Jose Mourinho còn loay hoay với hàng phòng ngự Tottenham đến bao giờ?

Tác giả CG - Thứ Sáu 10/01/2020 14:25(GMT+7)

Zalo

Trong 7 tuần rất nhiều sự kiện, chắc chắn điều khiến người hâm mộ quan tâm nhất với triều đại của Jose Mourinho ở Tottenham Hotspur là sự thiếu chắc chắn ở hàng phòng ngự. Với nhiều người, chúng còn đáng nói hơn cả sự hồi sinh của Dele Alli, chấn thương háng của Tanguy Ndombele hay một cậu bé nhặt bóng nhanh nhẹn.

Trong 7 tuần rất nhiều sự kiện, chắc chắn điều khiến người hâm mộ quan tâm nhất với triều đại của Jose Mourinho ở Tottenham Hotspur là sự thiếu chắc chắn ở hàng phòng ngự. Với nhiều người, chúng còn đáng nói hơn cả sự hồi sinh của Dele Alli, chấn thương háng của Tanguy Ndombele hay một cậu bé nhặt bóng nhanh nhẹn.
 
Vì sao Jose Mourinho còn loay hoay với hàng phòng ngự Tottenham hình ảnh
 

Tottenham mới chỉ giữ sạch lưới 1 lần trong 12 trận mà Mourinho nắm quyền và trong khoảng thời gian đó, “Gà trống” là đội Premier League thủng lưới nhiều nhất trên mọi đấu trường (19). Như Mourinho chỉ ra, những vấn đề này tồn tại từ trước khi ông được bổ nhiệm. Lần gần nhất họ giữ sạch lưới trong các chuyến làm khách đã là từ ngày đầu năm mới 2019.
 
Nhưng ngay cả khi các vấn đề của Spurs ở hàng phòng ngự đã có từ lâu thì Mourinho vẫn có một nhiệm vụ phải làm là tổ chức lại nó. Cuộc tiếp đón Liverpool vào cuối tuần này sẽ là dịp để ông chứng minh. Tại Manchester United, Mourinho đã thất bại trong nhiều khía cạnh tuy nhiên chúng ta vẫn chưa quên ông từng vài lần “dựng xe buýt” thành công. Vào tháng 10 năm 2016 và 2017, United của ông hành quân đến Anfield và chơi 2 trận hòa 0-0 cực kỳ tẻ nhạt. Thực tế, đến trước trận đấu cuối cùng của “Người đặc biệt” ở United (thất bại 1-3 trước Liverpool) hơn 1 năm trước, ông chưa từng thua đội bóng do Jurgen Klopp dẫn dắt.
 
Xa hơn nữa, trở lại với năm 2014 khi còn dẫn dắt Chelsea, Mourinho đã thể hiện một trong những màn trình diễn bậc thầy nhất về phòng ngự trước Liverpool. Ngày tháng 4 năm ấy, một Chelsea với đội hình chắp vá đã giành chiến thắng 2-0 trước đoàn quân hừng hực khí thế đua vô địch của Brendan Rodgers, đội bóng đã ghi 38 bàn trong 11 trận trước đó.
 
Bỏ qua một “Lữ đoàn đỏ” đã thay đổi mạnh mẽ trong vài năm qua, một câu hỏi được đặt ra trước thềm trận đấu tâm điểm ngày thứ 7 này là liệu Mourinho có thể làm điều gì tương tự với hàng phòng ngự của Tottenham không? 
 
Ông đã trả lời câu hỏi này của The Athletic một cách rõ ràng vào tháng trước: “Tôi biết phải làm thế nào (củng cố lại hàng phòng ngự) nhưng để thực hiện một cách toàn diện, tôi phải rút bớt một số khả năng của đội mà chúng tôi muốn giữ. Điều khó là củng cố hàng thủ đúng cách mà không làm mất đi khả năng trên mặt trận tấn công”.

Tottenham vs Chelsea Willian vuot qua Aurier

Ta thấy được vấn đề đáng bàn từ chia sẻ của nhà cầm quân người Bồ Đào Nha. Trước hết, như cây bút Jack Pitt-Brooke đã chỉ ra, tấn công và phòng ngự trong bóng đá hiện đại không phải một trò chơi có tổng bằng 0, tức là có cái này thì mất cái kia. Như chính Klopp từng chứng minh, hình thức hiệu quả nhất của cả 2 khía cạnh là khi chúng được kết hợp với nhau. Trong trường hợp của Liverpool, áp đảo các đội bóng với những đợt tấn công dồn dập chính là cách để hỗ trợ thêm cho hàng phòng ngự.
 
