Man United và ảo vọng về "Triết lý tấn công của Sir Alex Ferguson"

Tác giả KDNX - Thứ Bảy 20/11/2021 12:14(GMT+7)

Zalo

"Triết lý tấn công của Man United", đó là cụm từ thường được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần bởi các tay BLV của Sky Sports, đặc biệt là những tay BLV có gốc "Old Trafford" như Roy Keane, Rio Ferdinand hay Paul Scholes, nhưng có một người lại không cho rằng triết lý đó có thật, đó là Michael Cox, cây viết của trang tin The Athletic."

 
Sir Alex
 
Câu thần chú không có thực

Để mở đầu bài viết của mình, Michael Cox đã nêu ra một điều đã được lặp đi lặp lại rất nhiều lần ở Man United trong vòng 3 năm trở lại đây, đặc biệt là bởi các tay BLV từng là đồng đội của Ole Gunnar Solskjaer như Paul Scholes, Rio Ferdinand hay Roy Keane, đó là đồng đội cũ của họ hợp với Man United hiện tại vì ông hiểu rõ cái gọi là "triết lý bóng đá tấn công" của Man United.
 
Tuy nhiên, theo Michael Cox, mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Dưới thời Ole Gunnar Solskjaer, Man United thường hoạt động một cách linh hoạt dựa theo từng trận đấu, đặc biệt là trước các đội bóng mạnh hơn. Ở một số thời điểm, họ thậm chí sẽ lui về để chờ thời cơ thực hiện một pha phản công, chiến thuật mà Solskjaer đã tạo ra rất nhiều trận đấu tích cực cho Man United.
 
Dù vậy, lối chơi này lại tỏ ra thiếu hiệu quả khi gặp các đội bóng dưới cơ, đặc biệt là ở các trận đấu trên sân nhà Old Trafford, những trận đấu mà theo Michael Cox, các cầu thủ Man United phải thi đấu tấn công để chiều ý CĐV nhà.
 
Theo Michael Cox, chính câu thần chú "triết lý bóng đá tấn công" này của những người đồng đội cũ đã khiến Ole Gunnar Solskjaer gặp rất nhiều áp lực, thậm chí lặp đi lặp lại những gì họ đã nói trên truyền hình trong những ngày đầu trở lại sân Old Trafford dưới tư cách HLV: "Tôi đã là một phần của Man United, tôi rất muốn quay lại với truyền thống bóng đá tấn công nhanh gon, giàu tốc độ cùng một dàn cầu thủ đầy cá tính". Tệ hơn, chính việc Ole Gunnar Solskjaer "chiều lòng" các đồng đội cũ đã khiến NHM của Man United chìm đắm trong ảo vọng mang tên "triết lý tấn công của Man United" này.
 
Ole Gunnar Solskjaer hiện đã rời Manchester
 
Một ví dụ rõ nhất được Michael Cox đưa ra nhằm cho thấy các cựu cầu thủ của Man United đã đặt ra quá nhiều ảo vọng vào Ole Gunnar Solskjaer như thế nào đó chính là cái cách Rio Ferdinand ăn mừng trận thắng đầy kịch tính của Man United trước Paris Saint Germain ở Champions League mùa giải 2018-2019 khi đang bình luận cho kênh truyền hình BT Sports: "Man United là như thế đấy, một dàn cầu thủ trẻ vào sân thi đấu tới cùng! Tử thủ ư ? Ở đây không chơi như thế nhé !"
 
Tuy nhiên, theo Michael Cox, tử thủ đã luôn là triết lý của Man United xuyên suốt trận đấu gặp PSG. Bằng chứng được Michael Cox đưa ra nhằm củng cố niềm tin của anh đó là thời lượng kiểm soát chỉ đạt 28% ở thời điểm mà theo Michael Cox, Man United nên là đội chủ động tấn công để ghi bàn. Dù vậy, theo cây viết của trang tin The Athletic, cũng cần phải hiểu cho Rio Ferdinand khi ở thời này, nghề BLV thường có ý nghĩa kích thích tinh thần để câu view qua các đoạn clip ngắn nhiều hơn là đưa ra một nhận định rõ ràng cho một trận đấu hay một tình huống mà nhiều người chẳng mấy quan tâm.
 
