Chiến thắng với cách biệt 2 bàn trước Brentford, và sau đó là trận thắng 1-0 trước West Ham vào tối ngày hôm qua (giờ VN) là những kết quả đã giúp Man United trở lại với Top 4. Tuy nhiên, khi nhìn vào hai trận thắng này của Man United, có cảm giác Quỷ Đỏ vẫn chưa thực sự "thẩm thấu" lối chơi của ông thầy người Đức.
Sự chán nản chưa bao giờ thôi đeo bám Bầy Quỷ
Nếu có thể rút gọn màn trình diễn của Man United trong trận gặp Aston Villa bằng một câu, có lẽ đó sẽ là: "Nửa đầu tốt, nửa sau tệ". Tuy nhiên, ở trận gặp Brentford, mọi thứ lại quay ngược 180 độ.
Hiệp 1 của Man United là một hiệp 1 vô hồn được cô đọng lại bởi pha cắt bóng chính xác của Pontus Jansson sau khi nhận ra ý đồ chuyền bóng cho Cristiano Ronaldo của các cầu thủ Man United. Sau đó là một pha bứt tốc từ giữa sân, một pha bóng như chứng minh sự sắc sảo và ý đồ tấn công của các cầu thủ Brentford sắc sảo và hợp lý hơn đội chủ sân Old Trafford như thế nào.
Tuy nhiên, bàn thắng mở tỷ số của Anthony Elanga ở phút 55 đã thay đổi hoàn toàn thế trận. Trong bàn thắng này, CR7 cũng đóng góp một phần khá quan trọng. Cụ thể, khi Fred có được bóng, Ronaldo quyết định thực hiện một pha di chuyển theo hướng bóng nhằm thu hút Jansson và Ethan Pinnock ra khỏi vòng cấm, qua đó tạo ra khoảng trống cho Elanga xâm nhập vào phía sau. Fred sau khi nhận ra pha di chuyển này đã lập tức thực hiện một đường chuyền bóng thẳng vào vòng cấm Brentford khiến Jansson, lúc này đã bị khuất tầm mắt, không kịp trở tay.
Dù Elanga sau đó phải thực hiện một vài pha xử lý tinh tế nữa trước khi có được cú dứt điểm, đây vẫn được coi là pha phối hợp ăn ý nhất của các cầu thủ Man United xuyên suốt trận đấu.
2 bàn thắng sau đó của Man United có thể giúp Ralf Rangnick cảm thấy tự tin vào việc các học trò đang dần hiểu rõ ý đồ của ông. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất dành cho HLV người Đức lúc này đó là: Làm thế nào để giữ vững sự ăn ý đó suốt 90 phút.
Hiệp 1 của Man United ở sân Community thực sự gây đau đớn cho NHM Quỷ Đỏ. Dù là chi tiết nhỏ nhất như David De Gea mất quá nhiều thời gian để thực hiện cú sút cho Elanga, người đã xâm nhập vào khoảng trống vài giây trước khi bị phát hiện, cho tới những vấn đề lớn như Diogo Dalot để Mathias Jensen có được cơ hội thực hiện một pha đập nhả. Có thể thấy, lối chơi của các cầu thủ Man United luôn rời rạc, khiến họ thường xuyên mắc phải những sai lầm. Tệ hơn, các thống kê của BT Sports còn cho thấy họ rất ít di chuyển. Cụ thể, xuyên suốt trận đấu, các cầu thủ Brentford di chuyển nhiều hơn các cầu thủ Man United tới 4,5 km.
Dù sau đó Man United đã thay đổi lối chơi để giành chiến thắng, Ralf Rangnick chắc chắn vẫn phải tự hỏi tại sao họ lại mất nhiều thời gian tới thế.
Nếu hiệp 1 và hiệp 2 trên sân Community của Brentford cũng như trên sân Villa Park là hai bộ mặt trái ngược nhau, thì ở trận đấu gặp West Ham diễn ra trên sân nhà Old Trafford của Quỷ Đỏ, họ lại trưng ra một bộ mặt tệ đều nhau suốt 90 phút. Thậm chí, Man United không thể đưa được bóng vào vòng cấm của West Ham ở một số thời điểm mà chỉ biết sử dụng những pha tạt bóng và đánh đầu, thứ đã làm nên thương hiệu của David Moyes, người cũ của Man United và hiện tại đang là HLV của West Ham.
Marcus Rashford ghi bàn duy nhất giúp MU đánh bại West Ham 1-0
Và cũng như hai trận đấu trước đó, Man United lại là kẻ chiến thắng, một chiến thắng đã giúp đưa Quỷ Đỏ vào Top 4. Thế nhưng, đằng sau chiến thắng này của Quỷ Đỏ lại là những vấn đề cũ nhưng rất mới: sự thiếu sắc bén trong các pha tấn công, sự bế tắc ở khâu dứt điểm của hàng tiền đạo, nhưng trên hết, đó là sự vô duyên trước khu vực 1/3 cuối sân của CR7, ngôi sao thuộc đẳng cấp thế giới duy nhất trong đội hình Man United thời điểm hiện tại.