Có lẽ điều đó giải thích tại sao trong nhiều trận đấu của Tottenham, hàng thủ, hàng tiền vệ và hàng tiền đạo giống như 3 thực thể riêng biệt chứ không phải một khối thống nhất, mạch lạc. Sau trận hòa Norwich để khép lại năm 2019, Mourinho đã quay trở lại chủ đề này và nói: “Nếu tôi là một trong những cầu thủ tấn công của mình hôm nay, tôi sẽ vô cùng thất vọng khi ở phía sau chúng tôi không thể ngăn chặn nổi đối thủ”.
 
Ngoài ra, việc tuyên bố ông chỉ có thể củng cố lại hàng phòng ngự nếu hy sinh thứ gì đó trên hàng tiền đạo cũng là điều thú vị vì kể từ khi nắm quyền, chính Mourinho đã liên tục nhấn mạnh vào “quá trình phòng ngự”. Trong cuộc họp báo, ông đã thể hiện điều đó hàng chục lần, và vào tháng trước ông giải thích: “Tôi không nhìn vào các cá nhân mà cả quá trình phòng ngự của 11 cầu thủ trên sân”.
 
Ý của Mourinho ở đây là phòng ngự không chỉ là 4 cầu thủ hậu vệ mà phải là cả đội, nó khác với quan điểm phòng ngự và tấn công là 2 cấu trúc hoàn toàn riêng biệt. Dù thế nào đi chăng nữa, “quá trình phòng thủ” tập thể đã trở thành một yếu tố quan trọng trong nghiệp cầm quân của Mourinho. Theo The Athletic, trong các buổi tập của Tottenham, chiến lược gia 56 tuổi nhấn mạnh vào cấu trúc tổng thể hơn là làm việc cụ thể với hàng thủ. Mourinho tập trung vào hình dạng tổng thể của đội hình hơn so với Mauricio Pochettino nhưng lại ít làm việc với các cá nhân và hàng phòng ngự hơn.

Middlesbrough 1-1 Tottenham: HLV Jose Mourinho
 
 
Đây có lẽ là điều đáng ngạc nhiên khi Mourinho luôn nổi tiếng là bị ám ảnh với hàng phòng ngự của đội bóng, tuy nhiên nó khá ăn khớp với những gì trung vệ Toby Alderweireld chia sẻ với The Athletic vào tháng 12 năm ngoái: “Mọi người nghĩ đến quá trình phòng ngự, nó không chỉ bao gồm thủ môn, trung vệ hay hậu vệ biên. Đó là cả quá trình mà toàn đội phải tham gia. Bạn không thể so sánh với quá trình triển khai trong tấn công. Nếu bạn không thi đấu tốt từ tuyến dưới, bạn không thể tạo ra những cơ hội. Đó là nhiệm vụ của toàn đội”.
 
Tất nhiên, mặt trái là bạn cũng có thể thất bại toàn diện, điều đang xảy ra với Tottenham thời điểm này. Và có thể Mourinho đang tiến gần đến thời điểm mà ông quyết định rằng một thay đổi cơ bản là điều bắt buộc, giống như tại Real Madrid và Chelsea trước đây.
 
Ở Madrid, thất bại 0-5 trước Barcelona trong mùa giải đầu tiên đã thúc giục Mourinho phải thay đổi. Trận đấu đó, ông đã thất vọng với màn trình diễn của đội mình và phải chuyển sang sử dụng 3 tiền vệ phòng ngự trong hiệp 2. Điều này không giúp Real tránh khỏi một ngày thảm họa, tuy nhiên Mourinho đã bắt đầu dựa vào hệ thống đó trong những trận cầu lớn. Cuối mùa giải ấy, khi gặp lại Barcelona, ông đã xếp trung vệ Pepe chơi tiền vệ phòng ngự (cho đến khi cầu thủ người Bồ Đào Nha phải nhận một thẻ đỏ trực tiếp vào phút 61).
 
Tại Chelsea, thất bại 2-3 trước Stoke City trong mùa giải đầu tiên khi trở lại Chelsea cũng đã khiến Mourinho phải thay đổi. Ông tuyên bố đội bóng của mình không còn có thể chơi cởi mở như vậy nữa và sau đó Chelsea hòa 0-0 trước Arsenal trên sân Emirates, ngày hôm ấy Ramires và John Obi Mikel là 2 mỏ neo ở trung tuyến. Một mùa rưỡi sau, Chelsea vô địch Premier League lần thứ 3 dưới sự dẫn dắt của ông.
 
