Jorge Valdano: Chuyện gì xảy ra với Argentina?

Tác giả CG - Thứ Ba 26/06/2018 15:33(GMT+7)

Zalo
Thất bại 0-3 trước Croatia đã đặt đội tuyển Argentina vào cửa tử. Trong cuộc quyết đấu với Nigeria ở lượt trận cuối cùng bảng D, Lionel Messi và các đồng đội không còn lựa chọn nào khác ngoài một chiến thắng để đi tiếp.
Jorge Valdano: Chuyen gi xay ra voi Argentina?
Jorge Valdano: Chuyện gì xảy ra với Argentina?
Trước thềm trận đấu này, cựu tiền đạo Jorge Valdano – người từng ghi bàn vào lưới Tây Đức trong chiến thắng 3-2 của Argentina ở trận chung kết World Cup 1986 – chia sẻ quan điểm trên tờ The Guardian về nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng của “Albiceleste”.
 
Rất nhiều những sai lầm của Argentina hiện ra mà chúng tôi cũng không biết là sai ở điểm nào; rất nhiều điều đã xảy ra mà không một ai biết đó là cái gì. Bạn có thể bắt đầu đọc một bài viết trên các trang tin tức với cùng một dòng title, đặc biệt lại càng phù hợp hơn với các tờ thể thao vì đây là thời điểm mà nền bóng đá của chúng tôi đang rất hỗn loạn. Không phải lúc nào mọi chuyện cũng như lúc này. Trong nhiều năm, bóng đá đã bù đắp và che đậy những vấn đề chính trị, sự sụt giảm của nền kinh tế và khủng hoảng trong đời sống xã hội.
 
Chẳng thể nào xác định được thời điểm khi tất cả những vấn đề bắt đầu xảy ra hay nơi nào diễn ra trước. Và cũng chẳng có một lý thuyết nào quyết định cả. Chỉ là cứ từng chút một, chúng tôi lại dần xa rời với trái bóng – điều mà người Argentina còn yêu hơn cả trò chơi này. Argentina nổi tiếng và thành công nhờ phong cách đã đã được định hình trong sân vận động – nơi mà các cầu thủ chỉ muốn hét lên “olé!” mỗi khi thấy ai đó rê bóng, “múa” hay trêu tức đối thủ; mỗi khi chúng tôi có những pha phối hợp một-hai chớp nhoáng hay là những tiểu xảo. Đó là cuộc sống của chúng tôi. Đất nước Argentina có rất nhiều tài năng ở đẳng cấp cao nhất và suốt một thời gian, chúng tôi cho phép mình hành xử như những thiên tài.
 
messi1
Bóng đá rất quan trọng với người Argentina
Bóng đá rất quan trọng với người Argentina, nó khiến chúng tôi cảm thấy mình là những người giỏi nhất thế giới ở một lĩnh vực có tính đại chúng cao. Một ví dụ như thế này, thông qua bóng đá, chúng tôi nghĩ mình đã chữa lành vết thương trong vấn đề tranh chấp ở quần đảo Malvinas năm 1986. Tất cả là nhờ Diego Maradona, một người hùng dân tộc từ thời điểm đó. Chính vì thế, thảm họa của đội tuyển quốc gia khiến chúng tôi có một cảm giác trống rỗng rất khó giải thích.

Chúng tôi phải làm gì với bóng đá đây trong khi còn không biết phải sử dụng Lionel Messi như thế nào?

Hãy quay trở về điểm xuất phát. Đường phố luôn là trường học của chúng tôi, nó khiến bóng đá có một sức nặng về văn hóa và phát triển, bồi dưỡng nên những cầu thủ khác nhau. Nhưng bóng đá đường phố đã biến mất và không ai biết làm thế nào để thay thế chúng bằng hình mẫu giáo dục như ở Đức hay Tây Ban Nha. Chúng tôi không có nhiều tiền, khả năng tổ chức và tầm nhìn. Và một điều quan trọng là chúng tôi quá tự tin đến mức ngạo mạn về tình trạng của chính mình.
 