Khi nhìn vào những thông số của Man United, kể cả những fan trung lập hay anti fan của họ cũng phải cảm thấy chút chạnh lòng: 18 pha dứt điểm, nhưng chỉ có 3 pha dứt điểm là trúng đích, trong đó có 1 pha thành bàn, còn lại là 15 pha dứt điểm trật mục tiêu. Và để đạt được con số 18 pha dứt điểm này, Man United đã phải kiểm soát bóng tới 57% thời lượng trận đấu, một con số cho thấy các cầu thủ Man United chỉ biết cầm bóng một cách máy móc chứ không thể phát triển bóng một cách mạch lạc như ông thầy người Đức của họ đã trông chờ.
Và cũng như những lần trước đó, khi đội nhà gặp khó khăn, Cristiano Ronaldo lại trở thành hình ảnh cô đọng cho những chán nản và bế tắc của đội chủ sân Old Trafford ở thời điểm hiện tại. Nếu ở trận gặp Brentford là hình ảnh anh ngồi thẫn thờ trên băng ghế dự bị, sau đó tranh cãi với ông thầy người Đức, thì ở trận gặp West Ham là hình ảnh anh vung tay xin phạt đền sau khi bị Kurt Zouma truy cản trong vòng cấm, nhưng những gì anh nhận được chỉ là cái lắc đầu của trọng tài Jonathan Moss.
Lạc quan, nhưng không chủ quan
Đúng là HLV người Đức đang dần thích nghi với Premier League bằng một lối chơi thực dụng hơn và bằng một đội hình thiên về giành chiến thắng nhiều hơn là một đội hình phù hợp với triết lý của ông. Có thể thấy rõ điều đó khi tỷ số đã là 2-0 ở trận đấu gặp Brentford. Khi đó, HLV người Đức quyết định sử dụng một đội phòng ngự 5 người từng không được sử dụng ở Villa Park khi Man United đang dẫn trước với tỷ số tương tự. Theo Rangnick, đây chính là sai lầm lớn nhất mà ông không được lặp lại.
Dù quyết định rút Ronaldo ra sân để thay bằng Harry Maguire của vị HLV người Đức đã gặp phải khá nhiều phản ứng không hay từ NHM và chính bản thân CR7, Ralf Rangnick vẫn cho thấy ông tài tình thế nào trong cách xử lý cơn "giận dỗi" của cậu học trò 36 tuổi. Một ví dụ đó là ở tình huống Rashford ghi bàn nâng tỷ số lên 3-0, trong khi cả đội đang ăn mừng thì Cristiano Ronaldo lại ngồi yên trên băng ghế. Ngay sau đó, Ralf Rangnick đã đến trao cho cậu học trò một cái ôm và những lời giải thích cặn kẽ với anh. Dù vậy, khi vào phòng họp báo, Ralf Rangnick lại cho thấy ông "đanh thép" như thế nào.
Cụ thể, HLV người Đức chia sẻ: "Cậu ta hỏi tôi. "Tại sao lại thay em ra ?" Tôi đã nói rằng tôi phải quyết định dựa theo tập thể. Khi chúng tôi ghi bàn thứ 3, tôi đã nói với cậu ấy: "Khi em trở thành HLV, tôi hy vọng rằng em sẽ có quyết định giống như tôi". Quan trọng nhất vẫn là giành chiến thắng, đó luôn phải là điều đầu tiên."
Mason Greenwood cũng theo dõi trận đấu với một cái trán nhăn lại khi Ronaldo, người lớn hơn anh tới 16 tuổi, không thể thi đấu 19 phút còn lại của trận đấu. Dù vậy, trận đấu ngày hôm đó vẫn có thể được xem là thành công với Man United khi đa số các bàn thắng của họ đều đến từ cầu thủ của học viện với độ tuổi trung bình là 21.
Khi tiếng còi kết thúc vang lên, Scott McTominay dẫn Greenwood và Elanga tới hàng ghế khán giả sân khách, một hành động tuy nhỏ nhưng đầy ý nghĩa với NHM Man United, những người đã bỏ công để hành quân tới sân Community để cổ vũ cho các chàng trai đội nhà.
Bản thân Rangnick cũng dành những lời ngợi khen cho cậu học trò người Scotland, người được xem là cầu thủ nổi bật nhất trong toàn bộ đội hình của Man United ngày hôm đó. Bởi lẽ, anh là người thường xuyên lên bóng, cướp bóng, và là chân chuyền hàng đầu của Man United ở trận đấu đó. Tuyệt vời hơn, anh còn là người đặt dấu giày của mình vào 3 bàn thắng của Man United.