Câu hỏi đặt ra lúc này là Mourinho đã có những “công cụ” gì ở Tottenham để tạo ra một thay đổi hiệu quả tương tự ở hàng thủ và từ đó chứng thực tuyên bố “biết phải làm như thế nào” của ông. Kể từ khi gia nhập Spurs, ông thường xuyên phàn nàn về việc thiếu thời gian làm việc đúng nghĩa với các cầu thủ, ông tự gọi bản thân là một “HLV trên sân” thay vì một “HLV trong các cuộc họp”. Trước đó, tuần trọn vẹn duy nhất mà Mourinho được làm việc với các cầu thủ trên sân tập là trước thềm trận thua Chelsea với tỷ số 0-2 trước Giáng sinh.

Mourinho
 
 
Lúc này, sau trận đấu với Middlesbrough ở FA Cup và trước chuyến làm khách của Liverpool, Mourinho có cơ hội để thử và tổ chức lại hàng thủ cũng như có nhiều thời gian hơn để chứng thực việc cải thiện cấu trúc đội hình. 
 
Trong vài tuần vừa qua, “Người đặc biệt” đã thay đổi giữa sơ đồ 4 trung vệ và 3 trung vệ mà về mặt lý thuyết là để khỏa lấp đi sự vắng mặt của một hậu vệ trái. Vấn đề là nếu không có Davinson Sanchez thì hàng thủ 3 người của Spurs sẽ thiếu đi tốc độ  - minh chứng là bàn thắng của Middlesbrough vào Chủ nhật tuần trước. Nếu sung sức, chắc chắn Sanchez sẽ trở lại đội hình xuất phát trong cuộc tiếp đón Liverpool.
 
Bên cạnh sự chậm chạp của một số hậu vệ, Mourinho cũng đang bận tâm về chiều cao của hàng phòng ngự. Sau khi để Adam Webster của Brighton & Hove Albion đánh đầu ghi bàn vào ngày lễ tặng quà, ông nói: “Chúng tôi phải ngăn chặn cú đánh đầu xuất sắc đó, anh chàng khổ lồ đó thế nào đây?” (Vertonghen, Alderweireld và Sanchez đều cao 1m87 còn Webster cao 1m91). 2 ngày sau, Mourinho quay trở lại với chủ đề này sau khi bị Norwich cầm hòa 2-2: “Chúng tôi thủng lưới trước Brighton từ một quả đá phạt nhưng trong bóng đá có những điều rất khó kiểm soát. Khi tôi nhỏ bé còn bạn cao hơn tôi 15cm thì trong bóng đá đã có những điều là không thể rồi”.
 
Và thứ 7 này, nhiệm vụ của ông sẽ không gì khác ngoài ngăn chặn Sadio Mane, Mohamed Salah, Roberto Firmino và các đồng đội. Khiến Liverpool gặp khó khăn từng là một trong những điều Mourinho làm rất tốt trong khoảng thời gian ở Anh. Và xét trên nhiều khía cạnh trong công việc huấn luyện của ông, câu hỏi với “Người đặc biệt” là: ông vẫn hiểu phải làm gì chứ?
 
Dịch từ bài viết “Has Mourinho still got the knack of fixing broken defences?” của tác giả Charlie Eccleshare trên The Athletic

CG

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Hãy mạnh dạn đặt niềm tin vào "Bộ 6 siêu đẳng" của ông đi nào, Gareth Southgate!

Trong một bài phân tích do đích thân mình viết gần đây cho The Athletic, cựu tiền đạo huyền thoại Alan Shearer đã đề xuất một ý tưởng xây dựng đội hình cho HLV trưởng của Tam Sư là Gareth Southgate, ông tin rằng nó sẽ hình thành một “bộ 6 siêu đẳng” trên tiền tuyến của tuyển Anh và giúp họ thăng hoa.

Giải mã thành công của Inter dưới thời Inzaghi theo góc độ chiến thuật

Inter Milan là á quân Champions League 2023 và đang chơi thứ bóng đá tuyệt vời để thống trị Serie A Italia. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích các khía cạnh chính về mặt chiến thuật của HLV Simone Inzaghi, hi vọng có thể giúp các bạn hiểu được tại sao tập thể này tạo ra hiệu suất vượt trội đến thế.

X
top-arrow