Thầy hay nhưng trò không giỏi
 
Một điều nữa cũng được Michael Cox nêu ra trong bài viết của mình, một điều rất đáng chú ý nhưng lại rất ít khi được các tay BLV vốn là học trò cũ của Sir Alex Ferguson nêu ra, đó là ông thầy người Scotland, dù là một HLV giỏi, một ông thầy có danh tiếng, lại không thể đào tạo ra được những HLV xuất sắc, hay chí ít là để lại một tiếng tăm nào đó cho đời.
 
Dù vậy, theo Michael Cox, không phải lúc nào các học trò của Sir Alex Ferguson cũng mờ nhạt khi chuyển qua làm HLV. Steve Bruce đã có được 1000 trận làm HLV, Roy Keane đã giúp Sunderland thăng hạng dù sau đó không thành công ở sân Ánh Sáng. 
 
Sir Alex
 
Một cái tên khác cũng được Michael Cox nêu ra trong bài viết của mình đó là Phil Neville, người bị chỉ trích khá nhiều khi dẫn dắt đội tuyển nữ Anh. Theo cây viết của trang tin The Athletic, dù gặp phải thất bại khi dẫn dắt ĐT nữ Anh, Phil Neville vẫn xứng đáng được nhớ đến như người đã suýt đưa đội tuyển này vào đến trận chung kết World Cup 2019 nếu không có một cú đá penalty hỏng và một quyết định việt vị từ VAR.
 
 Nhưng nổi bật nhất trong số những học trò của Sir Alex Ferguson, theo Michael Cox, chính là Mark Hughes, người đã giúp Blackburn và Fulham có được sự chắc chắn, giúp QPR trụ hạng trước mọi nghịch cảnh và nâng tầm lối chơi của Stoke City dưới thời của ông.
 
Dù vậy, theo nhận định của Michael Cox, khi nhắc đến cụm từ "học trò của Sir Alex chuyển sang làm HLV", người ta sẽ nhớ nhiều hơn tới nhiệm kỳ thảm họa của Gary Neville ở Valencia hay của Paul Scholes ở Oldham, cả hai đều bị quy cho cái tội đã biến đội bóng của mình thành một đội bóng có lối chơi tiêu cực.

Làm gì có cái gọi là lối chơi tấn công của Sir Alex!
 
Vậy, cái lối chơi "tấn công" mà các học trò của Sir Alex Ferguson thường nhắc tới nằm ở đâu? Thực ra, theo Michael Cox, câu trả lời rất đơn giản: chẳng có cái gì gọi là lối chơi tấn công của Sir Alex Ferguson cả, vậy nên, các học trò của ông thầy người Scotland khi chuyển qua làm thầy cũng chẳng thi đấu theo một triết lý tấn công đúng nghĩa.
 
Ví dụ được Michael Cox đưa ra đó là dưới thời Steve Bruce, đặc biệt là nhiệm kỳ gần đây, chính là đội kiểm soát bóng thấp nhất Premier League, không phải bởi họ không biết cách cầm bóng mà là do họ không hề pressing, một điều đã được một cây viết khác của The Athletic, Chris Waugh, chỉ ra trong một bài viết hồi đầu mùa: "Thật khó có thể tìm ra một phương án chiến thuật đường dài của Newcastle dưới thời Steve Bruce, bởi lẽ, chính bản thân HLV người Anh cũng chẳng thể truyền tải cái gọi là "Lối thi đấu của Steve Bruce" lên các cầu thủ, hay chí ít là cho họ thấy được điều đó trên sân. Khi nhìn vào lối chơi của ông, chúng ta chỉ có thể thấy rõ hai kiểu, đó là phòng ngự tiêu cực cho tới phản công nhanh và trực diện. Tuy nhiên, cả hai lối chơi này đều không đem đến những kết quả ổn định cho Newcastle United."
 