Ở bàn thắng đầu tiên, McTominay là người nhanh chóng đưa bóng lên tuyến trên để ghi bàn thắng thứ nhất. Thống kê cho thấy, Man United chỉ tốn 13 đường chuyền và 50 giây để đưa bóng từ chân De Gea vào lưới Brentford, và trong pha bóng đó, ngoài Ronaldo và Greenwood ra, tất cả đều đã có ít nhất một lần chạm bóng.
Còn ở 2 bàn thắng kiếp theo, McTominay đã thực hiện điều mà Rangnick luôn áp dụng trong các bài tập ở Carrington: những pha bóng dứt khoát sau một pha đảo người.
McTominay là người đã can thiệp vào pha bóng của Bryan Mbeumo, sau đó là một đường chuyền lên tuyến trên cho Ronaldo, người sau đó đã thực hiện một đường bóng cho Bruno Fernandes. Greenwood trong khi đó giữ vững vị trí của mình rồi mới thực hiện pha dứt điểm, tất cả chỉ tốn 10 giây để thực hiện.
McTominay thậm chí còn cho thấy sự xuất sắc của mình ở bàn thắng thứ 3. Cụ thể, sau khi đánh bại Yoane Wissa, anh quyết định đưa bóng vào giữa Shandon Baptiste và Christian Norgaard trước khi nhả bóng cho Fernandes trước khi Jansson thực hiện một pha tắc bóng. Rashford sau đó thực hiện pha dứt điểm chỉ 6 giây sau khi McTominay có được bóng.
Những đường bóng sắc lẹm đó chính là thứ mà Rangnick muốn thấy, tuy nhiên, chúng phải được giữ vững xuyên suốt trận đấu. Bởi lẽ, dù Man United đang có được sự lạc quan sau trận thắng trước Brentford, những thông số của họ lại cho thấy một thực trạng đáng ngại: Man United đang quá kém ở khâu dứt điểm.
Cụ thể, theo trang Opta, tỷ lệ bàn thắng kỳ vọng của Aston Villa ở trận đấu rạng sáng chủ nhật là 1,81, nhiều hơn con số 1,29 bàn thắng của Man United. Trong khi đó, ở trận gặp Brentford, đội chủ nhà đạt 2,58 bàn thắng kỳ vọng, còn của Man United là 2,24. Nói cách khác, các đối thủ của Man United đang dần vượt qua Man United về mặt hiệu quả ở khâu dứt điểm rất nhiều.
Dù Rangnick có lạc quan tới mấy sau khi giành được 2 chiến thắng trước Brentford và West Ham United, qua đó giúp đội nhà vươn lên vị trí thứ 4 của BXH Premier League thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn phải công nhận một điều rằng ở phần còn lại của mùa giải và những mùa sau đó, HLV người Đức sẽ còn phải làm rất nhiều điều trước khi muốn Man United đi theo đúng hướng đi mà ông đang xây dựng ở đội chủ sân Old Trafford.
Dịch và bổ sung từ bài viết của Laurie Whitwell cho trang tin The Athletic.
Đứng đầu Bundesliga và bất bại, Bayern Munich dường như đã tiến bộ hơn so với thời Thomas Tuchel. Tuy nhiên, tại Champions League lại là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược và đáng xấu hổ sau khi đoàn quân của Vincent Kompany phải nhận một thất bại tồi tệ trước Aston Villa (0-1) và một trận thua thảm hại trước Barcelona của Hansi Flick (1-4).
Bukayo Saka, Ethan Nwaneri, và Myles Lewis-Skelly chia sẻ nhiều nét tương đồng. Dễ nhận ra nhất, cả ba đều là sản phẩm của học viện Arsenal và hiện đang là thành viên đội hình chính dưới sự dẫn dắt của Mikel Arteta. Họ cũng đều thuận chân trái, đa năng, quyết tâm và đầy tài năng.
Mùa giải trước, Manchester United đã kết thúc cuộc đua Premier League ở vị trí thứ 8. Kể từ khi giải đấu này được thành lập vào năm 1992, đây chính là vị trí thấp nhất mà họ từng đứng trên bảng xếp hạng.
Sau tất cả, triều đại của Erik ten Hag tại Manchester United cuối cùng cũng đi đến hồi kết. Thất bại cay đắng 1-2 trước West Ham tại vòng 9 Premier League là giọt nước tràn ly khiến mối quan hệ giữa chiến lược gia người Hà Lan và giới chủ INEOS không thể cứu vãn.
Trong những năm gần đây, quả thật chẳng có mấy điều được coi là niềm vui dành cho người hâm mộ Barcelona. Nhưng với những gì các cầu thủ của Hansi Flick đã thể hiện ở đầu mùa này, liệu ánh hào quang ngày nào của cái tên Barcelona có thể trở lại trên bản đồ bóng đá thế giới?