Trên tất cả là một khát khao gần như điên dại để giành chiến thắng còn lớn hơn cả niềm vui khi chơi bóng. Chính điều đó sẽ phủi sạch đi những giá trị của bạn. Phân chia thế giới ra thành người chiến thắng và kẻ thất bại là một căn bệnh truyền nhiễm trong bóng đá ngay từ thưở ban đầu.
Bên cạnh đó, sự say mê dành cho một đội bóng đã vượt xa cả niềm đam mê bóng đá, như thể là một xã hội đã mang đậm chủ nghĩa cá nhân cần thứ gì đó để kết nối lại với tinh thần của những bộ lạc. Chính điều này đã biến các câu lạc bộ trở thành các tiểu quốc mà bản sắc, cộng đồng phải được bảo vệ như một vấn đề mang tính sống còn. Trên khán đài, vấn nạn bạo lực được kiểm soát. Ở trên sân là một thế giới mà trái bóng (huevo) còn quan trọng hơn cả tài năng.
 
Sergio Aguero: Chang trai thang Sau va hanh trinh chinh phuc giac mong Vang1
Kun Aguero
Và chúng tôi thấy rõ thứ ấy trong cuộc đối đầu với Croatia vừa qua. Khán giả hét vào mặt cầu thủ rằng họ phải cầm bóng nhiều hơn và trên khán đài, Diego Maradona thể hiện điều đó bằng cách nắm lấy hai viên “bi” của ông. Đúng, Diego có lẽ là người tốt hơn cả để thể hiện những gì xuất sắc nhất chúng tôi có. Khát khao chiến đấu biến mọi cuộc đối đầu ở giải vô địch Argentina thành một thứ không thể nào giải mã nổi như một tổ kiến, nơi mà nếu ai đó vô tình đá phải, họ sẽ bỏ chạy thay vì suy nghĩ xem bên trong nó như thế nào. Và nếu như thế thì thật khó để tìm ra đâu là cầu thủ giỏi.
 
Và còn rất nhiều những vấn đề khác nữa như khủng hoảng kinh tế, sự hỗn loạn về tổ chức, bóng đá trên truyền hình bị biến thành công cụ chính trị, tham nhũng ở mọi cấp độ từ những người điều hành. Cả thế giới cũng không thể giúp được gì: toàn cầu hóa đã biến chúng tôi thành một nền kinh tế xuất khẩu. Bất cứ cầu thủ nào, dù trình độ bình thường, cũng đều muốn ra nước ngoài. Những cuộc đào thoát như vậy khiến chúng tôi mất đi một thứ quan trọng là sự cạnh tranh. Maradona hoàn toàn là một sản phẩm thuần túy của Argentina trong khi Messi là sự kết hợp giữa xuất xứ Argentina và sự giáo dục, phát triển, hoàn thiện ở Barcelona.
 
Tôi cũng không muốn bỏ qua một yếu tố quan trọng nữa, đó là sự tầm thường của các cuộc tranh luận. Đó là nơi mà những gã xấu xa còn nhiều hơn các nhà báo giỏi, bọn họ chì chiết lối chơi và không ngần ngại bôi nhọ các cầu thủ. Điều này đã tạo điều kiện cho tất cả mọi thứ hổ lốn và khiến người Argentina tin rằng nếu Messi không thể vô địch World Cup, cậu ấy sẽ không bao giờ được như Maradona; và nó khiến chính Messi cũng tin như vậy.
 
Argentina - Dieu Tango lac nhip
Argentina - Điệu Tango lạc nhịp
Với 33 danh hiệu giành được, thông điệp đó càng như găm sâu vào trái tim Messi và khi World Cup khởi tranh, cậu ấy trở thành một linh hồn bị tra tấn phải gánh theo sự kỳ vọng kinh khủng của 45 triệu con người. Tuy nhiên điều đó không hề đúng: Messi đã bảo vệ niềm tự hào bóng đá của Argentina suốt 15 năm qua và cậu ấy làm điều đó với sự kiên định đáng kinh ngạc. Thế nhưng Messi lại bị các nhà báo đối xử – những người yêu cầu sự xuất chúng mà họ thậm chí còn không thể mơ tới từ phía cậu ấy – như những cầu thủ lớn tuổi trước đây.
 
