Trước thềm lượt về vòng knock out C1: Khi sự thống trị quá dễ dàng mang đến những hệ quả tiêu cực

Tác giả Nam Khánh - Thứ Ba 10/03/2020 21:01(GMT+7)

Zalo

Real Madrid, Barcelona, PSG, Juve và rất nhiều những cái tên lớn khác đã sa lầy vào con đường chủ nghĩa ngắn hạn khi mà vị thế thống trị ở đấu trường quốc nội đã sinh ra sự tự mãn.

Real Madrid, Barcelona, PSG, Juve và rất nhiều những cái tên lớn khác đã sa lầy vào con đường chủ nghĩa ngắn hạn khi mà vị thế thống trị ở đấu trường quốc nội đã sinh ra sự tự mãn.

Khi sự thống trị quá dễ dàng mang đến những hệ quả tiêu cực hình ảnh
 
Chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi giai đoạn knock-out của Champions League mà thôi. Đó là khi mùa giải sẽ thật sự được bắt đầu, đó là khi thế giới bóng đá đỉnh cao thật sự bùng nổ. Đó là khi bạn được tận hưởng một bầu không khí lễ hội thật sự để bù đắp cho sự tẻ nhạt của vòng bảng, thứ bóng đá đẳng cấp nhất được trình diễn, một phần thưởng đầy thỏa mãn cho sự chênh lệch đầy sâu sắc trong cấu trúc tài chính của cuộc chơi. 
 
À, suýt chút nữa thì quên mất …
 
Có lẽ tình hình sẽ trở nên sáng sủa hơn ở loạt trận lượt về. Hoặc có lẽ vòng tứ kết sẽ là thời điểm mà mọi thứ thật sự được bắt đầu. Nhưng dựa trên những bằng chứng đã được khẳng định một cách không thể phủ nhận qua loạt trận lượt đi của vòng 16 đội, chúng ta đã có thể nhận định rằng, các siêu câu lạc bộ, tất cả bọn họ, đang không có được một phong độ quá xuất sắc ở mùa giải này. Dĩ nhiên là vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Liverpool đang được tận hưởng một mùa giải tuyệt vời, dù đã bắt đầu xuất hiện một chút sóng gió. Manchester City, với sự thúc đẩy bởi cảm xúc bất bình và phẫn nộ, đã giành được một chiến thắng đầy ấn tượng ngay tại Santiago Bernabeu – mặc dù chắc chắn phải nhắc đến những sự điều chỉnh chiến thuật của Pep Guardiola, nhưng đó là một yếu tố không thể phủ nhận. Còn Bayern Munich, với thứ vũ khí mang tên tốc độ, và một thứ bóng đá vừa cơ động, vừa cân bằng, đã hoàn toàn áp đảo Chelsea tại Stamford Bridge và giảnh chiến thắng với tỷ số 3-0.
 
Nhưng rất nhiều những gã khổng lồ khác đang phải trải qua một cái giai đoạn gọi là “mùa giải chuyển giao”. Trong trận thua Man City, Real Madrid trông chẳng khác gì một tập thể đầy hỗn độn, rời rạc của những cầu thủ đang trong giai đoạn leo lên đỉnh núi của sự nghiệp, và những người đang trên đà đi xuống ở sườn dốc bên kia, hầu như không có một ai đang thật sự đứng trên đỉnh cao phong độ của nghiệp cầu thủ. Với sự phụ thuộc đến trầm trọng vào Lionel Messi của mình, Barcelona, đội bóng đã may mắn níu kéo lại được một trận hòa trước Napoli, đang ngày càng trở nên giống với đội tuyển quốc gia Argentina hơn. Sự thiếu hụt tương đối về chất lượng của cả hai ông lớn này đã một lần nữa được thể hiện trong một trận El Clasico có chất lượng chuyên môn kém cỏi hồi Chủ Nhật tuần trước.
 
Cả hai đều có thể biện minh rằng họ đang ở trong giai đoạn tái thiết. Real Madrid đang nắm trong tay một bằng chứng quá hoàn hảo mang tên Cristiano Ronaldo, và dĩ nhiên, chuyện cần phải có một khoảng thời gian để thích nghi sau sự ra đi của một trụ cột như ngôi sao người Bồ Đào Nha là hoàn toàn hợp lý. Barca được cho là đã không còn có thể thu về được những thành quả sáng sủa với cái định hướng mà họ đã luôn đi theo kể từ sau sự kết thúc của kỷ nguyên Guardiola, và cái thứ gọi là “năng lực hoạch định chiến lược” tại đội bóng này đã gần như biến mất trong cái bối cảnh đầy hỗn loạn xảy ra theo sau sự ra đi của Neymar. Nhưng sẽ thật khó để không nghĩ đến việc, cả hai đội bóng này đáng lẽ ra đã có thể bắt đầu chặn đứng sự sa sút của họ từ sớm hơn, nếu như tầm vóc của họ không luôn luôn – về cơ bản – đảm bảo cho họ một vị trí trong top ba ở La Liga. Trên thực tế, sự già nua và xuống cấp của hàng tiền vệ Barca đã hết lần này đến lần khác bị phơi bày và khiến họ phải trả giá đắt ở đấu trường châu Âu trong ba năm qua đấy thôi. 

