĩ nhiên, khi cần đến chiều sâu cho đội hình, tân binh này là một sự lựa chọn hoàn hảo, nhưng rõ ràng không có một phương hướng nào để đưa Van de Beek vào một đội hình xuất trận bao gồm Martial, Rashford và Greenwood trừ khi bạn sẵn sàng vứt đi hoàn toàn sự thận trọng để thay bằng sự liều lĩnh. Điều đó sẽ làm suy yếu đi công tác phòng ngự vốn đang rất chắc chắn, đồng thời  khiến Fernandes và/hoặc Pogba phải gánh cực kỳ nhiều trách nhiệm trên vai. Vai trò của Matic/Fred tuyệt đối không nên bị loại bỏ. 
 
Đúng vậy, tập thể này cần thêm chiều sâu và loại bỏ khả năng gặp phải khủng hoảng nếu chấn thương xảy đến với các cầu thủ chủ chốt, nhưng đừng vì thế mà phủ nhận những điều tích cực. Dường như một tài năng tuyệt vời khác đang dần vươn mình trong thế giới bóng đá, Greenwood đã có một mùa giải đột phá, nhưng phong độ bùng nổ của tiền đạo 18 tuổi đã khiến mọi người không để ý đến sự cải thiện của Rashford. Trong số các cầu thủ tấn công của Quỷ Đỏ, phong độ mà anh thể hiện có lẽ là ít ấn tượng nhất sau giai đoạn lockdown, nhưng hiện tại, bên phía cánh trái, sự tiến bộ của tiền đạo này là rất rõ ràng:
 

via GIPHY

 
Chú thích: Radarstats của Marcus Rashford qua các mùa giải 2016/2017, 2017/2018, 2018/2019 và 2019/2020. xG

(Expected goals – bàn thắng kì vọng). Shots (số cú sút/ trận). Touches in the box (số lần chạm bóng trong vòng cấm/ trận). Passing% (Tỷ lệ chuyền bóng thành công). Successful box cross% (Tỷ lệ số đường chuyền thành công vào vòng cấm là những pha tạt bóng). Open play xG Assisted (giá trị bàn thắng kì vọng từ các đường chuyển – chỉ tính bóng sống). Fouls won (số lần bị phạm lỗi mỗi trận). Successful dribbles (số lần đi bóng thành công mỗi trận). Turnovers (số lần mất bóng mỗi trận). Pressure regains (Số lần đoạt lại được bóng từ các nỗ lực pressing mỗi trận). xG/shot (xG của mỗi cú sút đã tung ra)
 
 
 
Nguồn: Lược dịch từ bài viết “Manchester United: Season Preview 2020-21” của tác giả James Yorke, đăng tải trên Statsbomb.
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

X
top-arrow