Ở Nga, tất cả những điều này đã xảy đến cùng một lúc: Một cuộc khủng hoảng tài năng. (Thực sự chúng tôi có phát hiện ra rằng đội tuyển Argentina còn chẳng có ai có thể so sánh được với Luka Modric hay Ivan Rakitic vào cái ngày Croatia nã ba quả đau đớn không?) Thiếu sự lãnh đạo. (Thực sự có ai ở đội tuyển có thể sốc họ dậy hay không?) Thiếu những cuộc tranh luận đúng nghĩa và nếu có thì quá thô bỉ (Liệu chúng tôi có từng nhớ rằng đó chính là điều khiến Argentina trở nên vĩ đại?) Chúng tôi phải thay đổi và sau giải đấu, điều bắt buộc cần làm là một cuộc cách mạng về giáo dục để lấy lại uy danh đã mất. Chúng tôi có truyền thống, bề dày lịch sử thúc đẩy và niềm tự hào sẽ tạo ra năng lượng cũng như sức mạnh. Nhưng giáo dục thì cần thời gian và ở Argentina, chúng tôi hoàn toàn không có đủ sự kiên nhẫn và bình tĩnh. Làm thế nào để có thể đưa ra một giải pháp cấp bách với một vấn đề lớn như vậy đây?
 
Messi cung DT Argentina
Messi cùng ĐT Argentina
Trước thềm cuộc đối đầu với Nigeria, Argentina đã gần như mất kiểm soát, những tin đồn về mâu thuẫn nội bộ lan rộng và chẳng ai biết điều gì đã diễn ra trong đầu Messi – một trong những người nổi tiếng nhất thế giới nhưng sự im lặng của cậu ấy thì không ai có thể giải thích nổi. Nếu đội tuyển Argentina nghĩ rằng việc kêu gọi lòng can đảm và tinh thần chiến đấu sẽ giải quyết được vấn đề thì sự sụp đổ về chuyên môn và cảm xúc sẽ kéo theo sau những án phạt dành cho họ. Biết đâu được chúng tôi sẽ khép lại trận đấu thứ ba với một ai đó bị đuổi khỏi sân? Một tấm thẻ đỏ khiến thảm họa càng trở nên kinh khủng.
 
Sự sa sút bắt nguồn từ văn hóa và chúng tôi phải thừa nhận rằng các cầu thủ đã làm tất cả để cầm bóng như yêu cầu của người hâm mộ. Nhưng có bóng thôi là không đủ. Để khiến một đội như Iceland mất tinh thần, để vượt qua một đội tuyển xuất sắc như Croatia và sánh được với một Nigeria đầy phiêu lưu và phóng khoáng, chúng tôi cần tất cả những giá trị mà bóng đá Argentina đã đánh mất. Kỹ năng, chất lượng, mưu mẹo, sự chính xác; chúng tôi cần gộp tất cả những thứ đó lại và tạo ra một niềm tin chung, một bản sắc, khả năng biến những cá nhân khác biệt thành một tập thể. Ngay cả một thiên tài cũng khó có thể bù đắp nổi nhiều thất bại huống chi là một thiên tài đang cảm thấy chán nản?
 
Lược dịch từ bài viết “What’s wrong with Argentina? We now value ‘balls’ more than talent” trên The Guardian.

CG (TTVN)
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Lịch thi đấu căng như dây đàn, liệu Real có thể tiếp tục nói hai từ "hài lòng"?

Trong những mùa giải gần đây, chúng ta luôn thấy một khả năng xoay sở rất tốt của HLV Carlo Ancelotti với những gì Real Madrid có trong tay. Nhưng ở mùa này, khi cơn bão chấn thương lũ lượt kéo tới, liệu chiến lược gia người Italia có thể tiếp tục nói "chúng tôi hài lòng với đội hình hiện tại"?

Đội tuyển Brazil: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Sau khi chỉ giành được 1 điểm trước những người chủ nhà Venezuela cách đây 4 ngày, đội tuyển quốc gia Brazil lại vừa có thêm một kết quả đáng thất vọng nữa trước Uruguay ngay trên thánh địa Fonte Nova. Một điểm trước Uruguay khiến cho đoàn quân của HLV Dorival Junior chôn chân ở vị trí thứ 5 vòng loại World Cup 2026 sau 12 lượt đấu, một vị trí khó tin đối với đội tuyển từng được coi là hùng mạnh bậc nhất thế giới.

Không có tính tổ chức, lãnh đạo và định hướng: Ghana đang lãng phí một thế hệ tài năng

Điều khiến cho nỗi đau thêm chua xót là có thời điểm, Ghana tưởng chừng như đã vượt qua khó khăn, nhưng không phải vậy. Ghana đã không có được chiến thắng cần thiết ở Angola hôm thứ Sáu, đồng nghĩa với việc Mohammed Kudus, Thomas Partey và Antoine Semenyo sẽ không thể góp mặt tại Cúp các quốc gia châu Phi (AFCON) sắp tới, diễn ra ở Morocco vào tháng 12/2025.

X
top-arrow