Trước thềm lượt về vòng knock out C1 Khi sự thống trị quá dễ dàng mang đến những hệ quả tiêu cực hình ảnh gốc 2
 
Juventus, đội bóng hiện đang phải trải qua một mùa giải khá sóng gió tại Serie A, đã thể hiện một hình ảnh đầy bế tắc trong trận thua trước Lyon, đội bóng đang đứng thứ năm ở Ligue 1. Các vấn đề của Juventus gần như hoàn toàn là do họ tự đặt bản thân mình vào, và được hình thành nên bởi cái ý thức rằng sự thành công ở đấu trường quốc nội đã là một điều quá hiển nhiên. Cái quan điểm cho rằng 5 chức vô địch quốc gia và 4 chiếc cúp trong 5 mùa giải (còn có 2 lần lọt vào trận chung kết Champions League) theo một nghĩa nào đó là không đáng để nhắc đến nghe có vẻ cực kì vô lý, nhưng đó là lý do vì sao Max Allegri đã quyết định ra đi.

Maurizio Sarri đã được bổ nhiệm trở thành người kế vị Allegri với niềm hy vọng sẽ mang đến một thứ bóng đá tiên tiến hơn, mang xu hướng kiểm soát bóng hơn, nhưng dường như không một ai đặt câu hỏi làm thế nào ông có thể đạt được điều đó với Cristiano Ronaldo, người đã được mang về bằng một mức phí chuyển nhượng khồng lồ, trước khi mọi thứ trở nên rõ ràng là thương vụ này đã được thực hiện dựa trên cái logic rằng khả năng săn bàn phi thường của anh sẽ giúp họ đạt được thành công ở Champions League. Sarri đã liên tục than thở về sự khó khăn của việc giúp Juventus của ông trở thành một đội bóng luôn luân chuyển quả bóng một cách nhanh chóng, nhưng điều đó sẽ chẳng có gì bất ngờ khi mà mũi nhọn tấn công của họ về cơ bản lại luôn có xu hướng ở trạng thái tĩnh.  
 
Và tiếp theo là Paris Saint-Germain, kẻ thống trị độc tôn ở bóng đá Pháp, nhưng vẫn chưa thể hoàn thành giấc mộng vinh quang ở trời Âu. Đã có những khoảnh khắc đáng nhớ ở vòng bảng khi mà dường như Thomas Tuchel cuối cùng cũng đã có được một tuyến giữa đúng nghĩa nhờ phần lớn vào việc ký hợp đồng với Idrissa Gueye, nhưng rốt cuộc thì sự trở lại của Neymar có vẻ đã khiến điều đó bị xóa bỏ. Có thể ngôi sao người Brazil sở hữu một bộ kỹ năng kiệt xuất, nhưng khía cạnh đóng góp phòng ngự đầy thất thường của anh chắc chắn sẽ mang đến sự bất ổn cho đội bóng bước Pháp khi phải đối đầu với những đối thủ đẳng cấp. Borrussia Dortmund, với một hàng công trẻ trung và mạnh mẽ được xây dựng trên một nền tảng không quá vững chắc, đã thể hiện một sự mất cân bằng sâu sắc, nhưng vẫn giành chiến thắng trước PSG khi được thi đấu trên sân nhà trong trận lượt đi, và có thể sẽ phải hối tiếc vì đã không đánh bại đội bóng nước Pháp một cách thuyết phục hơn so với cái tỷ số 2-1. 

2Khi su thong tri qua de dang mang den nhung he qua tieu cuc
 
Có một vấn đề chung đang hiện hữu ở thời điểm hiện tại, và đó là cái cảm giác tự mãn hoặc buông thả: 4 gã khổng lồ trên, sau khi được “vỗ béo” bởi sự thống trị ở đấu trường quốc nội, đã mất đi cái nhận thức về tầm quan trọng của một kế hoạch dài hạn (hoặc bị lôi kéo vào con đường chủ nghĩa ngắn hạn bởi những cuộc bầu cử chiếc ghế chủ tịch, mặt trái của sự dân chủ trong thế giới thể thao) và trở nên hoàn toàn sa lầy vào cái niềm tin rằng những tên tuổi đình đám sẽ mang lại cho họ sự thành công. Trên thực tế, một trong những lý do khiến cho sự bất bình đối với tình trạng phân hóa sâu sắc trong môn thể thao vua đi đến cái mức độ như ở Anh gần đây, là Manchester City và Liverpool đã đạt được một cái kì tích vô cùng hiếm thấy khi vừa cực kì giàu có, vừa được vận hành rất bài bản (bất chấp những vi phạm về luật công bằng tài chính của Man City).