Còn với Roy Keane, trong khoảng thời gian làm HLV cho Sunderland, ông thường sử dụng một đội hình 4-4-2 cổ truyền với một hàng tiền vệ "máu chiến" ở giữa và các cầu thủ thiên về kỹ thuật ở cánh, đôi lúc sẽ là một tiền vệ trung tâm thứ 3 được đưa vào để hỗ trợ. Kể cả khi trở thành BLV, ông cũng rất ít khi nói về lối chơi, thay vào đó, Roy Keane sẽ tập trung vào tinh thần, nhiệt huyết của các cầu thủ trên sân nhiều hơn.
 
Sir Alex
 
Vậy, vì sao các học trò của Sir Alex Ferguson lúc nào cũng nhắc đi nhắc lại về "triết lý bóng đá tấn công" không có thực này của ông thầy cũ ? Theo Michael Cox, họ chỉ lặp đi lặp lại những điều đó như những cỗ máy vì chính bản thân họ cũng không hề rõ triết lý của ông thầy mình là gì. Chính vì vậy mà khi trở thành BLV, họ cũng không thể đưa ra một lời nhận định chính xác về lối chơi của Man United, đặc biệt là dưới thời Sir Alex Ferguson. Thay vào đó, họ lại tập trung nhiều hơn vào cái cách thi đấu hay những thứ tiểu tiết không đáng nhắc đến để chỉ trích các hậu bối của mình.
 
Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi nữa cần phải trả lời, đó là nếu Sir Alex Ferguson không có một triết lý nào rõ ràng thì làm sao ông có thể thành công được khi làm HLV Man United? Theo Michael Cox, Sir Alex Ferguson có hai thứ "vũ khí bí mật", đó chính là cung cách quản lý con người khéo léo của ông thầy người Scotland và một tinh thần ham học hỏi, đặc biệt là qua các trợ lý của ông, những người tới từ những nền bóng đá khác nhau như Carlos Queiroz từ Bồ Đào Nha hay Rene Meulensteeen từ Hà Lan. Trong khi đó, cậu học trò cũ của ông, Ole Gunnar Solskjaer, lại chỉ gắn mình với những vị trợ lý tới từ Anh và có gốc "Quỷ Đỏ" như Mike Phelan, Michael Carrick và Kieran McKenna, chính vì vậy mà lối chơi của Man United thời điểm hiện tại chỉ có thể đóng khung trong một phạm vi nhất định chứ không thể vươn xa như trước.
 
Theo Michael Cox của trang tin The Athletic.
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đội tuyển Brazil: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Sau khi chỉ giành được 1 điểm trước những người chủ nhà Venezuela cách đây 4 ngày, đội tuyển quốc gia Brazil lại vừa có thêm một kết quả đáng thất vọng nữa trước Uruguay ngay trên thánh địa Fonte Nova. Một điểm trước Uruguay khiến cho đoàn quân của HLV Dorival Junior chôn chân ở vị trí thứ 5 vòng loại World Cup 2026 sau 12 lượt đấu, một vị trí khó tin đối với đội tuyển từng được coi là hùng mạnh bậc nhất thế giới.

Không có tính tổ chức, lãnh đạo và định hướng: Ghana đang lãng phí một thế hệ tài năng

Điều khiến cho nỗi đau thêm chua xót là có thời điểm, Ghana tưởng chừng như đã vượt qua khó khăn, nhưng không phải vậy. Ghana đã không có được chiến thắng cần thiết ở Angola hôm thứ Sáu, đồng nghĩa với việc Mohammed Kudus, Thomas Partey và Antoine Semenyo sẽ không thể góp mặt tại Cúp các quốc gia châu Phi (AFCON) sắp tới, diễn ra ở Morocco vào tháng 12/2025.

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Trong cuộc họp báo trước khi trận đấu với Manchester City trong khuôn khổ lượt trận thứ 4 Champions League diễn ra, Ruben Amorim, người mà trước đó đã chính thức được bổ nhiệm làm HLV Manchester United tuyên bố: “Nếu chúng tôi ( Sporting) giành chiến thắng trước họ ( Manchester City), những người hâm mộ MU nghĩ rằng Alex Ferguson mới đã xuất hiện, nhưng sẽ rất khó có thể làm được điều đó…”

X
top-arrow