Bóng đá hoàn toàn có thể sẵn sàng chấp nhận sự hiện diện của các siêu đại gia, miễn là họ vẫn tiếp tục phung phí phần lớn núi tiền của mình một cách vô ích. Nhưng khi các siêu câu lạc bộ bắt đầu mang về những cầu thủ có tiềm năng lớn, phù hợp với một kế hoạch dài hạn được vạch ra bởi một vị huấn luyện viên tài năng, kết quả là những mùa giải “100 điểm” sẽ là chuyện hết sức bình thường, và hệ thống sẽ bị phá vỡ, tính cân bằng sẽ mất đi, sự chênh lệch sẽ trở nên cực kì sâu sắc.
  
Nhưng ngay cả Man City cũng đã phải đương đầu với rất nhiều sóng gió ở mùa giải này, với việc không thể mang về một sự thay thế cho Vincent Kompany vào kỳ chuyển nhượng mùa hè, điều đó đã khiến họ trở nên hết sức “mong manh, dễ vỡ” chỉ vì một ca chấn thương dài hạn của một trung vệ, Aymeric Laporte. Và Liverpool, một đội bóng gần như bất khả chiến bại, đã bắt đầu trở nên chậm lại trong hai tháng qua, khi mà sự mệt mỏi, những ca chấn thương và áp lực, đã kết hợp lại với nhau để mang đến một hệ quả tiêu cực. Trong khi đó, Bayern Munich, vừa mất đi sự phục vụ của Robert Lewandowski trong 1 tháng. 
 
Chuyện này thỉnh thoảng sẽ diễn ra. Đôi khi, giới “thượng đẳng”, vì nhiều lý do, sẽ phải trải qua một mùa giải chệch choạc, hoặc ít nhất là vài tháng chệch choạc, để rồi cái bối cảnh đó sẽ mang đến một cơ hội lớn cho những kẻ thấp bé. Có thể Atletico Madrid, với chiến thắng tối thiểu giành được trước Liverpool ở trận lượt đi, sẽ có thể tái hiện lại những điều mà Chelsea đã từng làm được trước Barcelona vào năm 2012 và, sau nhiều năm phải đứng nhìn cơ hội để ngồi vào chiếc ngai vàng của đấu trường châu Âu tan biến ngay trước mắt, cuối cùng cũng được chạm vào chiếc cúp vô địch Champions League. Hoặc có thể Julian Nagelsmann, một “mini-Mourinho” như Tim Wiese đã nhận định, sẽ có thể tái hiện lại hình ảnh của Mourinho tại Porto vào năm 2004 và đưa RB Leipzig đến một sự thành công vượt ngoài mong đợi.
 
Julian Nagelsmann noi ve chien thang truoc Tottenham
 
Nhưng bất chấp việc bỗng nhiên có một nhà vô địch không ngờ đến xuất hiện – đừng quên Atalanta bé nhỏ, đội bóng đã giành một chiến thắng áp đảo trước Valencia trong trận lượt đi – điều đó cũng sẽ không thể phủ nhận đi một cái thực tế ngay trước mắt, sự thống trị và tham vọng của tầng lớp “siêu câu lạc bộ” trong thế giới bóng đá đang càng lúc càng trở nên lớn hơn. 
 
Tuy nhiên, đây chính là một trong những điều trớ trêu đang hiện hữu trong thế giới bóng đá, như thể là một bài kiểm tra và cân bằng tự nhiên, đó là không gì có khả năng làm chệch hướng một đội bóng ra khỏi vị thế thống trị hơn sự tự mãn, mà sự tự mãn thì lại được hình thành nên từ … vị thế thống trị.

Nguồn: Lược dịch từ bài viết “Champions League elite have got fat on easy dominance and quality has suffered” của Jonathan Wilson, đăng tải trên The Guardian.
 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Hiệu suất dứt điểm kém cỏi có thể Liverpool lỡ hẹn với chức vô địch Premier League

Sau khi giành Carabao Cup vào cuối tháng Hai, một bộ phận fan Liverpool đã mơ về cú ăn bốn. Vào thời điểm ấy, đó là một giấc mơ có-cơ-sở. Tuy nhiên, thất bại trước Man United ở FA Cup, cộng thêm việc vừa thua Atalanta 0-3 trên sân nhà trận lượt đi tứ kết Europa League, đội bóng áo Đỏ Merseyside có lẽ chỉ còn duy nhất 1 mục tiêu trong mùa giải cuối cùng triều đại Jurgen Klopp: giành chức vô địch Premier League.

Liverpool trước nguy cơ mất tất cả: Thay đổi hay là chết?

3-0! Nếu ai đó bỏ lỡ trận đấu của Liverool vào rạng sáng nay, khi bật livescore lên và thấy tỷ số như vậy, như một phản xạ tự nhiên, họ phải dụi mắt mình để xem liệu chữ số 3 và 0 kia có được sắp xếp đúng thứ tự hay không. Sau tất cả, mọi thứ đều chính xác, không có gì sai số cả, Atalanta của Gian Piero Gasperini đã kéo sập Anfield một lần nữa dưới thời vị huấn luyện viên 66 tuổi người Torino.

X
top-arrow